Cột sống cổ tổn thương là nguyên nhân gây nhiều bệnh: Đừng chủ quan khi chỉ đau mỏi vai gáy

Trần Quỳnh |

Nguyên nhân của bách bệnh đều bắt nguồn từ cột sống cổ bị tổn thương.

Trong cuộc sống, không ít người thường xuyên có cảm giác đau mỏi ở phần cổ, vai gáy, nhưng vì những dấu hiệu này nhanh chóng thuyên giảm nên thường không mấy để ý.

Kỳ thực, các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng: "Nguyên nhân của bách bệnh đều bắt nguồn từ cột sống cổ".

Ba công năng không thể thay thế của cột sống cổ

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống từ C1 cho tới C7, liên kết với nhau nhờ đĩa đệm.

Đối với cơ thể, cột sống cổ có 3 vai trò chủ chốt không thể thay thế.

Thứ nhất, đây là bộ phận được ví như chiếc "giá đỡ" để chống đỡ cho đầu, nối liền đầu và lưng.

Thứ hai, cột sống cổ có công dụng bảo vệ tủy sống cùng hệ thống dây thần kinh và mạch máu.

Thứ ba, cột sống cổ là đòn bẩy vận động cho loạt các hoạt động như quay đầu, ngửa đầu, cúi đầu…

Từ quan điểm của Trung y, bộ phận này nằm ở vị trí của mạch Đốc, là một trong "kỳ kinh bát mạch".

Mạch Đốc nhận tất cả các kinh khí từ những đường kinh dường trong cơ thể, nên được ví như "dương mạch chi hải" (bể của các kinh dương). Vì vậy, mạch này có tác dụng điều chỉnh dương khí toàn thân và duy trì nguyên khí trong cơ thể.

Do đó, nếu cột sống cổ xảy ra vấn đề, hệ thống kinh mạch, huyệt vị và nguyên khí trong cơ thể đều sẽ bị tổn thương.

Cột sống cổ tổn thương là nguyên nhân gây nhiều bệnh: Đừng chủ quan khi chỉ đau mỏi vai gáy - Ảnh 1.

Cột sống cổ có vai trò không thể thay thế đối với sức khỏe cơ thể. (Ảnh minh họa).

Cột sống cổ bị thương tổn - nguyên nhân gây nhiều bệnh

Mặc dù đóng vai trò quan trọng, nhưng cột sống cổ là bộ phận thường xuyên gặp phải các vấn đề về bệnh lý. Trong đó, phổ biến nhất chính là tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ chia thành các dạng thường gặp, bao gồm gai cột sống, chèn ép rễ thần kinh, ép tủy, chèn ép động mạch đốt sống và bệnh lý về hạch giao cảm.

Trong số đó, dạng bệnh thường gặp và nghiêm trọng nhất là ép rễ thần kinh (chiếm 60-70% trường hợp thoái hóa đốt sống cổ) với các biểu hiện nghiêm trọng như tê dại hoặc đau đớn toàn bộ vùng cánh tay cho tới tay, tứ chi trở nên khó hoạt động, thiếu nhạy bén.

So với ép rễ thần kinh, gai cột sống có biểu hiện nhẹ hơn với các triệu chứng như gáy và vai cứng nhắc, khó hoạt động, vai lưng đau mỏi, cánh tay vô lực.

Những bệnh lý về hạch giao cảm thường khiến người bệnh đau đầu, nặng đầu (đặc biệt là nửa đầu sau và phần gáy), choáng váng, đau hốc mắt, nhìn mờ, khô mắt, tim đập nhanh…

Ép động mạch đốt sống có biểu hiện chủ yếu là chóng mặt, khi quay đầu, ngẩng đầu hoặc cúi đầu đột ngột thường xuyên có cảm giác xây xẩm, thậm chí bị ngã.

Tủy bị chèn ép là loại hình nghiêm trọng nhất, khiến vai gáy và chi dưới cứng nhắc, dễ dẫn tới liệt tứ chi.

Bên cạnh đó, những căn bệnh về cột sống cổ còn gây ra nhiều bệnh lý khác. Ví dụ, khi hạch thần kinh giao cảm bị kích thích hoặc tổn thương, dạ dày cũng sẽ bị ảnh hưởng, dễ dẫn tới đau dạ dày. Hoặc tình trạng dây thần kinh bị tổn hại cũng khiến cho dây thần kinh giao cảm của tim bị kích thích, gây ra tim đau thắt.

Cột sống cổ tổn thương là nguyên nhân gây nhiều bệnh: Đừng chủ quan khi chỉ đau mỏi vai gáy - Ảnh 2.

Cột sống cổ bị tổn thương là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của người bệnh. (Ảnh minh họa).

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống cổ

Khi cột sống cổ bị đau, không ít người thường tìm cách massage, đấm bóp để các cơn đau thuyên giảm. Nhưng trên thực tế, cách thức này không những không có tác dụng mà còn có nguy cơ tạo thành những tổn thương cho bộ phận này, thậm chí gây tê liệt.

Cách giảm đau hữu hiệu, an toàn đối với vùng cột sống cổ, vai gáy chính là bấm hai huyệt vị là Phong Trì và Kiên Tỉnh.

Huyệt Phong Trì: Xoa bóp, ấn huyệt Phong trì và các cơ xung quanh có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, ngoại cảm phong hàn, đau đầu do trúng gió, cùng với chứng nhức mỏi cổ do tư thế làm việc phải cúi xuống trong khoảng thời gian dài.

Nếu bị đau cột sống cổ, bạn nên kiên trì xoa bóp huyệt vị này trong vòng 5 phút để cải thiện tuần hoàn máu, giảm các cơn đau đầu, choáng váng.

Cột sống cổ tổn thương là nguyên nhân gây nhiều bệnh: Đừng chủ quan khi chỉ đau mỏi vai gáy - Ảnh 3.

Vị trí huyệt Phong Trì. (Tranh: Nguồn Internet).

Huyệt Kiên Tỉnh: Dùng ngón tay giữa ấn chặt huyệt Kiên tỉnh của phía bên tay còn lại, đồng thời chuyển động cánh tay cùng phía có huyệt Kiên Tỉnh, dùng lực ấn chặt cho đến khi cảm thấy "đau nhẹ nhưng thoải mái" sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Cột sống cổ tổn thương là nguyên nhân gây nhiều bệnh: Đừng chủ quan khi chỉ đau mỏi vai gáy - Ảnh 4.

Vị trí huyết Kiên Tỉnh. (Tranh: nguồn Internet).

Ngoài ra, các bạn có thể luyện tập tư thế "Phi Yến lướt nước" hằng ngày để có cột sống cổ khỏe mạnh.

Cột sống cổ tổn thương là nguyên nhân gây nhiều bệnh: Đừng chủ quan khi chỉ đau mỏi vai gáy - Ảnh 5.

Tư thế "Phi Yến lướt nước". (Nguồn Internet).

Cách thức thực hiện như sau: nằm sấp, hay tay gấp ra đằng sau lưng, hai chân duỗi thẳng. Tiếp đó từ từ cong người lên phía trên, đầu ra sức hướng lên cao, chi sau hướng lên. Sau cùng, bạn thả lỏng cơ thể, thực hiện liên tục từ 5 đến 10 lần.

Nếu những cơn đau vùng cổ thường xuyên xuất hiện và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

*Theo Health Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại