Chuyên gia trả lời câu hỏi "Làm sao khi vừa quan hệ tình dục không an toàn?" - hãy xem bạn đã làm đúng chưa

Huyền Nguyễn |

Tiến sĩ Preethi Daniel của nhóm bác sĩ đa khoa NHS sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và lo lắng khi trả lời cho câu hỏi mà cô nhận được nhiều nhất - phải làm sao khi vừa quan hệ tình dục không an toàn.

Dù gặp sự cố với bao cao su hay do bạn quên sử dụng biện pháp bảo vệ khi "lâm trận", cố gắng đừng hoảng hốt. Tính tự phát của quan hệ tình dục là một trong những điểm hấp dẫn nhất khi hai người cảm thấy bị đối phương hấp dẫn tới mức khó lòng cưỡng lại.

Câu chuyện sau những hành động tự phát như vậy có thể là nhiều ngày và đêm sống trong hoang mang, lo lắng. Liệu tôi có thai không? Liệu tôi có bị nhiễm bệnh nấm chlamydia không? Triệu chứng của bệnh giang mai là gì?

Những câu hỏi như thế tưởng không bao giờ chấm dứt và tôi đã được nghe từ vô số chị em.

Quan hệ tình dục không an toàn xảy ra khi "sex" mà không có biện pháp ngừa thai hoặc biện pháp ngừa thai được sử dụng nhưng thiếu hiệu quả (ví dụ, loại bao cao su bạn dùng có thể đã hết hạn). Nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và mang thai là khá cao.

Bạn chỉ cần quan hệ tình dục không an toàn 1 lần thôi cũng đủ để "rước" vào người 1 hoặc hơn 1 bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay dính bầu.

Yếu tố đáng bận tâm nhất liên quan tới những bệnh truyền nhiễm phổ biến như nấm chlamydia và bệnh lậu là có thể chúng chẳng biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trên cơ thể bạn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp (viên thuốc dành cho buổi sáng hôm sau) - một lựa chọn sau khi quan hệ tình dục không an toàn

Không phải vô cớ mà tồn tại một thứ gọi là "viên thuốc dành cho buổi sáng hôm sau". Nếu bạn tới hiệu thuốc trong vòng 5 ngày (120 giờ) sau 1 đêm quan hệ tình dục không an toàn, họ có thể đưa loại thuốc tránh thai khẩn cấp này cho bạn.

Tác dụng phụ tiềm ẩn của chúng là chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu và căng tức ngực. Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự rụng trứng. Sau khi trình bày với dược sĩ, họ sẽ gợi ý loại thuốc phù hợp nhất cho bạn.

Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như một cách đề phòng sau khi quan hệ tình dục không an toàn, điều cực kỳ quan trọng cần phải ghi nhớ là chú ý tới thời điểm bạn có kinh nguyệt.

Bạn sẽ phải nhớ rằng một tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp có thể là chảy máu nhẹ (còn được biết tới với tên gọi rỉ máu), từ đó ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn và khiến việc xác định mang thai hay không trở nên khó khăn hơn.

Nếu chu kỳ của bạn bị muộn hơn 1 tuần, hãy làm xét nghiệm để xem bạn có bầu hay chưa. Bạn có thể mua dụng cụ thử thai hoặc lên lịch hẹn khám với bác sĩ. Trường hợp thứ 2, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm máu.

Chuyên gia trả lời câu hỏi Làm sao khi vừa quan hệ tình dục không an toàn? - hãy xem bạn đã làm đúng chưa - Ảnh 1.

Vòng tránh thai bằng đồng là một lựa chọn khác ngoài thuốc tránh thai khẩn cấp.

Có một lựa chọn khác thay cho thuốc tránh thai khẩn cấp là vòng tránh thai bằng đồng. Bạn có thể được đặt vòng trong khoảng 5 ngày sau quan hệ tình dục không an toàn.

Sự khác biệt giữa vòng tránh thai và thuốc tránh thai khẩn cấp là hiệu quả của vòng tránh thai - nếu vẫn được giữ trong cơ thể người nữ - sẽ kéo dài thêm 10 năm nữa.

Tác dụng phụ của vòng tránh thai bằng đồng bao gồm đau bụng và chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Hãy nhớ rằng, vòng tránh thai không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bạn sẽ cần tuân thủ một số quy trình nữa để kiểm tra khả năng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Kiểm tra sức khỏe sinh sản sau khi quan hệ tình dục không an toàn

Như đề cập trước đó, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp bạn không có bất cứ triệu chứng nào dù đã bị bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chỉ riêng lý do này thôi đã đủ để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe sinh sản sau bất cứ một hoạt động tình dục không an toàn nào.

Tuy nhiên, bạn hãy quan sát một trong số những triệu chứng sau vì chúng có thể là biểu hiện đặc trưng của bệnh:

- Chảy máu không giải thích được

- Đau khi đi tiểu

- Tiết dịch âm đạo bất thường

- Ngứa rát

- Đau xung quanh bộ phận sinh dục

Chuyên gia trả lời câu hỏi Làm sao khi vừa quan hệ tình dục không an toàn? - hãy xem bạn đã làm đúng chưa - Ảnh 2.

Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản của mình trong vòng 2 tuần khi có quan hệ tình dục không an toàn.

Lời khuyên được đưa ra là bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản của mình trong vòng 2 tuần khi có quan hệ tình dục không an toàn. Nếu bạn lo ngại nguy cơ mắc HIV và viêm gan, nên đi xét nghiệm vào khoảng 3-6 tháng sau quan hệ tình dục không an toàn để có được kết quả chính xác nhất.

Phần lớn các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến có thể được xác nhận thông qua xét nghiệm tế bào âm đạo hoặc lấy mẫu nước tiểu cùng với xét nghiệm máu.

Nếu bạn được phát hiện bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho bạn. Thông thường, 2 tuần sau khi tiến hành điều trị, việc kiểm tra thêm sẽ là cần thiết để đảm bảo bệnh nhiễm trùng hoàn toàn biến mất.

Hãy nhớ tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn thực sự khỏi bệnh để ngừa nguy cơ bạn truyền bệnh cho người khác.

Những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng và rất nhiều người bị nhiễm virus herpe đơn mà chưa bao giờ trải nghiệm hiện tượng phồng rộp hoặc lở loét.

Thực hiện kiểm tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục 3-6 tháng sau lần đầu tiên. Một số bệnh lây nhiễm như giang mai, viêm gan B và HIV có thể cần tới 6 tuần tới 3 tháng để tiến triển trong cơ thể. Do đó, quan trọng là bạn phải đi kiểm tra lại sau giai đoạn này để chắc chắn kết quả âm tính.

Chuyên gia trả lời câu hỏi Làm sao khi vừa quan hệ tình dục không an toàn? - hãy xem bạn đã làm đúng chưa - Ảnh 3.

Chủ động phòng ngừa để không phải lo mang thai ngoài ý muốn khi không may có quan hệ tình dục không an toàn.

Biện pháp ngăn ngừa trong tương lai…

Luôn kiểm tra hạn sử dụng của bao cao su khi mua và xem liệu có ký hiệu CE trên bao bì sản phẩm không. Ký hiệu này nghĩa là chúng được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn an toàn của châu Âu.

Nếu bạn muốn bao cao su có tác dụng bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ không mong muốn từ quan hệ tình dục, bạn không chỉ cần dùng nó trong lần đầu tiên mà còn cần dùng chính xác từ lần đầu tới lần cuối.

Nếu bạn thường xuyên có quan hệ tình dục, bạn có thể cần tới gặp bác sĩ để tìm kiếm biện pháp tránh thai phù hợp với mình, cho dù đó là thuốc tránh thai hay que cấy tránh thai.

Bạn có thể thảo luận với bác sĩ để chọn được biện pháp lâu dài dành cho mình. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe sinh sản, mỗi lần cách nhau 3-6 tháng, cũng là việc hữu ích bạn nên làm.

Hãy vui vẻ nhưng nhớ phải đảm bảo an toàn!

Tiến sĩ Preethi Daniel là một bác sĩ sản khoa và là Giám đốc của Phòng khám London Doctors Clinic.

Cô tốt nghiệp trường Đại học Kings College London năm 2010 và đã có nhiều kinh nghiệm làm việc ở các chuyên khoa tại các bệnh viện khác nhau trong quá trình đào tạo y tế và phẫu thuật sau đại họctrước khi trở thành bác sĩ nha khoa.

Trong những năm làm bác sĩ, cô đã xuất bản thành công một bài báo về tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến ruột gây ra nôn mửa quá mức, trong tạp chí GUT.

photo-4

Tiến sĩ Preethi Daniel

Cô cũng có kiến thức về lâm sàng về sức khoẻ của phụ nữ, sức khoẻ trẻ em, y học cấp cứu và sức khoẻ tâm thần. Cô đã có kinh nghiệm làm việc với Tập đoàn Trị liệu Lâm sàng Herts Valleys (Herts Valleys Clinical Commissioning Group) để tối ưu hóa các cách chăm sóc bệnh nhân trong NHS.

Cô hiện đang dạy Chuyên ngành Lão khoa và cố vấn những người trẻ tuổi về kỹ năng nghề nghiệp và phỏng vấn cho các trường đại học.

Nguồn: Healthista

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại