"Địa ngục sống" trên Trái Đất: Nơi 4000 con rắn độc xâm chiếm đảo hoang

Trang Ly |

Bị cô lập vì chứa lời nguyền mất tích, bị xa lánh vì có 4000 con rắn độc sinh sống... là những bí mật của những hòn đảo kỳ lạ nhất hành tinh này.

Hòn đảo "cô độc" nhất hành tinh

Nằm ở điểm cực nam của Đại Tây Dương, hòn đảo Bouvet được xem là hòn đảo xa xôi nhất trên Trái Đất. Chính vì thế, Bouvet gần như bị cô lập hoàn toàn với phần còn lại của thế giới.

Địa ngục sống trên Trái Đất: Nơi 4000 con rắn độc xâm chiếm đảo hoang - Ảnh 1.

Hòn đảo Bouvet ở cực nam của Đại Tây Dương.

Người có công đầu tiên phát hiện ra hòn đảo Bouvet năm 1739 là nhà thám hiểm, thủy thủ người Pháp Jean-Baptiste Charles Bouvet de Lozier (1705 – 1786).

Tuy nhiên, vì những mô tả về hải trình đến hòn đảo của ông không rõ ràng nên mãi đến năm 1808 khi thợ săn cá voi người Anh James Lindsay mới tìm thấy hòn đảo và lấy tên mình đặt cho hòn đảo - Đảo Lindsay.

17 năm sau, một thợ săn cá voi khác tìm thấy nó, cũng tự mặc định mình là người tìm ra hòn đảo xa xôi này và đặt tên là Liverpool Island.

Sau vài lần đổi tên, năm 1971, giới hàng hải chính thức công nhận hòn đảo với cái tên ban đầu là đảo Bouvet, dựa trên sự phát hiện đầu tiên của nhà thám hiểm, thủy thủ người Pháp Jean-Baptiste Charles Bouvet de Lozier.

Hòn đảo chứa lời nguyền khiến tàu thuyền mất tích bí ẩn Palmyra

Là một trong những hòn đảo bị cô lập trên thế giới, đảo san hô Palmyra ở phía bắc Thái Bình Dương vì thế sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ bậc nhất hành tinh.

Sở dĩ nó bị cô lập là vì người ta truyền tai nhau về các chuyện tàu thuyền đến đây đều bị mất tích bí ẩn - một đi không trở về.

Địa ngục sống trên Trái Đất: Nơi 4000 con rắn độc xâm chiếm đảo hoang - Ảnh 2.

Palmyra là hòn đảo được đồn thổi xuất hiện những vụ mất tích tàu thuyền bí ẩn.

Chính vì thế, khách du lịch rất hiếm khi đến đây. Nếu đủ can đảm để đi, họ phải điền vào bản cam kết với chính quyền trước khi lên đảo.

"Vườn Địa Đàng" của Trái Đất

Địa ngục sống trên Trái Đất: Nơi 4000 con rắn độc xâm chiếm đảo hoang - Ảnh 3.

Hòn đảo Socotra.

Được ví như khu vực ngoài hành tinh trên Trái Đất, hòn đảo Socotra ở phía tây bắc Ấn Độ Dương là nơi sinh sống của những loài thực vật không tìm thấy ở đâu trên thế giới sau một thời gian dài bị cô lập.

Với diện tích 3.607 km2, hòn đảo Socotra có tầm quan trọng vì tính đa dạng sinh học của nó, với hệ động thực vật phong phú và khác biệt nhất trên thế giới. Chính vì cậy, nó được mệnh danh là "Galapagos của Ấn Độ Dương". (Galapagos của Ecuador được xem là hòn đảo đẹp nhất hành tinh, nơi có hệ động-thực vật vô cùng phong phú).

Địa ngục sống trên Trái Đất: Nơi 4000 con rắn độc xâm chiếm đảo hoang - Ảnh 4.

Cây Máu Rồng đặc hữu ở hòn đảo Socotra.

Một trong những loài cây đặc hữu trên đảo đó là cây Máu Rồng. Không chỉ có hình dáng như cái ô, nhựa của loài cây đặc biệt này còn có màu đỏ tươi như màu máu.

Ảo giác thác nước ngầm trên hòn đảo Maurice

Không chỉ là nơi duy nhất trên thế giới có loài chim không biết bay Dodo sinh sống, hòn đảo Maurice phía tây nam Ấn Độ Dương còn là một thiên đường nhiệt đới tuyệt đẹp.

Địa ngục sống trên Trái Đất: Nơi 4000 con rắn độc xâm chiếm đảo hoang - Ảnh 5.

Thác nước ngầm trên hòn đảo Maurice.

"Đặc sản" nổi tiếng nhất đảo quốc Maurice là ảo giác về thác nước ngầm dưới đại dương khi du khách ngắm nhìn nó từ trên cao, các dòng chảy của cát lắng sẽ tạo nên hình ảnh của một thác nước ngầm.

"Địa ngục sống" - Hòn đảo bị 4000 con rắn độc xâm chiếm

Đó chính là Đảo Rắn (tên thật là Ilha de Queimada Grande) ở ngoài khơi bờ biển của Sao Paulo, đông nam Brazil, nơi được xem là hòn đảo nguy hiểm bậc nhất hành tinh.

Địa ngục sống trên Trái Đất: Nơi 4000 con rắn độc xâm chiếm đảo hoang - Ảnh 6.

Rắn hổ lục đầu vàng trên đảo Ilha de Queimada Grande.

Rộng 430.000 m2, hòn đảo là nơi một trong những loài rắn độc nhất thế giới - Rắn hổ lục đầu vàng (Golden Lancehead) độc chiếm sinh sống.

Theo phân tích, trong nọc độc của loài rắn hổ lục đầu vàng có chất độc Hemotoxin, làm ăn mòn thịt và mô của con mồi.

Vì sự nguy hiểm của loài rắn độc này nên chính phủ Brazil cấm mọi hoạt động du lịch tại đây, chỉ cho phép các nhà khoa học được bảo hộ an toàn đến nghiên cứu.

Bài viết sử dụng nguồn: Brightside

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại