Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho móng tay hoặc móng chân có những sọc đen chạy dọc theo móng, từ bình thường cho đến những bệnh lý nặng nề như ung thư da.
Nếu bạn phát hiện thấy bất kỳ bất thường nào thay đổi trên móng, tốt nhất là đừng bỏ qua. Đặc biệt là khi bạn có các triệu chứng khác đi kèm như đau hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân.
Những thông tin nhanh mà bạn cần biết về sọc đen trên móng:
• Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ bình thường cho đến nghiêm trọng.
• Điều trị dựa trên nguyên nhân
• Bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu bạn bị sọc đen ở móng mà không phải do chấn thương.
Những nguyên nhân gây ra sọc đen trên móng
Trong hầu hết các trường hợp, sọc ở móng có biểu hiện là những vạch sắc tố đen chạy thẳng dọc theo móng (trong y khoa gọi là linear melanonychia). Theo Viện Sức Khỏe Quốc Gia Anh (the United Kingdom's National Health Service), những sọc này thường xảy ra ở chủng tộc Mỹ gốc Phi trong độ tuổi 20 hoặc già hơn.
Các vạch sắc tố đen ở móng được cho là những biến đổi sắc tố bình thường. Tình trạng này xuất hiện khi những chất sắc tố trong móng được tế bào biểu bì tạo sắc tố (y khoa gọi là melanocytes) tiết ra quá mức. Vì vậy sọc đen xuất hiện và chạy dài từ chân móng.
Theo một bài báo của tờ "The journal Podiatry Today", có khoảng 50% trường hợp là người Mỹ gốc Phi có tình trạng sọc đen ở móng.
Các nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm:
• Sử dụng thuốc như hóa trị, dùng thuốc ức chế thụ thể beta (trong điều trị suy tim, tăng huyết áp), thuốc chống sốt rét, hoặc thuốc azidothymidine (trong điều trị HIV)
• HIV
• Hội chứng Laugier-Hunziker
• Lupus ban đỏ hệ thống
• Hội chứng Peutz-Jeghers
• Nhiễm nấm scleroderma
Một nguyên nhân khác gây ra sọc đen trên móng là xuất huyết dưới móng (splinter hemorrhage), xảy ra khi các mạch máu dưới máu bị tổn thương do chấn thương, ví dụ như bị đánh.
Trầm trọng hơn, sọc đen trên móng có thể là một biểu hiện của bệnh u sắc tố (melanoma), là một dạng bệnh nguy hiểm của ung thư da.
Các triệu chứng
Thông thường, trên một người hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể có những vạch nhỏ màu hơi tối trên móng, chạy cong vòng từ trên xuống dưới, và móng tay không dễ bị bẻ gãy. Tuy nhiên, đôi khi một người bình thường cũng có thể có những vạch đen ở trên móng.
Vạch sắc tố đen (linear melanonychia)
Khi một người có vạch sắc tố đen, họ sẽ thấy những vạch màu đen rất rõ chạy dọc trên thân móng. Những vạch này có phổ màu từ đen đậm cho đến xám, thường xuất hiện trên 2-5 ngón tay hoặc chân, nhưng không nhất thiết bắt buộc phải hiện diện ở tất cả các ngón.
Ảnh minh họa
U sắc tố dưới móng (Subungual melanoma)
Ở một người bị u sắc tố dưới móng, họ thường phát hiện ra sọc đen ở trên một móng duy nhất không phải do nguyên nhân chấn thương.
Điển hình, sọc đen trên móng do u sắc tố sẽ đen và rộng hơn theo thời gian. Đôi khi, móng tay sẽ bị đau hoặc chảy máu.
Các chất sắc tố sẽ lan rộng ở vùng móng gặp lớp biểu bì. Triệu chứng này được gọi là dấu hiệu Hutchinson, là một bằng chứng rất mạnh cho thấy người bệnh đang mắc bệnh u sắc tố. Sọc đen có thể xuất hiện ở cả móng tay và móng chân.
Theo tạp chí "The Journal Podiatry Management", có khoảng 40 đến 55% trường hợp bị u sắc tố dưới móng được phát hiện ở chân.
Xuất huyết dưới móng (Splinter hemorrhage)
Xuất huyết dưới móng được biểu hiện bằng các sọc đen hoặc đỏ trên móng, thường có nguyên nhân là do chấn thương các mạch máu ở dưới giường móng. Chúng thường tự hết sau vài ngày.
Nếu một người có dấu hiệu này xuất hiện ở nhiều móng, đó có thể là một dấu chỉ cho thấy một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán, đầu tiên các bác sĩ thường sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi về bệnh sử:
• Bạn bị sọc đen ở móng bao lâu rồi?
• Những sọc đen này xuất hiện đầu tiên khi nào?
• Gần đây bạn có thấy những sọc đen này có thay đổi gì không?
• Bạn có bị chấn thương nào trước đó hay không?
Các bác sĩ sẽ hỏi thêm về tình trạng dùng thuốc như thế nào. Nếu một người đang sử dụng thuốc chống đông, như warfarin hay aspirin, cũng có thể gây ra hiện tượng xuất huyết dưới móng.
Đôi khi các bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ ở móng để tiến hành sinh thiết. Họ sẽ gửi mẫu này đến bộ phận giải phẫu bệnh để tiến hành quan sát xem liệu có tế bào ung thư nào nguy hiểm hay không?
Điều trị như thế nào?
Hầu hết các nguyên nhân gây ra sọc đen ở móng không cần phải điều trị. U sắc tố là một ngoại lệ vì tính chất nguy hiểm của nó. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u cũng như phần da ở dưới móng.
Các bác sĩ sẽ tiến hành ghép để tạo hình thẩm mỹ cho ngón tay sau phẫu thuật.
Nếu u sắc tố di căn đến xương, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị cắt bỏ ngón tay để ngăn ngừa sự di căn của nó.
Ảnh minh họa
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bạn cần phải đi khám bác sĩ càng nhanh càng tốt nếu thấy đau hoặc chảy máu ở phần móng, hay bất kỳ thay đổi bất thường nào ở sọc đen trên móng chưa rõ nguyên nhân.
Đặc biệt bạn cũng cần phải đi khám bác sĩ nếu thấy móng tay của mình thay đổi bất thường như mỏng, giòn dễ gãy, thay đổi hình dạng, ...
Kết luận
Hầu hết tình trạng sọc đen trên móng thường vô hại. Tuy nhiên, nếu bị u sắc tố, cần phải chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Theo tạp chí Nghiên Cứu Về Bàn Chân Và Cổ Chân (the Journal of Foot and Ankle Research), u sắc tố xuất hiện ở móng chân và bàn chân thường có tiên lượng xấu hơn những vùng khác, có lẽ vì hiếm khi nào bệnh nhân được chẩn đoán sớm.
*Theo Medicalnewstoday
Xem thêm:
Tác hại không ngờ khi cắn móng tay