Chân dung người bác sĩ "gàn dở": Sợ tiền làm hư, đóng cửa phòng mạch lên Facebook tư vấn miễn phí

Ngọc Minh |

Dốc hết sức vì bệnh nhân, luôn coi bệnh nhân như con, cháu của chính mình. Bác sĩ Khanh "biến" những điều không thể thành có thể, để tạo ra cảm hứng lớn cho cả cộng đồng.

Tôi học được rất nhiều từ những đứa trẻ

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM, là một trong số ít bác sĩ tạo cảm hứng cho cộng đồng, 30 năm làm công tác khám chữa bệnh tài sản lớn nhất của vị bác sĩ này là những bài học vô giá từ các bệnh nhi.

Bác sĩ Khanh đến với nghề y như một cái duyên, vì ước mớ của anh sẽ trở thành kỹ sư chế tạo máy. Nhưng cơ duyên đã đưa đẩy anh theo ngành y.

"Tôi thấy mình có sở thích hơi khác người, đó là muốn đoán trẻ con nghĩ gì, đòi gì khi bé khóc. Đó là lý do tôi đã chọn chuyên môn truyền nhiễm nhi", bác sĩ Khanh nói.

Dù là một người đàn ông, khám chữa bệnh và chăm sóc cho những đứa trẻ con, nhưng anh không cho đó là một công việc khó khăn. Theo bác sĩ Khanh, với trẻ nhỏ đối xử thật lòng, trẻ sẽ tin bác sĩ.

30 năm gắn bó công việc với những đứa trẻ bác sĩ Khanh đã học được ở bệnh nhi rất nhiều điều.

"Trẻ rất hiếm khi nói dối, trẻ giả vờ đều có lý do chính đáng cần giải quyết.  Từng lứa tuổi trẻ dạy tôi ứng xử đúng mực. Với trẻ chưa biết nói dạy tôi cảm nhận qua ánh mắt. Trẻ chưa đủ từ diễn đạt dạy mình bình tĩnh lắng nghe và chờ đợi.. nói chung trẻ con hay lắm", bác sĩ Khanh nói.

Chân dung người bác sĩ gàn dở: Sợ tiền làm hư, đóng cửa phòng mạch lên Facebook miễn phí - Ảnh 1.

Bác sĩ Khanh 30 năm làm nghề chưa từng lo lắng điều gì cho mình, anh chỉ lo lắng cho bệnh nhi của mình (ảnh BSCC).

Đóng cửa phòng khám về chăm sóc Fanpage

Không chỉ cực kỳ yêu quý trẻ con, bác sĩ Hữu Khanh còn được biết đến khi mở phòng khám chỉ thu 15.000đ tiền khám. Khác với nhiều người, mở phòng khám để tăng thu nhập, bác sĩ Khanh lại chọn quê của mình (Hóc Môn, TP.HCM)  mở phòng khám để giúp đỡ những người dân nghèo.

"Tôi nhận thấy người dân ở đây cần mình, khám bệnh cho họ cũng là một cách để tôi trả ơn nơi mình sinh ra", bác sĩ Khanh xúc động nói.

Năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới đã mời bác sĩ Khanh cộng tác biên soạn một phác đồ điều trị bệnh tay - chân - miệng. Phác đồ đó đã được thế giới công nhận như một tài liệu hướng dẫn chính trong các nghiên cứu điều trị bệnh tay - chân - miệng hiện nay.

Sau nhiều năm duy trì phòng khám 15.000đ đến năm 2015 bác sĩ Khanh đã quyết định dừng hẳn phòng khám vì lời khuyên của mẹ đẻ và mẹ vợ: "Con làm gì cũng phải chừng mực, đừng lợi dụng nghề của mình mà làm quá. Hai người mẹ của tôi đều muốn tôi sống cuộc sống vừa đủ, vì không muốn tôi "hư" bởi đồng tiền".

Đóng cửa phòng mạch bác sĩ Khanh đã quyết định lập Fanpage để tư vấn những kiến thức y khoa mà nhiều phụ huynh chưa nắm được. Đây là mong muốn bác sĩ Khanh có ý định từ rất lâu. Vì trong thực tế chữa bệnh, anh đã nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của phụ huynh xin tư vấn.

Fanpage đó là cách để anh tiếp tục tiếp cận giúp đỡ được nhiều bệnh nhân hơn. Anh tư vấn, định hướng cho phụ huynh hiểu đúng và cảnh báo khi nào cần phải đưa bệnh nhi tới viện.

Sự khác người của bác sĩ Khanh nếu người thân hiểu tính cách sẽ cho rằng đúng đắn và ủng hộ. Một số người không hiểu sẽ nghĩ anh "dị", "khùng khùng", "gàn dở". 

Chân dung người bác sĩ gàn dở: Sợ tiền làm hư, đóng cửa phòng mạch lên Facebook miễn phí - Ảnh 3.

Bác sĩ Khanh luôn mong muốn truyền kiến thức cho các bác sĩ trẻ, để các em giỏi hơn mình sẽ giúp đỡ được nhiều người.

Ở khía cạnh nào đó có lẽ đúng vì anh không có vẻ bề ngoài của một bác sĩ mái tóc xoăn rậm rạp, áo luôn bỏ ngoài quần, chân mang sandal hay dép khiến không ít nghĩ anh là kẻ vô công, rỗi nghề. Nhưng anh không hề để ý đến những thứ đó.

"Điều tôi thích nhất là đi ra đường đừng ai biết tôi là ai, thấy "cha" này hơi tưng tưng càng tốt", bác sĩ Khanh chia sẻ.

Trong suốt 30 làm việc, điều gì khiến anh tâm đắc là giúp được nhiều người, có kiến thức cho thỏa chí.  Phụ huynh, đồng nghiệp, đàn em biết bác Khanh là người cũng được. Bố mẹ không buồn lòng vì việc mình làm.

Tâm nguyện lớn nhất của bác sĩ Khanh là truyền hết kiến thức cho đàn em. Để các bác sĩ trẻ tuổi giỏi hơn mình, giúp được nhiều người hơn.

3 nỗi sợ nhất trong đời của bác sĩ Khanh

Sợ bệnh nhân chết mà không hiểu vì lý do gì, đó trở thành nỗi ám ảnh.

Sợ bệnh nhân có bệnh mà bác sĩ không tìm ra.

Lo sợ bệnh nhân nghèo đi vì quyết định chẩn đoán bệnh không chính xác của người bác sĩ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại