Chiến tranh Cục bộ: Với 1,5 triệu quân, Mĩ mở nhiều cuộc càn quét, "tìm diệt" quân ta

B.T sưu tầm, SGK Sử 9 |

Sau khi đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, nhân dân hai miền Nam – Bắc lại tiếp phải chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ giai đoạn 1965 – 1968.

Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam

Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" – được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn – lúc cao nhất (vào năm 1969) lên gần l,5 triệu quân.

Dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, Mĩ vừa mới vào miền Nam đã cho quân mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ của quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô: đông - xuân 1965 – 1966 và 1966 - 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định".

Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ

Nhân dân ta vẫn giành được thắng lợi bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương cùng với ý chí "quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược". Mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Mờ sáng 18 - 8 - 1965, Mĩ huy động 9.000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quôn vào thôn Vạn Tường.

Sau một ngày chiến đấu, một trung đòan chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng va xe bọc thép, hạ 13 máy bay.

Chiến tranh Cục bộ: Với 1,5 triệu quân, Mĩ mở nhiều cuộc càn quét, tìm diệt quân ta - Ảnh 1.

Lược đồ trận Vạn Tường (tháng 8 – 1965)

Vạn Tường đã mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.

Sau trận Vạn Tường, khả năng chiến thắng Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô.

Bước vào mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965 - 1966), với 720.000 quân (trong đó có 220.000 quân Mĩ), địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Khu V, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.

Bước vào mùa khô thứ hai (đông - xuân 1966 - 1967), với lực lượng được tăng lên hơn 980.000 quân (riêng quân Mĩ và đồng mình chiếm hơn 440.000), Mĩ mở đợt phản công với ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt" và "bình định", lớn nhất là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực va cơ quan đầu não của ta.

Chiến tranh Cục bộ: Với 1,5 triệu quân, Mĩ mở nhiều cuộc càn quét, tìm diệt quân ta - Ảnh 2.

Nhân dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam năm 1968

Kết quả sau hai mùa khô, trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240.000 tên địch, bắn rơi và phá huỷ hơn 3700 máy bay, phá hủy hơn 2200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3400 ô tô.

Ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược". Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Đến cuối năm 1967, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã có cơ quan thường trực ở các nước xã hội chủ nghĩaa và ở một sẽ nước khácc. Cương lĩnh của Mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.

Cuộc Tổng tiến công và nói dậy Xuân Mậu Thân (1968)

Bước vào xuân 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử tổng thống ở Mĩ (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiền công và nổi dậy trên toàn miền Nam mà trọng tâm là các đô thị nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.

Chiến tranh Cục bộ: Với 1,5 triệu quân, Mĩ mở nhiều cuộc càn quét, tìm diệt quân ta - Ảnh 3.

Sư đoàn 320 hành quân vào mặt trận Đường 9 – Khe Sanh năm 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30 – rạng sáng 31 - 1 - 1968 (Tết Mậu Thân).

Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số 44 tỉnh, 4 trong số 6 đô thị lớn, 64 trong số 242 quận lị, ở hầu khắp các "ấp chiến lược", các vùng nông thôn.

Tại Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đến tận các vị trí đầu não của địch như tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất...

Mặc dù có những tổn thất do thiếu sót trong chỉ đạo, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy có ý nghĩa to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hoá" chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ"), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoài miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh.

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 9, tr 142-146.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại