Thiết giáp hạm USS Iowa (BB-61) của Hải quân Hoa Kỳ được đóng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai và phục vụ tới tận năm 1990 mới nghỉ hưu, nó hiện đang được lưu giữ để làm bảo tàng nổi. Tàu chiến khổng lồ này có lượng giãn nước đầy tải 45.000 tấn; chiều dài 270,43 m; chiều rộng 32,97 m và mớn nước 11,33 m.
Kích cỡ của USS Iowa không thua kém bao nhiêu so với tàu sân bay, trong ảnh là siêu chiến hạm BB-61 song hành cùng hàng không mẫu hạm USS Midway (CV-41) có lượng giãn nước 60.000 tấn.
USS Iowa ở giữa hai khu trục hạm săn ngầm lớp Spruance có chiều dài 172 m và lượng giãn nước đầy tải trên 8.000 tấn.
Khinh hạm USS Halyburton (FFG-40) lớp Oliver Hazard Perry lượng giãn nước đầy tải 4.200 tấn, chiều dài 134 m trông như một chú bé khi đứng cạnh USS Iowa.
Tuần dương hạm Dự án 68 bis lớp Sverdlov được Hải quân Liên Xô đóng mới trong giai đoạn thập niên 1950, chúng có lượng giãn đầy tải 16.640 tấn; chiều dài 210 m; chiều rộng 22 m; mớn nước 6,9 m.
Mặc dù nhỏ hơn đáng kể so với thiết giáp hạm Iowa của Hải quân Hoa Kỳ nhưng khi đứng cạnh tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich Dự án 11356M có lượng giãn nước đầy tải 4.035; chiều dài 124,8 m thì trông chiếc Mikhail Kutuzov (số hiệu 105) chẳng khác gì một người khổng lồ.
Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov hiện chỉ đứng sau tàu sân bay hay tàu đổ bộ tấn công về độ lớn, nó có lượng giãn nước đầy tải 28.000 tấn; chiều dài 252 m; chiều rộng 28,5 m; mớn nước 9,1 m.
Kích thước của chiếc Pyotr Veliky áp đảo hoàn toàn khu trục hạm Type 45 lớp Daring lượng giãn nước đầy tải 9.400 tấn, chiều dài 152 m của Hải quân Hoàng gia Anh.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A chiều dài 134 m; lượng giãn nước đầy tải 4.053 tấn của Hải quân Trung Hoa rõ ràng chỉ biết nhìn chiếc Pyotr Veliky với con mắt ngưỡng mộ.
Không to lớn như những chiến hạm mang xu hướng thiết kế của thời kỳ chiến tranh thế giới nhưng tuần dương hạm Aegis USS Bunker Hill (CG-52) lớp Ticonderoga với lượng giãn nước đầy tải 9.800 tấn, chiều dài 173 m vẫn to lớn gấp nhiều lần khinh hạm lớp Lekiu 2.200 tấn, dài 106 m của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Siêu hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Enterprise (CVN-65) lượng giãn nước đầy tải 94.000 tấn; chiều dài 342 m; chiều rộng chỗ lớn nhất 78,4 m của Hải quân Mỹ song hành cùng tàu sân bay Charles de Gaulle. Chiến hạm tốt nhất của Hải quân Pháp rõ ràng nhỏ bé hơn nhiều khi lượng giãn nước chỉ đạt 42.500 tấn; chiều dài 261 m; chiều rộng 64,36 m.
Khu trục hạm mang trực thăng (tàu sân bay hạng nhẹ) DDH-181 Hyuga của Hải quân Nhật Bản với lượng giãn nước đầy tải 19.000 tấn; chiều dài 197 m; chiều rộng 33 m; mặc dù rất lớn nhưng vẫn chưa là gì so với tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) lớp Nimitz có lượng giãn nước lên tới 104.000 tấn; chiều dài 32 m; chiều rộng chỗ lớn nhất 76,8 m. Có lẽ nhận ra sự lép vế của mình mà tàu Hyuga phải giữ cự ly khá xa?