Đi làm mà thấy 4 dấu hiệu này, cẩn thận sức khỏe đang kêu cứu, điều chỉnh ngay còn kịp

Trà My |

Tất cả chúng ta đều có những ngày công việc hơi quá tải. Thế nhưng, nếu bạn có 1 trong 4 dấu hiệu dưới đây, điều đó có thể cho thấy bạn đang kiệt sức.

Nghiên cứu được công bố năm ngoái cho thấy tình trạng kiệt sức (burnout) tại nơi làm việc đã ảnh hưởng đến 88% nhân viên ở Vương quốc Anh ở một mức độ nào đó trong hai năm trước khi tham gia khảo sát.

Tiến sĩ Joanna Burrell, nhà tâm lý học lâm sàng tại Anh, cho biết một phần ba người tham gia cho biết thường xuyên bị kiệt sức về thể chất và tinh thần do áp lực tại nơi làm việc.

Những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng kiệt sức bao gồm làm việc quá nhiều, thiếu nhân viên, quản lý kém, văn hóa làm việc độc hại và trên hết là thiếu sự hỗ trợ nhân viên.

Đi làm mà thấy 4 dấu hiệu này, cẩn thận sức khỏe đang kêu cứu, điều chỉnh ngay còn kịp - Ảnh 1.

Nghiên cứu được công bố năm ngoái cho thấy tình trạng kiệt sức (burnout) tại nơi làm việc đã ảnh hưởng đến 88% nhân viên ở Vương quốc Anh ở một mức độ nào đó trong hai năm trước khi tham gia khảo sát. (Ảnh minh họa)

Đối với một số người, điều đó càng trở nên trầm trọng hơn khi công việc kéo dài ngoài giờ. Họ thường xuyên phải kiểm tra email trên điện thoại di động và làm việc tại nhà, điều này đã làm mờ ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Dấu hiệu của kiệt sức do công việc

Tình trạng kiệt sức do công việc thường kéo dài dai dẳng thay vì chỉ là một ngày tồi tệ ở nơi làm việc.

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa burnout là "do căng thẳng mãn tính tại nơi làm việc chưa được quản lý thành công".

Tiến sĩ Jo Perkins, nhà tâm lý học tại Anh, giải thích: "Dấu hiệu của kiệt sức có thể biểu hiện ở việc động lực giảm thấp, không tham gia vào giao tiếp, hành vi không lành mạnh tại nơi làm việc và nhận thấy nhiệm vụ công việc khó khăn hơn thực tế".

"Sự kiệt sức có tính tích lũy và các dấu hiệu cũng như triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện, đó là lý do tại sao chúng ta thường cho rằng điều này là do nhân viên không tổ chức tốt, không đối phó đủ tốt hoặc cần phải làm việc chăm chỉ hơn, tất cả có xu hướng làm trầm trọng thêm vấn đề."

Các chuyên gia cảnh báo rằng bỏ qua tình trạng kiệt sức có thể gây tổn hại lâu dài cho sức khỏe.

"Nó có thể khiến mọi người trở nên kiệt quệ về cả tinh thần, thể chất và cảm xúc đến mức họ không thể thực hiện các chức năng cơ bản hằng ngày".

Tiến sĩ Perkins nói. "Nó cũng có thể dẫn đến hoặc là kết quả của các tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng".

Đi làm mà thấy 4 dấu hiệu này, cẩn thận sức khỏe đang kêu cứu, điều chỉnh ngay còn kịp - Ảnh 2.

Dấu hiệu của kiệt sức có thể biểu hiện ở việc động lực giảm thấp, không tham gia vào giao tiếp, hành vi không lành mạnh tại nơi làm việc và nhận thấy nhiệm vụ công việc khó khăn hơn thực tế. (Ảnh minh họa)

Làm gì để quản lý căng thẳng nơi làm việc?

Thijs Launspach, nhà tâm lý học người Hà Lan, tác giả cuốn sách Crazy Busy: Keep Sane In A Stressful World, cho biết: "Kiệt sức thường là cách cơ thể buộc bạn phải dừng lại và nghỉ ngơi".

"Có thể bạn cảm thấy không có thời gian để dừng lại và tập trung vào bản thân, nhưng nếu không làm như vậy, tình trạng kiệt sức sẽ tiếp diễn".

Tiến sĩ Lynda Folan, nhà tâm lý học và giám đốc điều hành của Inspired Development tại Úc, cho biết: "Hãy xác định những điều quan trọng trong cuộc sống về mặt cá nhân và nghề nghiệp đối với bạn. Hãy dành thời gian cho việc này và đừng chỉ lao đầu vào công việc mà không có định hướng".

Ví dụ: một trong những cách đơn giản nhất để bám sát các mục tiêu cá nhân là đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt về việc sử dụng các thiết bị điện tử. Hãy biến phòng khách của gia đình thành khu vực không có điện thoại.

Ngoài ra, bắt đầu thói quen lành mạnh cũng có thể giúp giảm căng thẳng. Hãy tự hỏi thói quen chăm sóc bản thân của bạn có cần cải thiện không.

"Điều này bao gồm giấc ngủ, chế độ ăn uống, tập thể dục, thư giãn, phục hồi và không gian để vui chơi", chuyên gia Thijs nói.

Đi làm mà thấy 4 dấu hiệu này, cẩn thận sức khỏe đang kêu cứu, điều chỉnh ngay còn kịp - Ảnh 3.

Bắt đầu xây dựng các thói quen lành mạnh có thể giúp giảm căng thẳng.

Một trong những điều dễ nhất bạn có thể làm là đảm bảo bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

Melissa Day, nhà trị liệu và bác sĩ y học toàn diện tại Úc, cho biết: "Vitamin D là chất ổn định tâm trạng và được cho là chất dinh dưỡng cần thiết nhất để sản xuất hormone hiệu quả".

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử ưu tiên đơn nhiệm.

Đa nhiệm đã được tôn vinh trong quá khứ, nhưng bây giờ là "thời của đơn nhiệm".

Adam Butler, Giám đốc điều hành của công ty Officeology ở Anh, cho biết: "Bạn không thể tập trung 100% vào một nhiệm vụ nếu bạn làm quá nhiều việc cùng lúc".

Adam nói: "Lập danh sách các nhiệm vụ chính quan trọng nhất và đánh số chúng theo thứ tự cấp bách có thể giúp tạo ra một lộ trình rõ ràng về khối lượng công việc hằng ngày của bạn".

"Nếu bạn biết một nhiệm vụ sẽ mất một giờ để hoàn thành, hãy đặt hẹn giờ và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo sau khi hết giờ."

Điều này có thể cải thiện sự tập trung và do đó giúp quản lý khối lượng công việc tốt hơn.

Bên cạnh đó, đừng ngại nói với người quản lý trực tiếp của mình về cảm giác của bạn, bao gồm mọi vấn đề cá nhân hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần.

Hãy nói rõ những gì khiến bạn kiệt sức và đưa ra đề xuất về cách khắc phục.

Tiến sĩ Perkins nói thêm: "Nếu người quản lý trực tiếp của bạn không coi trọng bạn, hãy tâm sự với ai đó ở bộ phận nhân sự. Nhưng nếu bạn không cho rằng điều kiện ở nơi làm việc sẽ thay đổi thì tốt nhất bạn nên tìm một công việc khác".

(Theo The Sun)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại