Đây sẽ là "tử thần" gieo rắc cái chết cho 6,5 triệu người trên thế giới mỗi năm

Trang Ly |

Theo báo cáo mới nhất của một viện khoa học Mỹ, mỗi năm có khoảng 6,5 triệu người có nguy cơ chết sớm vì ô nhiễm không khí.

Sau 5 năm (2008 - 2013) tổng hợp dữ liệu từ 3.000 thành phố của 103 quốc gia trên toàn thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra một thực tế đáng buồn: Mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu tăng 8% so với những năm trước đó.

Công nghiệp hóa ồ ạt, giao thông đông đúc cùng với việc dân số tăng lên không ngừng đã khiến bầu khí quyển của Trái Đất ngày càng bị ô nhiễm, chứa nhiều các chất thải độc hại như CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4...

Đây sẽ là tử thần gieo rắc cái chết cho 6,5 triệu người trên thế giới mỗi năm - Ảnh 1.

Ô nhiễm không khí khiến 6,5 triệu người chết sớm mỗi năm, theo báo cáo của Viện HEI Mỹ. Ảnh: USToday.

Việc khí thải độc hại không ngừng "tuôn" ra không khí khiến cho người dân trên toàn cầu đang phải hứng chịu các nguy cơ chết sớm vì các bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2016 cho hay, thành phố Zabol (ở Iran) chính là nơi ô nhiễm không khí nặng nhất trên thế giới.

Đây sẽ là tử thần gieo rắc cái chết cho 6,5 triệu người trên thế giới mỗi năm - Ảnh 2.

Bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, không phải Bắc Kinh hay Delhi, thành phố Zabol (ở Iran) chính là nơi ô nhiễm không khí nặng nhất trên thế giới. Nguồn: WB.

Theo số liệu từ bản báo cáo "Tình trạng không khí toàn cầu năm 2017" (The State of Global Air 2017), do các chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Health Effects Institute của Mỹ thực hiện, thì trong các năm tiếp theo, có khoảng 6,5 triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ chết sớm vì ô nhiễm không khí.

Dan Greenbaum, chủ tịch Viện Health Effects Institute, cho biết: "Chúng ta đang phải chứng kiến "tử thần" mang tên ô nhiễm không khí hoành hành trên toàn cầu. Bản báo cáo cho thấy, chính những nước có nền công nghiệp phát triển phát thải nhiều khí độc ra không khí nhiều nhất, trong khi đó, các nước nghèo lại phải hứng chịu hệ quả khủng khiếp đó".

Cũng theo bản báo cáo, có đến 92% dân số thế giới đang sống tại các vùng không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng không khí của tổ chức WHO. Trong đó, chỉ riêng trong năm 2015, 1,1 triệu người tại Trung Quốc và Ấn Độ đã chết vì ô nhiễm không khí.

Đây sẽ là tử thần gieo rắc cái chết cho 6,5 triệu người trên thế giới mỗi năm - Ảnh 3.

Ô nhiễm không khí có thể khiến 40.000 người dân Anh phải chết sớm mỗi năm. Ảnh: Times of India.

Năm 2016, bản báo cáo của trường Royal College of Paediatrics and Child Health (Anh) đưa ra một con số đáng báo động: Ô nhiễm không khí có thể khiến 40.000 người dân Anh phải chết sớm mỗi năm.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ô nhiễm không khí đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng những mối hiểm họa đe dọa sức khỏe con người lớn nhất, sau huyết áp cao, béo phì và hút thuốc lá.

IEA cũng cho hay, hoạt động công nghiệp của con người là tác nhân nhân tạo lớn nhân gây nên ô nhiễm không khí. Cụ thể, việc con người hàng ngày đốt cháy lượng lớn năng lượng hóa thạch đã phát thải lượng khí độc như CO2, CO, SO2, NOx ra ngoài không khí.

Đây sẽ là tử thần gieo rắc cái chết cho 6,5 triệu người trên thế giới mỗi năm - Ảnh 4.

Hoạt động giao thông của con người là tác nhân lớn thứ 2 gây ô nhiễm không khí. Ảnh: British Lung Foundation.

Tác nhân lớn thứ hai gây ra ô nhiễm không khí chính là hoạt động giao thông ồ ạt của con người, đặc biệt là tại các thành phố, khu đông dân cư. Quá trình đốt cháy động cơ cũng tạo thành những chất thải độc hại như CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4, bụi đất đá ra ngoài không khí.

Tiếp theo đó là những chất thải gia đình thoát nhà từ các sinh hoạt của người dân như đun nấu...

Ngoài ra, tác nhân tự nhiên như núi lửa hoạt động, phân hủy sinh học, cháy rừng cũng khiến cho không khí trên Trái Đất ô nhiễm.

Bài viết sử dụng các nguồn: CNBC, Inhabitat, Expandedconsciousness

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại