Bóc mẽ 2 loại tên lửa Ukraine nhăm nhe "nhấn chìm mọi tàu chiến Nga, bay thẳng đến Điện Kremlin"

Bảo Lam |

Ukraine rất tự tin trước sức mạnh tên lửa của mình, nhưng hy vọng của họ có cơ sở để thành hiện thực hay không?

Tên lửa bay tới Điện Kremlin

Theo trang mạng svpressa.ru, việc chấm dứt Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) từ phía Mỹ khiến Ukraine đón nhận một cách vui sướng

Cả thế giới, bằng cách này hoặc cách khác, đang phản ứng với việc Hiệp ước INF chấm dứt hiệu lực. Chủ yếu là những phản ứng tiêu cực. Tất nhiên, châu Âu là phản đối mạnh nhất và chỉ duy nhất một mình Ukraine không che giấu sự vui mừng.

Bài viết cách đây không lâu trên trang thông tin điện tử UNIAN của Ukraine cho thấy sự mừng rỡ. Đáng lưu ý, UNIAN nằm trong tập đoàn truyền thông của ông Kolomoyski - tỷ phủ và cựu tỉnh trưởng Dnipropetrovsk của Ukraine.

Kết luận rút ra từ bài viết cho thấy quan điểm của Ukraine đối với việc chiếm dứt hiệp ước nói trên như sau: “Trong điều kiện chiến tranh với Nga, chúng tôi muốn để hiệp ước về tên lửa tầm trung và ngắn hoàn toàn không có hiệu lực, khi đó chúng tôi có thể bình thản bắt đầu nghiên cứu và sản xuất các tên lửa tầm trung và ngắn.

Chúng có thể trở thành công cụ kiềm chế ý đồ xâm lược của Nga, từ đó xây dựng các điều kiện để người Nga cảm nhận được mối đe dọa từ phía Ukraine”.

Những lời trên làm dấy lên hai câu hỏi. Thứ nhất, ai trước đây ngăn cản Ukraine chế tạo các tên lửa đạn đạo và hành trình với tầm bắn từ 500km đến 5.500km? Không lẽ Hiệp định này áp dụng với Ukraine, như đối với Trung Quốc, đối với Ấn Độ, và đối với 191 quốc gia khác trên thế giới?

Một cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm Neptune của Ukraine

Thứ hai, vũ khí nào hiện giờ lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Ukraine có thể chế tạo để đe dọa được lãnh thổ của Nga?

Không lẽ đó là tên lửa hành trình tiềm năng “Neptune” mà giữa tháng trước quyền thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine Alexander Turchinov từng tuyên bố rằng chúng có khả năng bắn đứt dây níu cầu Crimea, thậm chí còn có thể nhấn chìm mọi tàu chiến của Nga.

Đáng sợ hơn nữa đối với Nga, theo ý kiến của Kiev, là tổ hợp tên lửa chiến thuật-tác chiến “Olkha”. Kiev tính toán rằng, nếu tổ hợp này được bố trí ở thị trấn Lyutoe thuộc tỉnh Sumskaya (Ukraine), thì các tên lửa của nó có thể bay tới Điện Kremlin.

Bên cạnh đó, chính quyền Kiev còn khẳng định rằng độ chính xác của “Olkha” cao là nhờ việc điều chỉnh đường bay của quả tên lửa bằng tín hiệu vệ tinh GPS.

Hy vọng của Ukraine không có khả năng thành hiện thực?

Theo trang mạng svpressa.ru, cả hai tổ hợp “Olkha” và “Neptune” – Kiev trước đó gọi là niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine - đều chưa được bàn giao cho quân đội nước này. Trong khi đó, các tổ hợp khác chưa được nghiên cứu chế tạo.

Khi xem xét kỹ “Neptune” và “Olkha” thì giới phân tích phát hiện ra rằng chúng không phải là mới và cũng chẳng phải của Ukraine. Cả hai đều có nguồn gốc do Liên Xô nghiên cứu.

“Olkha” bắt đầu được chế tạo từ thập niên 90. Dưới nhiều tên gọi khác nhau: “Grom”, “Borisfen”, “Sapsan”… Khi hết tiền, mà không thu được kết quả gì nên dự án phải dừng lại. Sau đó một thời gian nó lại được tiếp tục nhưng với tên gọi khác.

Bóc mẽ 2 loại tên lửa Ukraine nhăm nhe nhấn chìm mọi tàu chiến Nga, bay thẳng đến Điện Kremlin - Ảnh 2.

Ukraine thử nghiệm tên lửa Olkha. Nguồn: ukrinform.fr

“Olkha” bắt đầu được nghiên cứu vào năm 2014. Sau 2 năm, “người ta đã tiến hành thử nghiệm”. Tuy nhiên, họ nhanh chóng phát hiện rằng trong đoạn quảng cáo ghi lại quá trình bắn đạn phản lực của Liên Xô thì bệ phóng cũng là của Liên Xô.

Cuối cùng, đã xác định được rằng “Olkha” không phải là tổ hợp tên lửa tác chiến-chiến thuật, mà là hệ thống phảo phản lực bắn loạt với 8 quả tên lửa. Để lấy mẫu phục vụ thử nghiệm thiết kế, Ukraine đã lựa chọn tổ hợp pháo phản lực bắn loạt “Smerch” của Liên Xô sử dụng đạn phản lực 300mm.

Thế nhưng, nếu tin vào chiến lược tuyên truyền về kỹ thuật-quân sự của Ukraine, thì các kỹ sư chế tạo “Olkha” đã làm một điều kỳ diệu. Họ đã lấy viên đạn pháo điều khiển của Nga 9M542 và cắt ngắn nó đi (từ 7600mm xuống còn 7000mm).

Họ cũng giảm bớt khối lượng (từ 820kg xuống còn 800kg) và nhồi thêm vào nó gần gấp đôi nhiên liệu hỗn hợp rắn. Chính nhờ đó mà tầm bắn của Olkha đạt tới 200km so với 120km của “Smerch” (chỉ có các loại đạn pháo phản lực bắn loạt 400mm của Trung Quốc mới có thể bay tới 200km).

Hơn nữa, đạn pháo của Ukraine dường như mang được đầu đạn có sức công phá mạnh hơn – 250kg so với 150kg. Nhưng khó có thể kiểm chứng được điều này.

Có thông tin cho rằng “Olkha” đã được sản xuất hàng loạt gần 1 năm. Và đó cũng là điều thần kỳ - hệ thống phức tạp đã được chế tạo trong 4 năm. Trong khi đó, quy trình chế tạo “Smerch” (cho tới khi nó được biên chế cho quân đội) phải kéo dài từ năm 1976 đến hết năm 1987.

Thế nhưng, Ukraine lại thiếu những thông tin về ứng dụng chiến đấu của “Olkha”. Tạm thời vũ khí thần thánh này chỉ được sử dụng cho các lễ duyệt binh.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với tên lửa chống hạm “Neptune”. Các kỹ sư thiết kế Ukraine đã lấy bản vẽ tên lửa cận âm chống hạm của Liên Xô Kh-35 và biến thành tên lửa chống hạm của mình.

Khi tăng khối lượng của tên lửa lên thêm 25%, thì tầm bắn dường như đã tăng lên hơn 2 lần – 300km so với 130km. Mọi thứ còn lại vẫn như vậy: Từ đầu dò radar chủ động, hệ thống điều khiển bay cho tới vận tốc cận âm.

Đương nhiên – trước mắt, như Kiev khẳng định, là thời hạn nghiên cứu kỷ lục được bắt đầu sau cuộc đảo chính tại Kiev và sẽ phải hoàn tất vào tháng 12 năm nay. Để so sánh: Ngành công nghiệp quân sự Liên Xô mạnh hơn rất nhiều nhưng phải mất tới 19 năm mới chế tạo xong Kh-35.

Được biết, tại Ukraine đến năm 2014 gần như không còn tồn tại trường phái nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo. Hạ tầng gần như hoang tàn, các chuyên gia hàng đầu bỏ đi do thu nhập quá thấp, sản lượng xuất xưởng gần như bằng 0. Bởi vậy, svpressa.ru cho rằng, những hi vọng của UNIAN vào các tên lửa tầm trung này hoàn toàn không có cơ sở để thành hiện thực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại