Cùng bị trúng tên lửa nhưng vì sao F-15 của Saudi Arabia không rơi tại chỗ như Su-24?

Hải Dương |

Hôm qua nhóm vũ trang Houthi vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh hệ thống tên lửa đất đối không sử dụng đạn R-27T hoán cải đã bắn trúng một chiếc F-15 của Không quân Saudi Arabia.

Trong đoạn video này, có vẻ như chiếc F-15 đã bị trúng tên lửa khi phía sau đuôi nó xuất hiện một đám cháy lớn, không giống như vệt lửa của thao tác bật tăng lực nhằm đẩy tốc độ vượt qua bức tường âm thanh.

Tên lửa R-27T của phiến quân Houthi nhắm bắn vào chiếc F-15 của Saudi Arabia

Mặc dù phía Houthi tuyên bố máy bay F-15 bị bắn hạ trên bầu trời Yemen, tuy nhiên ngay sau đó trang Arab News dẫn nguồn từ liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu đã phủ nhận hoàn toàn thông tin trên.

Phát biểu từ phía Riyadh cho biết, ngay khi nhận thấy bị tấn công, phi công F-15 đã thực hiện những biện pháp phòng vệ cần thiết để máy bay tránh bị trúng tên lửa. Sau đó chiếc phi cơ này đã quay về căn cứ an toàn.

Thực tế sau cuộc tấn công thì phía Houthi cũng không tìm được xác chiếc F-15 trên mà chỉ thu được từ hiện trường 2 bình dầu phụ bị cắt bỏ, vậy kết quả của vụ phục kích này ra sao?

Bình dầu phụ của chiếc F-15 thu được tại hiện trường vụ tấn công

Ý kiến đầu tiên cho rằng đám cháy phía sau chiếc F-15 thực chất là mồi bẫy nhiệt được thả ra nhằm đánh lừa đầu dò hồng ngoại của tên lửa R-27T, quả đạn đã nổ khi vướng phải biện pháp gây nhiễu chủ động, tuy nhiên nhận định này chẳng mấy thuyết phục.

Cùng bị trúng tên lửa nhưng vì sao F-15 của Saudi Arabia không rơi tại chỗ như Su-24? - Ảnh 3.

Vệt lửa mà chiếc F-15 kéo sau đuôi không thể là kết quả của mồi bẫy nhiệt

Ý kiến thứ hai và cũng có vẻ như hợp lý hơn cả chính là chiếc F-15 đã bị trúng đạn phòng không từ mặt đất, nhưng vì đầu đạn của tên lửa R-27T chứa phần lớn là mảnh văng còn lượng thuốc nổ không quá lớn nên chưa thể đánh gục chiếc F-15 tại chỗ.

Ngoài ra không thể bỏ qua kết cấu khung thân đặc biệt của F-15, nó có bề mặt cánh và cửa hút gió rất lớn, tạo ra lực nâng rất cao, giúp cho máy bay duy trì độ ổn định mà không bị mất kiểm soát kể cả khi rơi vào trường hợp gặp bất lợi.

Trong quá khứ, một chiếc F-15D của Không quân Israel do phi công Zivi Nedivi điều khiển đã trở về căn cứ thành công sau khi bị mất hoàn toàn một bên cánh, còn vết thương mà tên lửa R-27T vừa gây ra chắc chắn nhẹ hơn nhiều.

Cùng bị trúng tên lửa nhưng vì sao F-15 của Saudi Arabia không rơi tại chỗ như Su-24? - Ảnh 5.

Tiêm kích F-15D lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu khi bay được về căn cứ chỉ với một bên cánh

Cuối cùng, độ tin cậy của động cơ Pratt & Whitney F100-229 F135 lắp cho F-15 rõ ràng là rất tốt, nó không bị cháy lan và vẫn hoạt động được kể cả khi đã dính đạn. May mắn là điều cũng nên nhắc tới, nhưng như những bình luận viên thể thao đã đúc rút thì "may mắn thường chỉ đến với bên có thực lực".

Tổng hợp những nhận định trên có thể tạm giải thích được vì sao cùng bị trúng tên lửa không đối không nhưng chiếc F-15 của Không quân Saudi Arabia vẫn thoát cảnh rơi tại chỗ như chiếc Su-24 của Không quân Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại