Cô giáo có thai nhảy cầu, mẹ siết cổ con và cháu: 6 dấu hiệu dù nhẹ không được bỏ qua!

Như Loan |

Khi câu chuyện về một cô giáo ở Hải Dương nhảy cầu tự tử chưa kịp lắng xuống thì ngày 21/7, cộng đồng lại bàng hoàng với vụ một phụ nữ nghi trầm cảm sát hại con và cháu mình.

Liên tiếp những cái chết xót xa - nghi do mắc chứng trầm cảm

Chiều 17/7, một nữ giáo viên đã để lại lá thư cùng chiếc xe máy rồi nhảy cầu Hiệp Thượng (xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, Hải Dương) tự tử. Đau xót hơn nữa là trong bụng nữ giáo viên này đang mang thai. 

Thư tuyệt mệnh viết: "Bố mẹ, con xin lỗi, con bất hiếu. Xin tha thứ cho con. Đừng trách chồng con, bố mẹ nhé... Con hơi mệt, cho con nằm nghỉ cả nhà nhé...".

Không lâu sau, ngày 21/7, một phụ nữ ở huyện Quốc Oai, Hà Nội đã ra tay sát hại chính con trai ruột của mình 8 tuổi và cháu gái ruột 7 tuổi, rồi định nhảy lầu tự tử. Công an nghi ngờ nghi phạm có triệu chứng trầm cảm, nghi do hoảng loạn nên đã dùng dây thắt lưng bằng vải siết cổ các nạn nhân.

Cô giáo có thai nhảy cầu, mẹ siết cổ con và cháu: 6 dấu hiệu dù nhẹ không được bỏ qua! - Ảnh 1.

Thư tuyệt mệnh của cô giáo mang thai nhảy cầu tự tử ở Hải Dương. Ảnh: Hoàng Hải.

Từ lâu nay, nhiều chuyên gia ngành y tế đã cảnh báo những hậu quả nặng nề của chứng rối loạn trầm cảm. Nếu những trường hợp nêu trên được xác định có nguyên nhân là do căn bệnh này, đó sẽ tiếp tục là 'hồi chuông' khẩn cấp về thực trạng căn bệnh đáng sợ này. 

Có thể ví trầm cảm như một con quái vật chực chờ xâm chiếm ý thức con người, lúc tỉnh lại, người bệnh không nhớ gì nữa và cực kỳ sợ hãi cảm giác đó.

Điều đáng tiếc là hầu như tất cả những người xung quanh đều không hiểu, hoặc hiểu nhưng không thông cảm được với người bệnh. Người bị trầm cảm đều không tìm được tiếng nói với người xung quanh, do đó, một là họ đi tìm sự chia sẻ nơi khác, hai là họ càng co cụm lại, không muốn chia sẻ, giấu bệnh, và bệnh ngày càng nặng.

Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh trầm cảm

Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng – Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai cho hay, bệnh nhân mắc bệnh trầm có có rất nhiều triệu chứng đan xen bởi thực thể hoặc rối loạn về thần kinh chức năng, rối loạn về sinh học. 

Nhiều trường hợp khi bị trầm cảm thường ngủ nhiều, ăn ít khác nhau. Tuy nhiên, hội chứng này có 6 dấu hiệu trầm cảm nhẹ phổ biến như:

Cảm thấy vô cùng mệt mỏi

Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng

Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi

Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục

Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa

Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.

Người mắc chứng trầm cảm cần gì?

Người trầm cảm rất muốn đi tìm một chỗ dựa tinh thần. Ý thức của họ có thể không tỉnh táo nhưng tâm hồn lại cực kỳ nhạy cảm.

Một người lương thiện, hiểu biết, lắng nghe họ, thì họ sẽ coi đó là chỗ dựa, là cái cọc bấu lấy, và họ có cảm giác chỉ người đó mới mang lại bình yên cho họ, dù người đó xa lạ, người đó có yêu quý họ hay không, hay người ngoài có hiểu lầm mối quan hệ đó hay không, họ cũng không quan tâm.

Cái họ cần là một chỗ dựa về tinh thần. Những lúc tỉnh táo, có thể họ lại chẳng cần nữa, nhưng lúc trống rỗng, thì họ có cảm giác chỉ người đó mới cứu được họ, và không được ở cạnh, chia sẻ, thì họ sẽ phát điên.

Điều mà người ngoài cần làm nhất khi có người thân mắc chứng trầm cảm là lắng nghe. Không cần phải khuyên can, dạy dỗ, đơn giản nhất là lắng nghe những lời tâm sự của họ. 

Khi trút hết nỗi lòng, họ sẽ tỉnh lại và trở về trạng thái bình thường. Bởi vậy, người biết lắng nghe chính là cứu cánh của người mắc chứng trầm cảm.

Việc có người lắng nghe sẽ khiến ý thức của người bị trầm cảm vững vàng, từ đó tiêu diệt con quái vật trong vô thức của họ. Đó là cách duy nhất giúp họ trở lại bình thường.

Cô giáo có thai nhảy cầu, mẹ siết cổ con và cháu: 6 dấu hiệu dù nhẹ không được bỏ qua! - Ảnh 3.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng.

Điều trị chứng rối loạn lo âu, trầm cảm

Theo bác sĩ Dũng, những đối tượng dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu thường là những người bị căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, như học sinh – sinh viên, người gặp vấn đề áp lực về gia đình cuộc sống, công việc ảnh hưởng đến tâm lý, thần kinh.

Tùy theo giai đoạn, chứng rối loạn lo âu trầm cảm sẽ có thời gian điều trị nhất định, người bệnh không nên nóng vội. Với từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm thường bao gồm thuốc, nói chuyện với một chuyên viên trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý và phương pháp sốc điện.

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trầm cảm từ các triệu chứng và tiền sử bệnh trước đây. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, đánh giá tâm lý…

Chế độ sinh hoạt hạn chế diễn tiến của trầm cảm

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp hạn chế diễn tiến của bệnh trầm cảm:

- Hạn chế tự cô lập mình

- Tập thể dục thường xuyên

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

- Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng

- Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi bạn đang cảm thấy chán nản

- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn

- Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có ý định tự tử hoặc ý định giết hoặc làm hại người khác

Với những phụ nữ sau sinh, cách phòng bệnh trầm cảm tốt nhất là nên trao đổi tâm tư, chia sẻ với những người thân, tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ rất có hiệu quả.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại