Cô bé 15 tuổi tử vong không ngờ vì biến chứng chết người của virus cúm

Thu Phương |

Bị biến chứng suy gan do virus cúm tấn công, một cô bé 15 tuổi đã tử vong. Mặc dù trước đó đi khám, kết quả xét nghiệm là âm tính với virus.

Suy gan – Biến chứng gây chết người do virus cúm

Số người chết vì biến chứng của bệnh cúm mùa tại tiểu bang Georgia, Mỹ đã tăng lên con số 37, trong đó phần lớn là trẻ em – đối tượng nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh nhất.

Cô bé Kira Molina, 15 tuổi đang sinh sống tại địa phương này là 1 trường hợp đáng tiếc đã tử vong vì virus cúm tuần vừa qua.

Điều đáng nói ở đây là sau khi xuất hiện triệu chứng và nhận thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm mùa, đặc biệt trong thời kỳ đỉnh điểm này, ngày 25/1 Molina đã đến phòng khám để xét nghiệm và nhận kết quả âm tính (không nhiễm) với virus.

Tuy nhiên, ngày 28/1, tức là chỉ 3 ngày sau khi đi khám, người nhà phát hiện cô bé Molina bất động, không có phản ứng và đã ngay lập tức đưa bé vào Bệnh viện Nhi ở Atlanta (Georgia, Mỹ) cấp cứu.

Đến ngày 30/1, tình hình sức khỏe của Molina ngày càng xấu đi và cô bé đã tử vong.

Cô bé 15 tuổi tử vong không ngờ vì biến chứng chết người của virus cúm  - Ảnh 1.

Molina – Một công dân Mỹ mới 15 tuổi đã tử vong vì biến chứng suy gan nặng chỉ sau 3 ngày xét nghiệm âm tính với virus cúm

Tại một cuộc họp báo công bố nguyên nhân tử vong của Kira Molina, bác sĩ pháp y Richard Hawk cho biết nạn nhân đã bị suy gan – một biến chứng đáng sợ sau khi nhiễm virus cúm - dẫn đến cái chết đáng tiếc.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) cho hay đã có nhiều tranh cãi về bộ dụng cụ xét nghiệm cúm nhanh sau trường hợp bé Molina tử vong. Loại dụng cụ này có độ nhạy dao động từ 50-70%, có nghĩa là một nửa số ca đã mắc cúm vẫn có thể cho kết quả âm tính.

Cô bé 15 tuổi tử vong không ngờ vì biến chứng chết người của virus cúm  - Ảnh 2.

Loại dụng cụ test virus cúm vẫn có thể cho kết quả không chính xác

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho thu hồi số lượng dụng cụ test cúm nhanh trên thị trường do cho kết quả sai lệch quá lớn.

Tuy nhiên các phương pháp xét nghiệm thay thế lại mất những 3 ngày để xác định ai đó bị nhiễm virus cúm hay không. Điều này trong một số trường hợp có thể là quá muộn bởi biến chứng cúm xảy ra khá nhanh và để lại hậu quả nặng nề nếu không bắt bệnh kịp thời.

Cúm có thể tấn công bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào

Dấu hiệu điển hình khi bị cúm đó là đau đầu, ho, hắt hơi, sổ mũi, có người thì sốt. Những triệu chứng này thường nhẹ và có thể qua khỏi sau 1 thời gian.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cực đoan nó có thể để lại di chứng, thậm chí gây tử vong.

Nhóm đối tượng có nguy cơ lớn nhất với virus cúm đó là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

Cô bé 15 tuổi tử vong không ngờ vì biến chứng chết người của virus cúm  - Ảnh 3.

Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm có nguy cơ dễ bị nhiễm cúm

Những bệnh nhân suyễn, tiểu đường và tim mạch cũng phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn do loại virus tưởng chừng vô hại này.

Tính đến nay, nước Mỹ đã ghi nhận 37 trường hợp trẻ em và 85 người lớn bị virus cúm tấn công nghiêm trọng gây thiệt mạng. Như vậy, phạm vi ảnh hưởng có thể xảy đến với bất kì ai, bất cứ lứa tuổi nào.

Ngoài viêm não, suy gan, cúm mùa còn có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết - một loại nhiễm trùng gây ra phản ứng miễn dịch dữ dội, trong đó cơ thể tấn công các cơ quan của chính mình.

Mặc dù trước khi nhiễm cúm, cơ thể chúng ta vẫn rất khỏe mạnh, hoạt động bình thường, nhưng chỉ hôm sau thôi, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ rệt. Nếu không lưu ý đến biểu hiện bệnh xấu dần đi để có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Tiến sĩ Dan Jernigan, Giám đốc Phòng Cúm của CDC cho biết ông tin rằng con số tử vong ở trẻ em trên thực tế có thể lên đến 80 trường hợp và dự báo sẽ tăng lên khoảng 150 cháu vào cuối tháng 3 năm nay.

Cô bé 15 tuổi tử vong không ngờ vì biến chứng chết người của virus cúm  - Ảnh 4.

Công tác phòng bệnh cần được thực hiện nghiêm túc, trong đó có việc đeo khẩu trang y tế

Còn Tiến sĩ Brian Secemsky, bác sỹ nội khoa tại Trung tâm Y tế One Medical ở San Francisco thì nhấn mạnh: "Khi nhiễm cúm, chúng ta nên bổ sung đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ thống miễn dịch, tích cực nghỉ ngơi, uống đủ nước có thể giúp làm giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng cúm.

Công tác phòng bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi bị ốm hoặc hạn chế đến nơi đông người, hay ra ngoài trong thời tiết rét buốt. Khi bị ốm, sốt nên nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây lan rộng".

Tại Việt Nam, dịch cúm cũng đang vào mùa, kèm theo thời tiết hanh khô nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý thực hiện tốt việc phòng và chữa bệnh để hạn chế rủi ro.

*Theo Dailymail

Xem thêm:

Công thức trị cảm cúm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại