Ngày 29/8 Tạp chí y học uy tín hàng đầu của Anh "The Lancet" đăng 3 bài viết về nghiên cứu quan sát bệnh học phổ biến. Công trình nghiên cứu do các học giả Canada thông qua phương thức trắc nghiệm điều tra tình trạng hấp thụ dinh dưỡng, mắc bệnh tim mạch và tử vong do các nguyên nhân gây nên ở 135 nghìn người trên 18 quốc gia.
Thời gian nghiên cứu trung bình trong 7.4 năm, thông qua phương pháp thống kê tính toán để tìm ra tính liên quan giữa việc ăn uống với các bệnh nêu trên.
Nghiên cứu phát hiện, ăn đủ rau xanh, hoa quả và các loại họ đậu rất có lợi cho sức khỏe. Kết quả này giống với quan niệm về sức khỏe mà chúng ta đã biết nên không có gì bàn cãi. Hai bài viết còn lại lại gây ra làn sóng tranh luận.
Nghiên cứu phát hiện, tăng hấp thụ carbohydrate liên quan đến tổng tỉ lệ tử vong cao, ăn uống nhiều chất béo liên quan đến tổng tỉ lệ tử vong giảm. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với quan niệm "chất béo có hại", "ăn ít chất béo càng khỏe mạnh" mà chúng ta vẫn luôn tuân thủ.
Ăn quá nhiều thực phẩm chính nguy cơ chết sớm cao
Ý kiến chuyên gia: Tiêu thụ vừa đủ thực phẩm chính
Kết quả nghiên cứu đầu tiên phát hiện, nếu đem biểu đồ carbohydrate phân thành năm nhóm từ thấp đến cao, nhóm cao nhất (77.2%) so với nhóm thấp nhất (46%), phân tích ở phương diện tổng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ tử vong không do các bệnh tim mạch cao hơn 28% và 36%. Do đó, phát hiện này đã đưa ra một quan điểm: "Ăn nhiều carbohydrate hoặc thực phẩm chính đều không tốt".
Phó giáo sư Phạm Trí Hồng, Học viện công trình dinh dưỡng và khoa học thực phẩm trường Đại học nông nghiệp Trung Quốc phân tích, nghiên cứu này tuy điều tra trên 40 ngàn người Trung Quốc nhưng đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nhóm người có trình độ học vấn thấp, người có thu nhập thấp. "Đổi con số tỷ lệ dinh dưỡng thành món ăn cụ thể mọi người sẽ có sự phán đoán tốt hơn".
Phó giáo sư Hồng lấy ví dụ: Nhu cầu năng lượng một ngày ở nữ giới trưởng thành hoạt động thể lực nhẹ là 1.800 calo, so biểu đồ 77.2% carbohydrate tương đương với 347g carbohydrate, tương ứng với 450g lương thực hoặc 463g gạo (gần 5 bát cơm).
Rất nhiều chị em phụ nữ hoạt động thể lực nhẹ mỗi bữa cũng không ăn hết một bát cơm nhỏ, đến ngay biểu đồ 50% carbohydrate cũng không đạt tới.
Giáo sư Frank Hu - Viện sĩ Viện y học Mỹ, Trưởng khoa dinh dưỡng Đại học Harvard
Theo sự phân tích của nghiên cứu này, tổng tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tử vong không do tim mạch và nguy cơ đột quỵ đều ở mức thấp. Nói cách khác, biểu đồ carbohydrate của phần lớn người dân Trung Quốc theo cách nói của bài viết này thì không thể gọi là "cao" mà là "phù hợp".
Giáo sư Frank Hu - Viện sĩ Viện y học Mỹ, Chủ nhiệm khoa dinh dưỡng Đại học Harvard cho rằng, nghiên cứu này đem gộp toàn bộ carbohydrate cùng phân tích là có vấn đề.
Thực phẩm giàu chất carbohydrate tức là bao gồm gạo, bột mì và đường, cũng bao gồm nhóm các loại ngũ cốc, khoai, các loại đậu. Nếu hấp thụ quá nhiều các thực phẩm ở nhóm đầu có hại cho sức khỏe. Còn tăng hấp thụ các thực phẩm ở nhóm sau lại giảm tỉ lệ tử vong
Ăn ít chất béo không có lợi cho sức khỏe
Ý kiến chuyên gia: Cần khống chế hấp thụ các chất béo.
Theo nghiên cứu thứ 2 này, nếu phân biểu đồ protein trong bữa ăn thành 5 nhóm từ thấp đến cao, trong đó nhóm thấp nhất của biểu đồ protein (10.6%), tỉ lệ tử vong không do các bệnh tim mạch, nguy cơ đột quỵ đều ở mức cao nhất. Biểu đồ protein ở mức 24 – 35% thì nguy cơ khá thấp. Phát hiện này tạo ra một quan điểm: "Ăn ít chất béo cũng không có lợi".
"Kết quả này không thể chứng minh chất béo ăn càng nhiều càng tốt", Phó giáo sư Hồng nhận định. Hiện nay, biểu đồ protein trong bữa ăn bình quân của người dân Trung Quốc đạt 32.9%, trong đó người dân thành phố là 36.1%, con số này đã vượt qua nhóm cao nhất của biều đồ protein trong nghiên cứu. Không có cơ sở chứng minh hấp thụ nhiều chất béo sẽ có ưu điểm bất ngờ nào.
Phó giáo sư Phạm Trí Hồng
Cơ thể con người không thể tách rời chất béo. Trong ăn uống nếu thiếu chất béo lâu ngày có thể gây ra sự thiếu hụt vitamin hòa tan trong chất béo và các loại nguyên tố vi lượng, dẫn đến chức năng cơ thể bị xáo trộn.
Chất béo cũng không phải càng nhiều thì càng tốt. Trong nghiên cứu này, kết luận "chất béo nhiều một chút sẽ tốt" xây dựng trên kết quả của tổng nhiệt lượng trong một ngày không thay đổi.
Điều cần lưu ý, dầu ăn là nguồn chất béo quan trọng trong bữa ăn, hàm lượng chất béo đạt gần 100% nên phải hạn chế lượng dùng.
Chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày lượng dùng dầu ăn nên khống chế từ 25 – 30g. Ưu tiên các cách chế biến như hấp, nấu, hầm, om đều có lợi cho việc giảm lượng dầu. Thực phẩm chiên rán tuy khẩu vị ngon, hương vị thơm nhưng cũng nên hạn chế.
Không được ăn quá ít protein
Ý kiến chuyên gia: Người già đặc biệt nên chú ý
Protein rất quan trọng đối với cơ thể con người, nó gắn liền với việc phát triển cơ thể, hồi phục vết thương, nâng kháng thể miễn dịch.
Nghiên cứu này phát hiện, nếu phân biểu đồ protein trong bữa ăn thành 5 nhóm từ thấp đến cao. Trong đó nhóm thấp nhất (10.8%), tổng tỉ lệ tử vong không phải do bệnh tim mạch đều ở mức cao nhất. Biểu đồ protein ở mức 15% - 20% ở nguy cơ tương đối thấp.
Phó giáo sư Hồng cho biết, kết quả nghiên cứu này cho thấy, ăn đủ thực phẩm protein rất quan trọng. Cá, thịt, trứng, sữa, chế phẩm từ đậu là nguồn cung cấp protein chủ yếu. Nhưng thực tế, một số người già luôn theo đuổi "ăn uống thanh đạm", kết quả năng lượng cơ thể kém, chất béo trong cơ thể cao, đường huyết, huyết áp cao, mỡ máu đều không giảm xuống được.
Đối với những người đòi hỏi hoạt động thể lực nhiều hoặc thích tập thể dục, mỗi ngày ăn như vậy càng gây bất lợi cho sức khỏe.
Kim chỉ nam bữa ăn đưa ra biểu đồ protein là 10% - 20%, hấp thụ vừa đủ cá, gia cầm, trứng, thịt nạc. Mỗi tuần ăn 280 – 525g cá, 280 - 525g thịt gia cầm, 280 - 350g các loại trứng, tổng lượng hấp thụ bình quân mỗi ngày là 120 – 200g. Ưu tiên chọn cá và gia cầm, hạn chế thịt mỡ, thịt hun khói, thịt muối.
Ăn rau quả sống giảm nguy cơ tử vong
Ý kiến chuyên gia: Người dân không ăn rau là "đại nạn"
Nghiên cứu phát hiện, mỗi ngày ăn 3 – 4 phần rau củ, các loại đậu có thể giảm nguy cơ tử vong không do các bệnh tim mạch xuống còn 23%, giảm nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác xuống còn 22%.
Kết quả này không quá mới mẻ, nhưng điều đáng quan tâm là nghiên cứu này còn phát hiện ra rằng người mỗi ngày ăn 1 – 2 phần rau củ sống nguy cơ tử vong do các nguyên nhân giảm xuống còn 19%. Do đó các chuyên gia khuyên mọi người nên đặc biệt chú ý tăng thêm lượng dùng đối với 3 nhóm thực vật nói trên.
Giáo sư Giáo sư Lưu Tư Mẫn
Giáo sư Giáo sư Lưu Tư Mẫn, Khoa dịch tễ học và y học Đại học Brown Mỹ cho biết, sở dĩ nghiên cứu này dấy lên làn sóng lớn như vậy bởi nó được đăng trên tạp chí "The Lancet". Tuy nhiên, bất luận tạp chí có nổi tiếng hay không đây cũng chỉ là một bài viết mà thôi.
Hội dinh dưỡng học Trung Quốc cũng đưa ra khuyến cáo, chúng ta không nên lấy nghiên cứu mới làm kết luận mới. Chân lý khoa học cần nhiều công trình nghiên cứu và chứng cứ chứng minh.
Kim chỉ nam bữa ăn của người dân Trung Quốc là kiến thức tổng hợp của giới khoa học và các nguyên tắc hướng dẫn bữa ăn trong một khoảng thời giandài: kiên trì bữa ăn cân bằng, thực phẩm đa dạng mới có thể giảm sự phát triển các bệnh mãn tính ở mức thấp nhất.
*Theo Lifetimes