Giải mã hiện tượng mây kỳ dị, hiếm có xuất hiện trên bầu trời nước Úc

Hoa Hướng Dương |

Nếu như hiện tượng mây cầu vồng đã rất hiếm để có thể quan sát thì những đám mây giống với hiện tượng dầu tràn lại càng hiếm có hơn.

Một hiện tượng mây tuyệt đẹp với ánh sáng cầu vồng đã xuất hiện trên bầu trời thành phố Darwin phía bắc nước Úc.

Mây ngũ sắc trông giống hiện tượng khúc xạ do dầu tràn

Đây là một hiện tượng hiếm gặp, nhất là khi đám mây có hình dạng giống như dầu tràn, thường xảy ra khi các tinh thể khúc xạ ánh sáng Mặt Trời.

Những người dân của thành phố đã đăng tải các bức ảnh họ chụp được trên phương tiện truyền thông xã hội và mô tả chúng như "ice prism" (lăng kính băng) hay "cloud bow" (mây hình cung) bởi vì màu sắc đa dạng nhìn như một cầu vồng.

Giải mã hiện tượng mây kỳ dị, hiếm có xuất hiện trên bầu trời nước Úc - Ảnh 1.

Một bức ảnh do người dân thành phố đăng tải trên Intagram cá nhân. Ảnh chụp màn hình

Nhà khí tượng học Peter Markworth của Cục Khí tượng Úc (Australia's Bureau of Meteorology) cho biết rất khó để có thể thấy hiện tượng tương tự như vậy vì để có thể xảy ra sự nhiễu xạ này cần sự kết hợp của rất nhiều điều kiện xảy ra..

Xem video:

Một đám mấy cầu vồng. Nguồn: Viralpress

"Hiện tượng hiếm này xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời bị nhiễu xạ qua một mật độ băng tinh thể dày đặc khiến ánh sáng bị bẻ cong, tán sắc tạo nên màu sắc đa sắc". Markworth nói.

Markworth còn so sánh hiện tượng tương tự với bong bóng xà phòng dưới ánh nắng Mặt Trời.

Giải mã hiện tượng mây kỳ dị, hiếm có xuất hiện trên bầu trời nước Úc - Ảnh 3.

Một bức ảnh được đăng tải trên Facebook cá nhân.

Ông cho biết, những đám mây dạng này được gọi tên là "pileus" (tạm dịch: Mũ nấm) và có hình dạng như vậy khi hơi nước bốc hơi với mật độ lớn rồi bị đóng băng thành các tinh thể nhỏ độc đáo do các cơn bão tạo thành:

"Những góc riêng biệt là điều cần thiết để có thể quan sát hiện tượng này, như vị trí cũng như độ cao của đám mây, góc chiếu của Mặt Trời, kích thước của các tinh thể băng đã cùng nhau tạo nên hiện tượng hiếm có ở Darwin, một góc hoàn hảo để thấy màu đa sắc".

Đó là lý do mà không địa điểm nào khác có thể quan sát được ngoại trừ thành phố Darwin.

Giải mã hiện tượng mây kỳ dị, hiếm có xuất hiện trên bầu trời nước Úc - Ảnh 4.

Một bức ảnh được người dân thành phố đăng tải trên Facebook cá nhân.

Giải mã hiện tượng mây kỳ dị, hiếm có xuất hiện trên bầu trời nước Úc - Ảnh 5.

Mây cầu vồng trông giống hiện tượng dầu tràn. Ảnh: Louise Bowden

Giải mã hiện tượng mây kỳ dị, hiếm có xuất hiện trên bầu trời nước Úc - Ảnh 6.

Những đám mây như vậy cần sự kết hợp của rất nhiều điều kiện xảy ra đồng thời. Ảnh: Louise Bowden

Đừng nhầm lẫn mây ngũ sắc và mây cầu vồng!

Rất nhiều người nhầm lẫn hiện tượng mây ngũ sắc và mây cầu vồng vì cả hai đều có màu sắc đa sắc rất rực rỡ. Tuy nhiên bản chất khoa học của chúng lại hoàn toàn khác nhau vì mây đa sắc là do sự nhiễu xạ do tinh thể băng thay vì khúc xạ ánh sáng Mặt Trời như mây cầu vồng.

Hiện tượng mây ngũ sắc thường được hình thành trên các đám mây vũ tích, đây là loại mây dày đặc phát triển theo phương thẳng đứng (do sự hình thành các cơn giông bão).

Nguồn: Dailymail, News, Earthsky

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại