Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

BS. Lê Anh |

Con trai tôi 13 tuổi, sang hàng xóm chơi với bạn, sau đó 3 ngày thì cậu bé đó bị thủy đậu nên tôi rất lo cháu cũng mắc.

Con trai tôi 13 tuổi, sang hàng xóm chơi với bạn, sau đó 3 ngày thì cậu bé đó bị thủy đậu nên tôi rất lo cháu cũng mắc. Mong bác sĩ tư vấn cách nhận biết bệnh thủy đậu để tôi lưu ý.

Ngô Thanh Hiền (Hà Nam)

Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bị bệnh thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các virus theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh, vì vậy bệnh dễ bùng phát thành dịch.

Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi virus xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm virus (mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và ngứa, chán ăn...).

Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những nốt ban đỏ có đường kính vài milimet, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Sau đó, các nốt ban phát triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong rồi đục dần, có mủ và sau 8-10 tiếng thì vỡ ra và đóng vảy. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.

Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Nếu không có biến chứng, các nốt đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Chị theo dõi cháu, nếu thấy có dấu hiệu bệnh thì nên đi khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, bệnh sẽ nhanh khỏi và không có biến chứng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại