Khẳng định rượu là nguyên nhân gây ra 7 loại ung thư nguy hiểm nhất
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ vừa đưa ra cảnh báo mới nhất rằng, kể cả uống ít hoặc với mức độ vừa phải, rượu vẫn có thể gây ra 7 loại ung thư nguy hiểm nhất bao gồm ung thư miệng, cổ họng, ung thư vú và đại trực tràng.
Điều đó đồng nghĩa với việc, bạn càng uống nhiều rượu bia, nguy cơ mắc ung thư càng cao, các chuyên gia ung thư cảnh báo trong một tuyên bố mới đây.
Theo đó, uống rượu, thậm chí chỉ với một lượng nhỏ hoặc vừa có liên quan mật thiết đến nguy cơ ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư gan, ung thư vú. Uống rượu cũng là nguyên nhân gây ra 5% trường hợp ung thư và tử vong do ung thư trên thế giới.
Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát lượng rượu tiêu thụ để giảm nguy cơ ung thư.
ASCO đã trích dẫn một bài đánh giá và tìm ra "bằng chứng thuyết phục" rằng, việc tiêu thụ rượu không chỉ liên quan mà còn là nguyên nhân gây ra ung thư miệng, cổ họng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan và ung thư vú.
Trong khi đó, một số báo cáo khác cũng đưa ra bằng chứng chứng minh cồn là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày và nhiều bệnh ung thư khác. Cụ thể:
Loại ung thư | Người uống ít | Người uống trung bình | Người nghiện rượu nặng |
Miệng | 1.13% | 1.83% | 5.13% |
Thực quản | 1.26% | 2.23% | 4.94% |
Thanh quản
| 0.87% | 2.44% | 2.65% |
Gan | 1.00% | 1.08% | 2.07% |
Vú | 1.04% | 1.23% | 1.61% |
Đại trực tràng | 0.99% | 1.17% | 1.44% |
ASCO cũng đưa ra khuyến cáo mọi người nên giảm bớt lượng tiêu thụ rượu, dùng các loại rượu ôn đới trước khi hướng tới mục tiêu bỏ rượu hoàn toàn.
Tính đến năm 2013, khoảng 73% người Mỹ tiết lộ có uống rượu, trong đó gần 13% cho hay uống rượu say là thói quen thường xuyên, theo khảo sát được công bố trên Tạp chí JAMA.
Các cuộc khảo sát cũng cho thấy, lượng tiêu thụ rượu đã tăng mạnh từ năm 2001 – 2002. Trong khi đó, Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo, phụ nữ không nên uống nhiều hơn 8 ly/tuần, nam giới không nên uống nhiều hơn 2 ly/ngày hoặc 14 ly/tuần.
Đâu là cơ chế rượu gây ung thư cho từng bộ phận cơ thể?
Kết luận mới này cũng dấy lên một cuộc tranh luận về việc chính bản thân rượu hay các yếu tố khác trong thành phần của các loại đồ uống có cồn là nguyên nhân gây ung thư?
Theo báo cáo của ASCO đã làm rõ vấn đề này, cụ thể mối liên hệ giữa uống rượu và nguy cơ ung thư đã được khảo sát và quan sát một cách nhất quán bất kể là loại đồ uống có cồn nào.
Giáo sư Noelle LoConte, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, rượu không tác động và gây ung thư đến từng bộ phận trong cơ thể theo nhiều cơ chế khác nhau.
Khi uống rượu, cơ thể sản sinh ra một chất độc hại được gọi là acetaldehyde. Chất này có thể gây ra ung thư bằng cách gây tổn hại ADN và ngăn không cho chúng sửa chữa các tổn hại. "Đối với ung thư thực quản và đầu, cổ tử cung, chất acetaldehyde sẽ tác động vào mô khi nuốt rượu trực tiếp và gây ung thư", bà Noelle nói.
Ung thư gan có thể tiến triển từ xơ gan do uống rượu. Khi xơ gan phát triển, tế bào gan khỏe mạnh sẽ biến thành các tế bào sẹo bị tổn thương có thể trở thành tế bào ung thư.
Rượu cũng can thiệp vào quá trình hấp thu folate, yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra ung thư ruột.
Khi mức độ estrogen của phụ nữ tăng bất thường kéo theo nguy cơ ung thư vú tăng cao. Rượu đã được chứng minh là làm tăng mức estrogen. Điều này giải thích lý do rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Trên thực tế, theo báo cáo của ASCO, phụ nữ uống 1 ly bia hoặc rượu trước độ tuổi mãn kinh tăng 9% bị ung thư sau mãn kinh.
Cơ thể tổn hại như thế nào vì uống rượu nhiều?
*Theo Indepentdent/Dailymail