Trẻ mới sinh 1 tuần đã đột tử do viêm phổi
Hai vợ chồng Cao Văn Tú trú tại Hà Đông, Hà Nội đều nghiện thuốc lá. Tú không ngờ rằng chỉ vì thói quen này mà đứa con đầu lòng của cậu đã tử vong 1 tuần sau khi qua đời.
Vợ Tú vốn là nhân viên PG (quảng cáo giới thiệu sản phẩm) của một hãng thuốc lá và lúc trước cô cũng hút thuốc lá, chỉ đến khi có thai vợ Tú mới dừng hút. Thi thoảng thèm, vợ cậu hút loại thuốc lá nhẹ hơn.
Khi sinh con được 1 tuần, vợ chồng Tú chăm con chu đáo. Tuy nhiên, một lần cháu bé lên cơn co giật rồi tử vong, khi đến viện bác sĩ đã báo cháu mất lâm sàng trước khi vào viện.
Vợ chồng Tú thẫn thờ, ân hận khi bác sĩ nói cháu bị đột tử không rõ nguyên nhân. Khi nghe vợ chồng Tú nói hút thuốc lá rất nhiều bác sĩ cho rằng, có thể thói quen này của bố và mẹ đã gây ra cái chết cho bé.
Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai không ít trẻ bị hen, viêm phế quản vì bố và mẹ hút thuốc lá.
Trường hợp của bé Nguyễn Hoài V. 3 tháng tuổi trú tại Ân Thi, Hưng Yên. Dù mới chào đời được 3 tháng nhưng V. đã hai lần nhập viện vì viêm phổi nặng.
Mẹ của V. cho biết, trong gia đình có tới 3 người hút thuốc lá, đó là ông nội, bố và chú của bé V. Mỗi lần nhìn mọi người hút thuốc phả thuốc ra nhà, mẹ bé V. cảm thấy xót con.
Tuy nhiên, chồng của chị còn bảo được chứ chú và ông nội thì rất khó nói để họ ra ngoài hút thuốc.
Khi lên viện cấp cứu, bác sĩ đã phải bảo bố cháu bỏ thuốc lá vì việc hút thuốc lá cả nhà hút như thế rất nguy hiểm cho bé, có thể khiến bé bị viêm phổi, viêm hô hấp và hàng chục bệnh lý ở trẻ nhỏ khác đe doạ bé.
PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số trẻ nhập viện vì các bệnh hô hấp có cha, mẹ hút thuốc lá cao hơn rất nhiều với những đứa trẻ mà bố mẹ không hút thuốc lá.
Nếu cha mẹ đã và đang làm điều này hãy dừng lại vì sức khoẻ của các con.
Khói thuốc nguy hại với trẻ nhỏ như nào
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Lệ Quyên – Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ em gia đình có người hút thuốc lá, đặc biệt là những người tiếp xúc với trẻ càng hút thuốc thì ảnh hưởng đến trẻ càng nhiều.
Người ta thấy ở những đứa trẻ có bố mẹ hút thuốc lá nguy cơ trẻ bị đột tử ở tuổi nhũ nhi tăng, nguy cơ trẻ mắc các bệnh lý cơn hen cấp tăng, hen phế quản.
Bố hút thuốc lá thì khói thuốc lá con hút phải tăng nguy cơ các đợt cấp hen phế quản, tăng nguy cơ viêm tai mãn tính ở trẻ.
Mẹ hút thuốc lá thì nguy cơ đó tăng lên gấp đôi. Nếu cả bố và mẹ cùng hút thuốc thì nguy cơ đó còn tăng hơn nữa. Bản thân thuốc lá ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.
Theo bác sĩ Quyên, khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với áp lực mạnh hơn 20 lần oxy.
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển.
Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển.
Bác sĩ Quyên cho biết người ta phân tích thành phần khói thuốc lá thấy rằng 1 điếu thuốc khi đốt cháy có 4 luồng khói.
Luồng khói thứ nhất là người hút thuốc hít vào trong phổi, luồng khói thứ hai toả ra từ đầu thuốc đang cháy, luồng khói thứ 3 là người ta hút vào và thở ra.
Luồng khói thứ 4 là luồng khói tổng hợp của luồng khói thứ 2 và thứ 3 bao quanh, tồn tại trong không khí nhiều giờ.
Qua phân tích thấy rằng, luồng khói thứ 2 toả ra từ đầu thuốc đang cháy nồng độ độc chất như CO, NH3, khí cabua tăng cao gấp 10 – 20 lần so với người hút thuốc là hút vào phổi.
Thành phần của các chất khí trong khói thuốc lá ở luồng khói thứ 4 có kích thước hạt nhỏ, kích thước này có khả năng thâm nhập sâu vào trong phổi và phế nang của người hít phải.
Vì thế, người hút thuốc lá không những hít phải chất độc hại mà những người xung quanh họ cũng chịu tác hại nặng nề.
Bản thân khói, kích thước nhỏ, thâm nhập sâu vào tuần hoàn, phổi gây bệnh tương tự với người hút thuốc lá chủ động.
Bản thân người hút thuốc lá họ nghĩ người không hút không sao nhưng họ không biết rằng người xung quanh cũng phải chịu tác hại rất nhiều nhất là những gia đình có con nhỏ.
Bố mẹ hút thuốc thì đứa trẻ có tần suất nhập viện cao hơn những đứa trẻ mà bố mẹ không hút thuốc.
Với những gia đình bố hút thuốc lá tăng đợt tần số mắc các bệnh hen phế quản lên 28 %. Còn với những đứa trẻ có mẹ hút thuốc lá, mẹ gần gũi hơn tỷ lệ tăng là 38 %. Cả bố cả mẹ đều hút là 78 %.