"Choáng" trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay

Nam Đồng |

Những "người khổng lồ" trong lĩnh vực hàng không chủ yếu tập trung vào chủng loại máy bay vận tải.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 1.

Antonov An-225 Mriya là máy bay vận tải lớn nhất thế giới, nó có chiều dài 84 m; sải cánh 88,4 m; chiều cao 18,1 m; diện tích cánh 905 m2; trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 640 tấn.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 2.

Với kích cỡ khổng lồ của mình, An-225 dễ dàng biến các loại phi cơ khác trở thành chú bé khi đứng bên cạnh.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 3.

Kích thước của An-225 vượt trội hoàn toàn cả máy bay chở khách Boeing 747 nổi tiếng.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 4.

Tuy rằng bị An-225 áp đảo nhưng Boeing 747 vẫn là một "người khổng lồ" trên bầu trời, trong ảnh là hai chiếc Boeing 747 và Boeing 737 của hàng không Israel.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 5.

An-225 được dự báo sẽ giữ vững ngôi vị của mình thêm nhiều năm nữa, hiện vẫn chưa xuất hiện bất cứ bản thiết kế nào đủ khả năng đe dọa đến nó.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 6.

Máy bay vận tải lớn nhất của Không lực Hoa Kỳ - chiếc Lockheed C-5 Galaxy cũng sở hữu những thông số hết sức ấn tượng, bao gồm chiều dài 75,31 m; sải cánh 67,89 m; chiều cao 19,84 m; diện tích cánh 576 m2; trọng lượng cất cánh tối đa 381 tấn.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 7.

Kích thước của C-5 Galaxy lớn gấp hơn 2 lần so với máy bay vận tải nổi tiếng C-130 Hercules.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 8.

Antonov An-22 Antei từng là máy bay vận tải lớn nhất thế giới, hiện tại nó vẫn giữ ngôi vị vận tải cơ cánh quạt đồ sộ nhất hành tinh, chiếc An-22 có chiều dài 57,9 m; sải cánh 64,4 m; chiều cao 12,53 m; diện tích cánh 345 m2; trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 9.

Máy bay ném bom siêu âm cánh cụp cánh xòe B-1B Lancer của Không quân Mỹ được hộ tống bởi 4 chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 10.

"Pháo đài bay" B-52 của Mỹ trên sân đỗ, bên cạnh 2 chiếc Tu-95 Bear và An-124 Ruslan của Nga.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 11.

Hai chiếc máy bay vận tải hạng nặng do Nga chế tạo, An-124 (trái) và Il-76 (phải).

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 12.

Nếu như tấm ảnh trên trông chiếc Il-76 có vẻ cũng "xoàng" thì khi nhìn nó đứng cạnh chiếc MiG-29, chắc hẳn mọi người sẽ có suy nghĩ khác.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 13.

Mil V-12 là trực thăng lớn nhất từng xuất hiện trên trái đất với kích thước dài 37 m; sải cánh 67 m; chiều cao 12,5 m; đường kính rotor 2 x 35 m; diện tích rotor lên tới 962 m2; trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Trong ảnh là chiếc V-12 đứng cạnh chiếc Mi-2.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 14.

Tuy vậy Mil V-12 chỉ là một mẫu thử nghiệm, còn chiếc trực thăng lớn nhất thực chất phải là Mi-26, nó có chiều dài 40,025 m; chiều cao 8,145 m; đường kính rotor 32 m; trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn.

Choáng trước kích cỡ khổng lồ của các siêu máy bay - Ảnh 15.

KC-10 hiện là chiếc máy bay tiếp dầu lớn nhất của Không quân Mỹ với chiều dài 55,35 m; sải cánh 50,41 m; chiều cao 17,7 m; diện tích cánh 367,71 m2; trọng lượng cất cánh tối đa 267 tấn, nó đang nạp nhiên liệu cho tiêm kích hạm F/A-18C của Hải quân Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại