Bố chồng khốn khổ vì trĩ, con dâu mách bài thuốc 3 ngày là khỏi: Ai mắc trĩ nên tham khảo

Ngọc Anh |

Các chuyên gia cho rằng trầu không có tác dụng trong bệnh trĩ độ 1, độ 2.

Bài thuốc bất ngờ

Ông N.V.H (trú tại Ân Thi, Hưng Yên) cho biết  mình bị trĩ từ năm 1981, đã được tiêm huyết thanh nóng 2 búi, kết quả tốt. Tuy nhiên, gần đây bệnh tái phát, búi trĩ viêm to, cơ vòng không khép kín được nên dịch bẩn rỉ ra thường xuyên gây đau rát rất khó chịu. Nghe con dâu mách dùng 7 lá trầu không, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc để điều trị.

Cách thực hiện rất đơn giản đó là rửa sạch tất cả những nguyên liệu trên cho vào cối giã nhỏ với một chút muối, bổ quả cau thành 7 miếng nhỏ. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun nóng rồi dùng để xông hơi hậu môn, ngày thực hiện 2 lần. Sau 3 ngày, bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, ông bôi thêm kem nghệ, búi trĩ co lên hết, hậu môn trở lại bình thường.

Bố chồng khốn khổ vì trĩ, con dâu mách bài thuốc 3 ngày là khỏi: Ai mắc trĩ nên tham khảo - Ảnh 1.

Bài thuốc trị trĩ được ông H áp dụng

Hay như trường hợp của chị Vũ Thị Minh (31 tuổi, Khuất Duy Tiến, Hà Nội) cũng lấy trầu không xông để trị trĩ. Chị Minh mang thai và chị bị sa trĩ khi mang thai. Điều này khiến chị vô cùng sợ hãi vì đau và khó chịu. Chị Minh kể chị gái chị cũng từng khốn khổ vì sa trĩ khi sinh nên chị rất sợ bị trĩ. Chị đã suy nghĩ sẽ chọn mổ sinh để xử lý búi trĩ luôn.

Trong lúc chị đang nhăn nhó lo lắng vì bệnh trĩ bà bầu thì mẹ chồng chị đã lấy lá trầu không để cho chị dùng. 

Cách làm rất đơn giản lấy khoảng chục lá trầu không rửa rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau khi đợi nước ấm thì hãy dùng để ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút, ngày làm 2 – 3 lần. Chị Minh kiên trì thực hiện phương pháp chữa bệnh trĩ khoảng 2 tuần sau thì búi trĩ đã co lại và chị chịu khó xông đến khi búi trĩ co hết lên không còn đau rát nữa.

Bài thuốc có tác dụng như nào

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn – Chủ nhiệm khoa Đông Y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết  trĩ là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở nước ta đúng như cổ nhân đã nói "thập nhân cửu trĩ". 

Bởi vậy, các bài thuốc kinh nghiệm dân gian có công dụng phòng chống bệnh lý này là hết sức phong phú. 

Bệnh nhân H, khởi đầu bị trĩ nội, sau đó bệnh tái phát và có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch trĩ khiến cho hậu môn sưng đau và xuất tiết dịch bẩn. Trong trường hợp này, mọi biện pháp trị liệu phải đạt được các mục đích: kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau và làm cho búi trĩ co lên.

Bố chồng khốn khổ vì trĩ, con dâu mách bài thuốc 3 ngày là khỏi: Ai mắc trĩ nên tham khảo - Ảnh 2.

Lá trầu không giúp trị trĩ

 Trong bài thuốc mà ông H đã dùng, tác dụng của từng loại đều rõ rệt và tốt.

Ví dụ, lá trầu không là một vị thuốc vị cay nóng, tính ấm, có công dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm và sát trùng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm mạo, mụn nhọt, vết thương phần mềm, bỏng, viêm chân răng, sai khớp, bong gân...

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trầu không có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ và thương hàn, trực khuẩn coli...và còn có tác dụng làm lành nhanh vết thương nhờ khả năng thúc đẩy sự biểu mô hoá.

Quả bồ kết theo đông y vị cay mặn, tính ấm, có công dụng thông khiếu, trừ đàm, tiêu thũng, sát trùng, tiêu độc, thường được dùng để chữa trúng phong, hen suyễn, sâu răng, kiết lỵ, mụn nhọt, áp xe vú...

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả bồ kết cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.

Hạt gấc vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có công dụng tiêu tích, lợi trường, tiêu thũng, tiêu viêm và sinh cơ, thường được dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ lở, trĩ, lòi dom, sưng vú, tắc tía sữa, sốt rét có báng..., chủ yếu dùng ngoài vì có độc.

Quả cau vị đắng chát, tính ấm, có công dụng sát trùng, tiêu thũng, tiêu tích, hành khí, lợi thuỷ. Muối ăn, còn gọi là diêm tiêu, vị mặn, tính lạnh, cũng có công dụng tả hoả, lương huyết, tiêu viêm, nhuận táo.

Như vậy, tất cả các vị thuốc trong bài phối hợp với nhau tạo nên công năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu thũng (giảm sưng nề) và kích thích quá trình biểu mô hoá, làm lành nhanh vết thương. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc trị liệu bệnh trĩ có biến chứng viêm tắc gây sưng nề, viêm nhiễm.

Tuy nhiên theo thạc sĩ Toàn đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khảo sát cụ thể về tác dụng trị liệu của phương thuốc dân gian này đối với bệnh trĩ có biến chứng. Đây là một gợi ý rất đáng chú tâm cho các nhà y học nói chung và các chuyên gia về bệnh trĩ nói riêng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại