Trong thập niên 1960, Trung Quốc đã ra mắt dòng xe hơi nội địa sang trọng hiệu Hongqi (Hồng Kỳ). Tuy nhiên, do đây là loại xe dành cho lãnh đạo Mao Trạch Đông và các quan chức Trung Quốc, nên rất ít người có cơ hội chiêm ngưỡng dòng xe này ở cự li gần, kể cả trong nước và quốc tế.
Trong lễ hội xe hơi Pebble Beach Concours d'Elegance năm nay được tổ chức tại Mỹ, bảo tàng xe cổ Sanhe của Thành Đô đã đem đến mẫu xe Hồng Kỳ đầu tiên và thứ hai từng được sản xuất trong thập niên 60, 70. Đó là chiếc Hồng Kỳ CA72 được sản xuất năm 1965, và Hồng Kỳ CA770 được sản xuất năm 1974.
Phóng viên của chuyên trang Jalopnik đã được mục sở thị 2 mẫu xe cổ "rất thú vị" này.
Mẫu xe Hồng Kỳ đầu tiên - CA72 được ra mắt năm 1965. Ảnh: Jalopnik.
Mẫu xe Hồng Kỳ CA770 được sản xuất năm 1974 có vẻ ngoài góc cạnh hơn. Ảnh: Jalopnik.
Chiếc CA770 đã được chào bán tại Mỹ trong gần 1 năm nay tại công ty chuyên về các dòng xe cổ điển Blackhawk Collection, còn chiếc CA72 mới xuất hiện tại Mỹ lần đầu.
Ngay đến những nhà phục chế xe hơi chuyên nghiệp cũng đã phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện hai mẫu xe này, đặc biệt là chiếc CA72, do hạn chế về tài liệu tham khảo và các bộ phận của chiếc xe.
Ảnh: Jalopnik.
Hongqi (Hồng Kỳ) có nghĩa là "cờ đỏ" trong tiếng Trung. Được thành lập năm 1958, Hồng Kỳ là hãng sản xuất xe hơi lâu đời nhất tại Trung Quốc.
Giống như dòng xe limousine ZIL của Xô viết, các mẫu xe Hồng Kỳ không dành cho những người bình thường, mà được sản xuất riêng cho các quan chức chính phủ, quan chức ngoại giao, những người có chức sắc và lãnh đạo nước ngoài.
Nhìn từ phía trước, sẽ rất khó để nhìn ra điểm khác biệt giữa hai mẫu xe này. Chiếc CA72 là xe số sàn, còn CA770 là xe số thủ công.
Chiếc CA72 (trái) và chiếc CA770 (phải). Ảnh: Jalopnik.
Phía trong nội thất của 2 mẫu xe này có nhiều khác biệt hơn, nhưng cả hai đều rất đẹp và sang trọng.
Tuy chiếc xe không lớn, nhưng nội thất trong xe tạo cảm giác rộng rãi và thoải mái. Các chi tiết như viền gỗ ở cửa xe hay cặp đèn hậu cũng được thiết kế rất tinh tế theo phong cách của Trung Quốc.
Còn lại, về tổng thể thì mẫu xe này trông có hơi hướng phong cách xe hơi Mỹ (như mẫu Chevrolet Corvair hay Chrysler) trong thập niên 60-70, hoặc dòng xe Chaika của Xô viết. Nhưng xe Hồng Kỳ của Trung Quốc có kích thước lớn hơn, và có nhiều điểm thú vị hơn, có lẽ bởi nó ít khi xuất hiện trước công chúng.
Một số hình ảnh cận cảnh hai chiếc xe đời đầu của hãng Hồng Kỳ:
Trên vô-lăng có biểu tượng chiếc xe kéo của hãng Hồng Kỳ. Ảnh: Jalopnik.
Nội thất trong xe. Ảnh: Jalopnik.
Các chi tiết trên xe cũng được thiết kế rất tinh tế. Ví dụ như chiếc đèn hậu được lấy ý tưởng từ đèn lồng đỏ của Trung Quốc. Ảnh: Jalopnik.
Theo SCMP, xe hơi Hồng Kỳ đã từng rất phổ biến trong giới quan chức Trung Quốc trong các thập niên 60, 70 và 80. Tuy nhiên, sau đó giới quan chức dần chuyển sang các hãng xe sang trọng nước ngoài, thay vì mẫu xe Hồng Kỳ cũ nặng nề, tốn nhiên liệu và kém an toàn hơn.
Việc sản xuất mẫu xe này đã bị đình chỉ 3 lần, trong đó có thời kỳ từ năm 1981 đến 1983, khi cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lựa chọn một hãng xe nội địa khác. Đến năm 1984, việc sản xuất lại được tiếp tục tiến hành và xe Hồng Kỳ lại tiếp tục xuất hiện trong lễ diễu binh của Trung Quốc.
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và nguyên soái Lâm Bưu trên chiếc xe Hồng Kỳ đời đầu. Ảnh: Xinhua.
Ông Đặng Tiểu Bình dự lễ duyệt binh trên chiếc xe Hồng Kỳ. Ảnh: Xinhua.
Kể từ đó đến nay, các thế hệ lãnh đạo kế nhiệm của Trung Quốc vẫn tiếp tục lựa chọn mẫu siêu xe Hồng Kỳ. Trong chuyến công du đến đất nước Rwanda (châu Phi) gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã xuất hiện cùng siêu xe bọc thép Hồng Kỳ N501 mới, với nhiều tính năng hữu ích phục vụ nguyên thủ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự lễ duyệt binh trên mẫu xe Hồng Kỳ đời mới. Ảnh: Reuters.
Vừa qua, ông Tập đã mang theo mẫu siêu xe Hồng Kỳ mới nhất trong chuyến công du châu Phi. Ảnh: OedoSoldier.
Siêu xe mới của ông Tập Cận Bình. Ảnh: OedoSoldier.