Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính

ThS. BS. Lê Thị Hải |

Những người bị viêm đại tràng mạn, ngoài việc dùng thuốc thì việc thay đổi chế độ ăn uống, tình trạng bệnh sẽ cải thiện rất nhiều.

Những người bị viêm đại tràng mạn, ngoài việc dùng thuốc thì việc thay đổi chế độ ăn uống, tình trạng bệnh sẽ cải thiện rất nhiều.

Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng tùy theo giai đoạn của bệnh góp phần làm giảm sự kích thích niêm mạc của đại tràng, giúp cho đại tràng có cơ hội được nghỉ ngơi nhằm nâng cao khả năng hồi phục đại tràng.

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính có từng đợt tiến triển.

Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh như xúc động tâm lý, lo lắng, stress… làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết các chất axít làm loét ruột. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi trung và cao tuổi.

Do tác dụng của nhân tố bệnh khác nhau gây viêm nhiễm niêm mạc, tổn thương thần kinh, rối loạn hệ vi khuẩn ruột làm thay đổi về số lượng chung của từng loại vi khuẩn gây rối loạn quá trình lên men và thối rữa, dẫn đến sự mẫn cảm của cơ thể với hệ vi khuẩn (tăng số lượng kháng thể nội sinh đối với kháng nguyên của ruột).

Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính - Ảnh 1.

Tất cả những yếu tố trên dẫn tới rối loạn chức năng vận động, tiêu hóa, bài tiết và hấp thu của ruột.

Bệnh viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện: Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót đi nữa…

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh viêm đại tràng mạn

Đủ thành phần các chất dinh dưỡng:

Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: Thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương…

Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân.

Chất béo: Ăn hạn chế không quá 15g/ngày.

Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Các loại thực phẩm nên ăn

Gạo, khoai tây, cà rốt.

Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.

Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.

Các loại rau xanh nhiều lá: Rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn.

Các rau họ cải: Bắp cải, củ cải.

Các loại quả chín: Hồng xiêm, chuối tây, xoài ngọt.

Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inulin…).

Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát.

Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính - Ảnh 2.

Các loại thực phẩm không nên ăn, uống

Trứng, sữa có chứa đường lactoza, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.

Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa bò, nhiều đường như mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Tránh dùng những thức ăn cứng như: Rau sống, ngô hạt, măng… ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán và các món sốt.

Không nên ăn thức ăn chế biến sẵn.

Không uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.

*Giá trị dinh dưỡng của thực đơn (bảng trên).

Năng lượng: 1600 – 1700 Kcalo. Chất đạm: 60 – 70g (15 – 16% năng lượng của khẩu phần). Chất béo: 17- 18g (10 – 11% năng lượng của khẩu phần).

Chất bột đường: 300 – 320g (73 – 75% năng lượng của khẩu phần).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại