Bé trai suy hô hấp vì nghịch khăn giấy
Câu chuyện của bé Thành Đạt khi được chị Thúy Nguyễn (26 tuổi) – mẹ bé đăng lên tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được hơn 10 nghìn lượt like và hơn 15.000 lượt chia sẻ chỉ 20 giờ đồng hồ.
Theo mẹ của bé, chiều ngày 31/3, bé Thành Đạt ngồi chơi một mình vì người lớn bận việc. Khoảng 5h chiều bé rút giấy trong hộp ra, chơi và xé mà không biết bằng cách nào lại hít phải. Đến buổi tối thì bé bắt đầu ho rất nhiều, nhưng mẹ bé lại chỉ nghĩ là con bị cảm cúm bình thường.
Đến đêm bé có biểu hiện ho và khó thở rõ ràng hơn. Buổi sáng hôm sau ngày 1/4, thấy con không chơi nữa, bé có biểu hiện mệt mỏi, thì cả nhà mới lo lắng thực sự. Gần trưa, khi thấy bé bị tím tái, thở rít vào, cả nhà mới vội vã đưa bé đi cấp cứu.
Giấy được lấy ra từ phổi bé Đạt. Ảnh chị Thuý cung cấp
Chị Thúy cho biết thêm: "Khi ấy là khoảng 12h trưa, bé khó thở lắm rồi nhưng mình vẫn cố chấp cho con đi các phòng khám ở thành phố Vinh để tìm nơi cho con thở khí dung. Nhưng tất cả các phòng khám đều nghỉ trưa mình mới phải cho con vào nhập viện. Bé được đưa thẳng vào phòng cấp cứu, chụp X-quang phổi.
Kết quả chỉ cho thấy phổi mờ, trắng xóa mà không tìm được nguyên nhân. Trong trường hợp cấp bách, các bác sỹ ở tất cả các khoa đã phải hội chẩn gấp, nghi ngờ có dị vật trong phổi".
Các bác sĩ hỏi mẹ bé xem ở nhà bé có ăn hay chơi gì không nhưng chị nghĩ mãi cũng không ra. "Còn khi được hỏi thì chồng mình nói rằng con có chơi hộp giấy, rút ra và xé thôi chứ không chơi gì lạ cả", chị Thúy kể lại.
Các bác sĩ dựa vào kết quả hội chẩn và lời kể của bố bé đã tiến hành gấp rút mổ nội soi và gắp dị vật ở phổi vào lúc 10h đêm. Những mẩu giấy nhỏ đã được gắp ra đây chính là thủ tình trạng khó thở, suy hô hấp ở bé Đạt.
Từ trường hợp nói trên, các bác sĩ cho rằng hoàn toàn có thể xảy ra nếu bé ăn khăn giấy và trong quá trình đó bé ho mở nắp khí quản là dị vật có thể nhanh chóng chui vào khí quản và phổi.
Chính vì thế, với trẻ nhỏ tuyệt đối không cho trẻ chơi một mình hay chơi cùng các dị vật khác vì nguy cơ dị vật rất lớn.
Xẹp bên phổi vì nắp bút
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – sống tại TP.HCM cho biết, anh còn gặp trường hợp trẻ 8 – 9 tuổi trú tại Bình Phước nhập viện trong tình trạng tím tái, khó thở, suy hô hấp. Bệnh nhi được bác sĩ chụp Xquang thì một bên phổi trắng xoá nên nghi ngờ dị vật đường thở.
Các bác sĩ phát hiện trong phế quản trái của bé có dị vật gây tắc đường thở một bên phổi dẫn tới tình trạng suy hô hấp. Qua nội soi, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM đã lấy được dị vật là một chiếc nắp bút ra ngoài. Sau 2 – 3 tiếng nội soi, bệnh nhi tỉnh táo dần và xin về ngoại trú.
Hàng ngày, các bác sĩ đều gặp bệnh nhi bị dị vật đường thở do các dị vật từ pin đồng hồ, nắp bút, vật từ đồ chơi, thực phẩm, các loại hạt cứng…
Theo bác sĩ Sang, bình thường các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở vẫn chưa hoàn thiện ở trẻ dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng những vật cầm chơi nên nguy cơ hóc dị vật xảy ra nhiều hơn.
Khi những vật này rơi vào đường thở làm tắc nghẽn hô hấp nếu không xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, cha mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ ăn, không để các vật nhỏ lọt vào tay trẻ, không được đùa giỡn trong lúc ăn để tránh các trường hợp hít sặc đáng tiếc xảy ra. Nếu trẻ bị khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, thực hiện ngay thao tác vỗ lưng ấn ngực để trẻ ói, ho (có thể dị vật được tống ra ) không bị ngạt thở.
Với trẻ nhỏ, thực hiện lấy dị vật bằng cách vỗ lưng năm 5, ấn ngực 5 cái như hình dưới.
Sơ cứu trẻ nhũ nhi
Trẻ lớn làm thủ thuật Heimlich để tống dị vật ra ngoài, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất
Cách sơ cứu với trẻ lớn
Xem thêm:
Các bác sĩ lo ngại trào lưu anti-vắc xin lại bùng phát trở lại