Cực Bắc xuất hiện khối khí lạnh cực mạnh ở mức kỷ lục: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Hoa Hướng Dương |

Đây là khối khí lạnh có khí áp tại tâm có thể lên tới gần 1070 mbar trong ngày chủ nhật tới và có phạm vi tác động rất rộng.

Theo mô hình dự báo thời tiết trên trang Windy.com, một trang web cho phép người dùng có thể theo dõi trực quan tình hình mưa bão, thời tiết thì hiện tại trên khu vực phía Bắc nước Nga (thuộc bán cầu bắc), đang xuất hiện một khối khí lạnh có cường độ rất mạnh.

Cực Bắc xuất hiện khối khí lạnh cực mạnh ở mức kỷ lục: Việt Nam có bị ảnh hưởng? - Ảnh 1.

Khối không khí lạnh có áp suất cao kỷ lục tại tâm là 1069 mbar. Ảnh chụp màn hình

Tại thời điểm ghi nhận sáng nay (9 giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 21/01) khí áp ghi nhận đang dao động trong khoảng 1058 mbar. Còn mức nhiệt độ ghi nhận các khu vực xung quanh vùng lõi đạt mức (-50) đến (-40) oC.

Cực Bắc xuất hiện khối khí lạnh cực mạnh ở mức kỷ lục: Việt Nam có bị ảnh hưởng? - Ảnh 2.

Mức khí áp lúc 9 giờ sáng nay, ngày 20/01 ghi nhận dao động ở mức 1058 mbar. Ảnh chụp màn hình.

Cực Bắc xuất hiện khối khí lạnh cực mạnh ở mức kỷ lục: Việt Nam có bị ảnh hưởng? - Ảnh 3.

Mức khí áp cao nhất sẽ chạm mốc 1070 mbar. Ảnh chụp màn hình

Trong ngày 20 đến 22/01 sắp tới, vùng lõi khối khí lạnh tiếp tục phát triển thêm và luôn dao động trên mức 1060 mbar khi di chuyển xuống thảo nguyên Sibia (Nga).

Đặc biệt, có thời điểm tâm khối khí lạnh sẽ đạt mức kỷ lục là 1069 mbar (vào ngày 21/01), mức khí áp được xem là cực cao ghi nhận được đối với một khối khí lạnh.

Phạm vi tác động của khối khí lạnh có phạm vi tác động rất rộng. Mức nhiệt độ từ (-40) đến (-20) độ C sẽ bao phủ trên một diện tích hàng ngàn km2 bao gồm:

Diện tích 3/4 nước Nga, Mông Cổ, Đông Bắc Trung Quốc, phía Bắc Kazakhstan, có một số nơi nhiệt độ thấp nhất có thể giảm xuống dưới mức nhiệt độ (-50) độ C.

Tuy nhiên, nó sẽ càng suy yếu khi di chuyển xuống phía Nam lục địa Trung Quốc và có xu hướng lệch nhiều ra phía đông, do tác động của vùng áp thấp phía Tây (hoạt động tại khu vực Tây Tạng).

Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi khối khí lạnh này?

Theo mô hình dự báo của Windy thì các sóng lạnh sẽ tràn xuống nước ta trong khoảng ngày 26-27/1 nhưng đã suy yếu đi rất nhiều cũng như bị lệch về phía đông do tác động của áp suất phía Tây nên cường độ cũng không quá mạnh (Trung bình - Khá).

Tuy vậy, thời gian dự báo vẫn còn khá xa và mô hình luôn có sự thay đổi, cập nhật liên tục nên khả năng các sóng lạnh ảnh hưởng tới đất liền hay vùng biển Việt Nam vẫn có thể có sự thay đổi trong thời gian sắp tới.

Windy.com là một dịch vụ và ứng dụng dự báo thời tiết hàng đầu thế giới, vô cùng trực quan và rất hiệu quả, có độ chính xác rất cao do một nhóm nhà phát triển người Cộng hòa Séc, đứng đầu là Ivo Lukacovic thành lập hồi cuối năm 2014.

Đây cũng là ứng dụng có lượng đánh giá cao nhất trong số các ứng dụng dự báo thời tiết trên các kho ứng dụng Google Play Store và App Store với việc hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ khác nhau (trong đó có Tiếng Việt)

Các dữ liệu hiển thị trên Windy đều được thu thập từ radar và các mô hình thời tiết có uy tín trên thế giới nên đảm bảo độ chính xác cao.

Ví dụ: như NEMS (Châu Âu), Global (ECMWF) hay NAM Hawaii...

Nguồn: Windy.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại