Như tin NHK đã đưa, đêm ngày 11/1, một trận bão tuyết hiếm hoi đã xảy ra ở hai hòn đảo lớn vùng Tây Nam Nhật Bản là Shikoku và Kyushu gây ảnh hưởng nghiệm trong đến giao thông khu vực nước này.
Báo cáo ban đầu cho hay, một đoàn tàu lửa tại thành phố Ozu (thuộc Shikoku) buộc phải dừng lại trong vài giờ do va chạm với thân cây đổ nghiêng dưới sức nặng của tuyết tích tụ. Tổng các vụ tai nạn giao thông liên quan đến tuyết tại hai hòn đảo này khiến ít nhất 9 người bị thương. (đọc bài chi tiết, tại đây).
Điều kỳ lạ như NHK nhận định là, bão tuyết xảy ra tại khu vực Tây Nam Nhật Bản là rất hiếm.
Vì sao bão tuyết lại hiếm ở vùng Tây Nam Nhật Bản?
Theo lý giải của các chuyên gia khí tượng, Tây Nam Nhật Bản nằm trong khu vực cận nhiệt đới.
Các khu vực cận nhiệt đới trên trên thế giới (màu vàng), trong đó có khu vực Tây Nam Nhật Bản. Nguồn: Wikipedia.
Thông thường, vào mùa Đông ở Nhật Bản, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến cho nhiệt độ không khí xuống thấp, khiến cho khu vực miền Bắc Nhật Bản thường xuyên có tuyết.
Riêng khu vực phía Nam Nhật Bản, do nằm trong vùng cận nhiệt đới (hay bán nhiệt đới) với tính chất là: Từ rất ấm tới nóng trong mùa Hè; và lạnh, thỉnh thoảng xuất hiện sương mù vào mùa Đông.
Do đó, mặc dù vào mùa Đông ở Nhật Bản (cao điểm bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 2 của năm sau), phần lớn những khu vực khác đều có tuyết rơi (tùy mật độ dày mỏng khác nhau), thì riêng tại khu vực Nam Nhật Bản, đặc biệt là cực Nam của nước này hầu như không có tuyết rơi, bão tuyết lại càng hiếm hơn.
Nguồn: Đời sống & Pháp lý
Do đó, đài NHK của Nhật Bản mới nhận định, bão tuyết xảy ra đêm ngày 11/1 tại hai hòn đảo Shikoku và Kyushu (vùng Tây Nam) thuộc dạng hiếm.
Việc, mùa Đông năm nay tại khu vực hiếm xảy ra tuyết lại có bão tuyết có thể lý giải do năm nay xuất hiện hiện tượng La Nina khiến cho cực Bắc lạnh hơn so với mọi năm.
Ngày 11/12/2017, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho hay La Nina đã xuất hiện và theo dự báo sẽ kéo dài đến tháng 5/2018 với 60% khả năng.
Cơ quan này cũng dự báo, bão tuyết sẽ còn tiếp tục trong 2 ngày tới, chủ yếu xảy ra tại khu vực dọc bờ biển Nhật Bản.