Uống rượu đổi mạng: Chưa mất mạng cũng gây họa cho sức khỏe
Trong những ngày lễ hội mùa xuân, rượu là thứ không thể thiếu trên bàn ăn. Dường như đó thực sự là một thứ mà người ta thường nói rằng, không có rượu thì không gọi là tiệc. Nhiều người không chỉ có rượu là thứ để tăng sự kết nối, mà thậm chí còn ép nhau uống rượu, ép cả trẻ con uống và mọi người đều bị uống quá nhiều so với khả năng của mình.
Có những người còn nghĩ rằng phải uống nhiều mới tạo niềm vui, mới nhiệt tình, mới thể hiện sự "hết lòng" với bạn bè, nhưng thực tế có cần thiết phải như vậy không?
Trước đây, uống rượu vốn được xem là một thứ nghệ thuật, thưởng thức để cảm nhận vị nồng cay của rượu, thường là với số lượng ít, thậm chí chỉ nhấp môi. Dần dần, rượu trở thành công cụ giao tiếp, bị lạm dụng và giờ đã trở thành "hung thần" ở một số trường hợp nào đó, nhiều người rơi vào cảnh trở thành "sát thủ".
Ở trên bất kỳ một bàn tiệc nào, cũng có thể xuất hiện những câu nói kiểu như, anh không uống nữa thì mất mặt cho tôi quá. Hễ cứ ngồi xuống bàn tiệc là uống xoay vòng, uống lần lượt từ người này đến người kia hoặc cùng nhau nâng từ chén này sang chén khác.
Trường hợp đề cập ví dụ trong bài viết này, vì ép uống nhiều mà anh Vương Thúc (ở Trung Quốc) đã say gục ngay tại bàn tiệc. Khi người nhà cõng anh về, anh bắt đầu không ngừng nôn ói, thậm chí nôn nhiều đến mức ra máu, sợ quá, mọi người đã lập tức đưa anh Thúc đến bệnh viện.
Trước đó, trong một bữa tiệc vui ở nhà hàng xóm, mọi người đều nhiệt tình uống rượu. Một người uống say quá đã bò lên nằm trên bàn bên cạnh, trong khi đó mọi người vẫn tiếp tục uống mà không để ý. Sau khi tiệc tàn, mọi người mới đỡ anh ta vào phòng, không ngờ sau đó, anh ta đã tử vong trong khi mọi người đều cho rằng anh ấy chỉ là ngủ vì say rượu.
Thêm một câu chuyện cũ, vào năm 2015, một cậu bé người Tứ Xuyên 2 tuổi, vốn là một em bé bụ bẫm tròn trịa, khỏe mạnh và năng động. Em bé này đã đến nhà một người bạn của bố để chơi. Trên bàn rượu, người chủ nhà đã cho bé uống rượu, em bé sau đó đã say và bất tỉnh khi trở về nhà. Thức dậy, bé đã chết vì không thể cấp cứu thành công.
Có thể nói, uống rượu và ép rượu là một thú vui nhưng nó có thể gây chết người. Bởi vì rượu có thể làm cho con người ta mất đi sự tỉnh táo, khó kiểm soát hành vi, gây họa cho tính mạng của bản thân mình và những người xung quanh. Nếu không nghiêm trọng, ở mức độ ít hơn thì có thể làm tổn thương cơ thể.
Như mọi người đều biết, có thể rất khó để cưỡng lại sự nhiệt tình của người khác trên bàn rượu. Một giám đốc điều hành đã từng nói với nhân viên của mình trong công ty: "Khi đi tiếp khách, không tránh được uống rượu, nhưng khách không phải vì mình uống nhiệt tình mà tiến hành hợp tác. Uống rượu vào còn mất tình cảm, bị khách coi thường".
Uống rượu nhiều cũng không để chứng minh được điều gì, ngược lại còn trở thành một trò đùa của người khác vì bạn sẽ không tự chủ được hành vi của mình sau khi uống.
Nhiều năm trước, Châu Âu và Hoa Kỳ đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng với quy mô lớn. Ngay cả khi phụ nữ cứ 2 ngày uống một ly rượu vang đỏ, tỷ lệ mắc ung thư vú sẽ tăng đáng kể.
Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge ở Lancet cũng cho thấy rằng uống rượu có liên quan mật thiết đến tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, so với những người tham gia khảo sát, lượng tiêu thụ hàng ngày từ 0 đến 100 gram có nguy cơ tử vong thấp nhất.
Uống rượu cũng liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch vành và tăng huyết áp gây tử vong bởi đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Trong những căn bệnh này, không có thứ gọi là ngưỡng rượu an toàn để uống.
Uống rượu có thể chỉ mang lại niềm vui trong một khoảnh khắc, nhưng một khi đã ngã gục vì rượu, thì đằng sau bạn là một ngôi nhà bị chia ly. Không để mình bị say rượu là một cách sống có trách nhiệm, không bị thuyết phục khi bị ép uống rượu là một cách sống có giáo dục.
2 sai lầm nhiều người mắc sau khi uống rượu
1. Uống trà giải rượu
Có nhiều người nghĩ rằng uống trà có thể giải rượu, kỳ thực không hẳn là như vậy. Trên thực tê, uống rượu xong lại uống trà có thể gây hại lớn cho sức khỏe. Trong cuốn sách Đông y nổi tiếng Trung Quốc "Bản thảo cương mục" viết rằng, uống trà sau khi uống rượu, làm tổn thương thận, lưng và chân bị đau, bàng quang vừa đau vừa lạnh, dễ bị phù chân, khát nước và đau đớn".
Uống trà không chỉ không giải được rượu, mà còn gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho thận, đặc biệt là trà đặc thì tuyệt đối không nên uống.
2. Móc họng để nôn
Đây cũng là một sai lầm lớn mà nhiều người đang áp dụng sau khi uống rượu. Trên thực tế, nhiều người khi uống quá mức lượng rượu mà cơ thể có thể chịu đựng, họ vô cùng khó chịu và nôn nao. Khi đó, nhiều người muốn móc họng để nôn ra cho cảm giác bớt khó chịu.
Bạn cần biết rằng trong quá trình nôn ói cưỡng ép như vậy, thức ăn sẽ phải trào ngược từ trong dạ dày, qua thực quản và lên đường miệng, cùng với đó, một lượng lớn dịch dạ dày, axit và các chất khác sẽ đi từ dạ dày qua thực quản, quá trình này làm ăn mòn thực quản và dễ gây bệnh trào ngược thực quản và gây viêm.
Ngoài ra, kiểu nôn ói do móc họng này còn có thể gây viêm tụy cấp và tình trạng xuất huyết tiêu hóa cũng có thể xảy ra.
2 cách giải rượu an toàn bạn cần biết
1. Bấm huyệt quan xung
Bạn tập bấm huyệt quan xung trên cạnh ngón tay đeo nhẫn, mỗi lần 10 giây, thả lỏng 2 giây rồi lại tiếp tục bấm 10 giây, thực hiện mỗi tay 5 lần như vậy. Dùng lực đều tay, làm cho vùng da tay nơi huyệt vị nóng ấm lên, hơi tê đau là dừng lại.
2. Uống nước ép bưởi (ăn bưởi)
Trong cuốn sách "Bản thảo cương mục" nói rằng, nước bưởi có vị chua, lạnh, không có độc. Có thể tiêu thực, giải độc rượu, loại bỏ ác khí trong dạ dày, giải rượu mạnh và loại bỏ mùi rượu trên người sau khi uống.
Sau khi say rượu, bạn có thể ăn bưởi, hoặc uống nước ép bưởi, không chỉ có thể làm giảm tác hại của rượu, mà còn có thể giảm thời gian bị say một cách hiệu quả.
Mỗi mùa lễ hội, thăm bạn bè và người thân là một niềm vui trong cuộc sống. Khi bạn hạnh phúc, đừng bị tổn thương bởi rượu. Cuộc sống của chúng ta chỉ có một và chỉ một lần, để yêu thương bản thân và những người thân yêu của chúng ta, đảm bảo sức khỏe tối đa, hãy ngừng uống rượu hoặc uống thật ít, chúng ta sẽ không còn lo lắng.
Đối với sức khỏe, hãy thường xuyên tập thể dục, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ và tái tạo năng lượng cho cơ thể, kiểm tra thể chất thường xuyên và hiểu biết kịp thời về sức khỏe của cơ thể để chăm sóc tốt nhất.
*Theo Health/TT