Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Đại học VU ở Amsterdam, Hà Lan, đã thu thập các mẫu gạc âm đạo từ 122 phụ nữ khỏe mạnh. Sau đó họ xác định hồ sơ vi khuẩn hoặc vi sinh vật của những phụ nữ tham gia, trong đó số lượng các loại vi khuẩn tồn tại trong âm đạo khỏe mạnh của họ được ghi lại.
Một năm sau, kết quả cho thấy, 61 phụ nữ dương tính với Chlamydia có nhiều vi khuẩn Lactobacillus iners (L. iners) trong âm đạo hơn. Những phụ nữ này cũng có nhiều khả năng nhiễm bệnh hơn.
Có khoảng 80 loại vi khuẩn khác nhau phát triển mạnh mẽ và giúp duy trì âm đạo khỏe mạnh. Trước khi phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh, hầu hết các vi khuẩn này là một phần của vi khuẩn họ lactobacillus. L.iners là một trong những loài phổ biến nhất, cùng với L.crispatus, L.gasseri, L.jenesenii.
Âm đạo của người phụ nữ được coi là khỏe mạnh khi có độ pH cân bằng với axit. Lactobacilli sản xuất axit lactic giúp duy trì phạm vi cân bằng này. Thành phần vi khuẩn trong âm đạo mỗi phụ nữ có phần khác nhau, và dao động tùy thuộc vào tuổi, mức độ hormone, môi trường, và chu kì kinh nguyệt.
Nhưng theo nghiên cứu này, giữa hai phụ nữ cùng lứa tuổi, dân tộc và cùng có thói quen tình dục an toàn, người nào có nhiều vi khuẩn L.iners trong âm đạo hơn sẽ có nhiều khả năng bị bệnh Chlamydia hơn.
Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng giữ được sự cân bằng ổn định của vi khuẩn trong âm đạo là điều rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn (BV) hoặc nhiễm nấm men.
Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những phụ nữ có nhiều khả năng bị BV có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn.
Tiến sĩ Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa ở Carmel, New York và là tác giả của cuốn "The Complete A to Z Guide to Your V" cho biết:
"Điều quan trọng cần lưu ý là bản thân sự mất cân bằng này và BV không phải là các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bất kì sự thay đổi nào có thể gây ra những vết xước nhỏ, có thể dẫn đến tiếp cận với các bệnh lây truyền qua đường tình dục".
Người nào có nhiều vi khuẩn L.iners trong âm đạo hơn sẽ có nhiều khả năng bị bệnh Chlamydia hơn.
Môi trường âm đạo có cơ chế thường xuyên tự làm sạch. Chị em nên tránh dùng các sản phẩm vệ sinh có đặc tính mạnh, tránh lạm dụng kháng sinh và các chất có tiềm năng như chất diệt tinh trùng... vì như vậy có thể gây ra sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo.
Thay vào đó, chị em nên để âm đạo tự điều chỉnh và khuyến khích sản xuất vi khuẩn khỏe mạnh bằng cách mắc đồ lót từ loại vải thoáng khí và duy trì các chế độ ăn uống lành mạnh, không tiêu thụ quá nhiều đường hoặc rượu.
Chưa rõ tại sao tỉ lệ hiện nhiễm vi khuẩn đặc hiệu này lại liên quan đến khả năng mắc bệnh Chlamydia cao hơn, nhưng rõ ràng khi môi trường ổn định của âm đạo bị phá vỡ thì có thể dẫn đến điều này.
Đó là bởi vì màng nhầy bảo vệ thành trong của âm đạo bị yếu đi hoặc phá vỡ khiến cho các vi khuẩn xâm nhập nhanh hơn, người phụ nữ dễ bị Chlamydia và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói rằng nhiễm khuẩn Chlamydia xảy ra phổ biến ở nam giới và phụ nữ trẻ. Theo ước tính, có 1/20 phụ nữ trong độ tuổi 14-24 có hoạt động tình dục mắc các bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục.
Sử dụng bao cao su có thể giúp bảo vệ chống lại nhiễm khuẩn Chlamydia, đặc biệt nếu bạn quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, nguy cơ của bạn càng cao.
Nhiễm khuẩn Chlamydia xảy ra phổ biến ở nam giới và phụ nữ trẻ.
Những triệu chứng ban đầu khi bị nhiễm khuẩn Chlamydia có thể rất khó nhận ra, đó là lý do tại sao nhiều người không biết mình mắc bệnh, dẫn đến việc điều trị bị chậm trễ. May mắn là, nhiễm khuẩn chlamydia có thể được điều trị bằng kháng sinh và khỏi trong một vài ngày.
Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Robin van Houdt, cho biết, với những nghiên cứu bổ sung, phát hiện mới này có thể giúp các nhà khoa học "xác định xem vi khuẩn có chứa âm đạo có thể góp phần làm tăng tính nhạy cảm hoặc bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục".
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Transmitted Transmitted Infections.
Những chị em nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn chlamydia thì không nên coi thường các biểu hiện sau đây.
- Dịch âm đạo bất thường
- Chuyện tiểu tiện thay đổi (bỏng rát hoặc đau)
- Chảy máu âm đạo bất thường (ví dụ chảy máu sau khi giao hợp qua đường âm đạo)
- Đau ở gan và ở bụng:Triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn ở những trường hợp chị em có quan hệ tình dục bằng miệng với "đối tác" bị nhiễm khuẩn chlamydia.
- Đau ở lưng dưới hoặc xương chậu: Khi các dấu hiệu này xuất hiện thì rất có thể nhiễm trùng đã lây lan từ cổ tử cung ra các ống dẫn trứng.
Những nguy hiểm do nhiễm khuẩn chlamydia gây ra với phụ nữ
Nhiễm khuẩn chlamydia là bệnh tình dục khá phổ biến và dễ dàng lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt với những chị em có quan hệ tình dục không an toàn. Nhiễm khuẩn chlamydia nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng niệu đạo, viêm vùng chậu, tắc ống dẫn trứng...
Nhiễm khuẩn chlamydia còn gây nguy hiểm cho khả năng sinh sản của người phụ nữ, khiến chị em khó khăn trong việc mang thai, thai ngoài tử cung, thậm chí có thể gây ra vô sinh.
Người mẹ đang mang thai mà nhiễm khuẩn chlamydia thì có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
Nguồn: DailyMail