Cập nhật lúc

Sau 30/9 người dân TP.HCM có sử dụng giấy đi đường không? Ghi nhận 381 bệnh nhân Covid-19 tử vong tại 13 tỉnh, thành trong ngày

Cập nhật thông tin dịch Covid-19 ngày 13/9 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.

Sau 30/9 người dân TP.HCM có sử dụng giấy đi đường không? Ghi nhận 381 bệnh nhân Covid-19 tử vong tại 13 tỉnh, thành trong ngày
35
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    15 người trong thùng xe đông lạnh: Đầm đìa mồ hôi, không thở nổi!

    Chiều 13/9, Công an huyện Hàm Tân cùng các đơn vị liên ngành đang phối hợp làm rõ vụ giấu 15 người trong thùng đông lạnh xe tải để "thông chốt" kiểm soát dịch Covid-19, phát hiện tại xã Tân Đức (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận).

    Hơn 10 giờ sau khi ra khỏi thùng xe đông lạnh, một gia đình (gồm 5 người, trong đó có bé trai 6 tuổi) cho biết, họ thuê trọ ở TPHCM, tuy nhiên tình hình dịch bệnh kéo dài không thể cầm cự nên phải tìm đường về quê ở Quảng Trị.

    Sau khi tìm được xe, ngày 12/9, gia đình này bắt đầu hành trình. Đi đến tỉnh Đồng Nai, gia đình được yêu cầu cùng 10 người khác lên thùng xe đông lạnh do Lê Văn T. (39 tuổi, ngụ Bình Thuận) làm tài xế, để "thông chốt" kiểm dịch.

    Sau 30/9 người dân TP.HCM có sử dụng giấy đi đường không? 15 người trong thùng xe đông lạnh: Đầm đìa mồ hôi, không thở nổi! - Ảnh 1.

    Thùng đông lạnh rộng chưa đến 10 m2 nhưng "nhét" 15 người cùng hành lý.

    Thùng đông lạnh rộng chưa đến 10 m2 nhưng "nhét" 15 người cùng hành lý nên mọi người phải chen nhau ngồi kín sàn.

     

    "Xe chạy được vài phút thì có người say xe nên tài xế tắt máy lạnh, sau đó trong thùng xe bắt đầu nóng lên. Mọi người mồ hôi đầm đìa, có lúc không thở nổi. Hai vợ chồng em phải thay nhau quạt cho con"

    Người đàn ông đưa gia đình về quê Quảng Trị

     

    Bài viết trích dẫn từ nguồn:

    Vụ giấu 15 người trong thùng xe đông lạnh: Đầm đìa mồ hôi, không thở nổi!dantri.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau 30.9 người dân TP.HCM có sử dụng giấy đi đường không?

    Tối 13.9, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, giải đáp thắc mắc của người dân về "kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế của TP.HCM sau ngày 15.9" qua hình thức livestream trong chương trình "Dân hỏi - TP trả lời".

    Người dân thắc mắc sau 30.9 còn sử dụng giấy đi đường không? Ông Bình cho biết hiện nay có 17 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường. Hết ngày 6.9 thì giấy đi đường gia hạn đến ngày 15.9; còn sau 30.9, TP sẽ tích hợp dữ liệu trên ứng dụng VNEID của Bộ Công an. Khi dữ liệu được tích hợp, đối với những người dân được đi đường, lực lượng công an sẽ kiểm tra trên ứng dụng này, không cần sử dụng giấy đi đường như hiện nay.

     

    Bấm link đọc bài viết chi tiết:

    Sau 30.9 người dân TP.HCM có sử dụng giấy đi đường không?thanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bé gái 13 tuổi ở Cần Thơ được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer

    Tối 13/9, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết đã yêu cầu lãnh đạo quận Thốt Nốt chỉ đạo kiểm tra, kiểm điểm những người liên quan việc bé gái 13 tuổi được tiêm vaccine 2 mũi Pfizer.

    Theo lãnh đạo thành phố, việc tiêm vaccine cho bé gái này là do địa phương tự ý làm. Sau khi có phản ánh, lãnh đạo TP Cần Thơ đã yêu cầu chấn chỉnh ngay.

    Sáng cùng ngày, mạng xã hội lan truyền thông tin bé gái sinh năm 2008 (13 tuổi, ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) tiêm 2 mũi vaccine Pfizer. Theo thông tin trên phiếu xác nhận, bé gái tiêm mũi 1 ngày 11/8 và mũi 2 ngày 4/9.

    Giấy xác nhận cho thấy việc bé gái 13 tuổi đã được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer.

    Bé gái 13 tuổi ở Cần Thơ được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer. Hà Nội xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ sau ngày 15/9 - Ảnh 1.

    Giấy xác nhận cho thấy việc bé gái 13 tuổi đã được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer.

    Theo ông Nguyễn Kim Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt, địa phương có một vài trường hợp người dưới 18 tuổi được tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19. Bé gái trên là cháu, ở chung nhà một cán bộ Trung tâm y tế phường Tân Lộc nên được tiêm vaccine.

    Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt khẳng định không có chuyện nhờ "mối quan hệ" để bé gái được tiêm vaccine như thông tin chia sẻ trên mạng.

     

    Bấm link đọc bài viết chi tiết:

    Bé gái 13 tuổi ở Cần Thơ được tiêm 2 mũi vaccine Pfizerzingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Shipper tại TP.HCM được chạy liên quận, huyện từ ngày 16/9

    Tối ngày 13/9, livestream Dân hỏi – Thành phố trả lời với chủ đề Kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế của TP.HCM đã thu hút hàng chục nghìn người theo dõi. 

    Tại buổi trao đổi, ông Lê Hòa Bình, phó Chủ tịch UBND TP.HCM, theo lãnh đạo TP.HCM, nhiều bà con có thói quen đặt hàng qua mạng, đặc biệt là trong giai đoạn giãn cách xã hội. Để đảm bảo được nhu cầu đó, lộ trình, cách kiểm soát, đảm bảo an toàn của lực lượng shipper phải được chuẩn bị chặt chẽ.

    Hà Nội xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ sau ngày 15/9. Shipper tại TP.HCM được chạy liên quận, huyện từ ngày 16/9 - Ảnh 1.

    Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM

    Bắt đầu từ ngày 16/9, thành phố sẽ cho phép lực lượng shipper chạy liên quận với điều kiện đảm bảo được an toàn phòng dịch. Ngành y tế sẽ có những quy định cụ thể về vấn đề này. Đồng thời, thành phố sẽ hỗ trợ chi phí xét nghiệm, phần nào giảm bớt gánh nặng cho lực lượng shipper từ ngày 16-30/9. Thành phố cũng sẽ triển khai phần mềm tích hợp dữ liệu về vắc xin, xét nghiệm, di chuyển… để hỗ trợ cho người dân.

    Bấm link đọc bài viết chi tiết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 13/9, có 381 bệnh nhân Covid-19 tử vong tại 13 tỉnh, thành

    Theo Bộ Y tế, trong ngày 13/9, tổng hợp số liệu tử vong do các sở y tế công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Khám chữa bệnh ghi nhận 381 ca tử vong tại 13 tỉnh thành.

    Cụ thể: TPHCM (228 ca), Bình Dương (32 ca), Đồng Nai (10 ca), Long An (7 ca), Tiền Giang (5 ca), Đồng Tháp (5 ca), Cần Thơ (3 ca), Khánh Hòa (2 ca), Đà Nẵng (2 ca), Phú Yên (1 ca), Bình Thuận (1 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), An Giang (1 ca).

    Bổ sung dữ liệu 83 ca tử vong từ thời gian trước đó tại: Bình Dương (9 ca), Đồng Tháp (52 ca), An Giang (22 ca).

    Theo thống kê, trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 279 ca/ngày.

    Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.660 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ sau ngày 15/9 và 21/9

    Chiều 13/9, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, đánh giá về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố.

    Sau khi nghe Ban Cán sự đảng UBND thành phố báo cáo về kết quả thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt là chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng thần tốc trong những ngày vừa qua, Thường trực Thành ủy đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu, trong đó có gần 8.000 cán bộ y tế của 12 tỉnh, thành phố về hỗ trợ cho thành phố.

    Trên cơ sở kết quả đã đạt được, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố xem xét, đánh giá tổng thể, quyết định phương án nới lỏng một số hoạt động dịch vụ trong các khu vực trên cơ sở bảo đảm chặt chẽ phương án phòng, chống dịch sau ngày 15/9 và 21/9.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 13/9, cả nước ghi nhận 11.172 ca mắc Covid-19

    Tính từ 17h ngày 12/9 đến 17h ngày 13/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.172 ca nhiễm mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 11.168 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (5.446)... Hà Nội (41).

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần

    Đại diện Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết đối với vắc-xin AstraZeneca, đã có thông tin cập nhật theo hướng rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm.

    Liên quan đến đề nghị của TP HCM với Bộ Y tế xem xét rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc-xin AstraZeneca , chiều 13-9, đại diện Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết đã có thông tin cập nhật về tiêm chủng đối với vắc-xin AstraZeneca theo hướng rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm.

    Theo đó, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca được khuyến cáo từ 8 - 12 tuần để tăng tỉ lệ đáp ứng miễn dịch, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể thực hiện tiêm trả mũi 2 với khoảng cách ít nhất là 4 tuần.

    [NÓNG] TP HCM kéo dài giãn cách xã hội đến cuối tháng 9. Có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần - Ảnh 1.

    Đại diện Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết đối với vắc-xin AstraZeneca, đã có thông tin cập nhật theo hướng rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm - Ảnh: Hoàng Triều

    Mới đây, tại công văn khẩn số 255/SYT-NYV về việc tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý, đối với vắc-xin-19 của AstraZeneca thực hiện tiêm mũi 1 và trả mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca bảo đảm khoảng cách ít nhất 8 tuần. Trong một số trường hợp đặc biệt cần hoàn thành đủ 2 mũi vắc-xin sớm có thể thực hiện tiêm trả mũi 2 với khoảng cách ít nhất là 4 tuần.

    Tại Việt Nam, đối với những nhóm nguy cơ, vùng dịch, trong một số trường hợp đặc biệt cần hoàn thành mũi 2 sớm, một số địa phương đã thực hiện tiêm vắc-xin mũi 2 vắc-xin AstraZeneca với khoảng cách ít nhất là 4 tuần.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn chi tiết:

    Có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc-xin AstraZeneca xuống 4 tuầnnld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng truy vấn, lãnh đạo địa phương "đang xanh thành đỏ" lúng túng

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội hỗ trợ 500.000 đồng cho người không hộ khẩu, chưa đăng ký tạm trú

    Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị hoàn thành trước ngày 14-9 việc rà soát, lập danh sách hỗ trợ các trường hợp khó khăn do dịch nhưng không đủ điều kiện hưởng theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thành phố.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Lan Hương, chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, cho biết các tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội và Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã sẽ rà soát đối tượng khó khăn đến hết ngày 14-9.

    Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ gồm người lao động bị dừng việc làm, mất việc làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 17, chỉ thị số 20 của Hà Nội đang gặp khó khăn nhưng không đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo các quyết định, nghị quyết của thành phố.

    Những người không có hộ khẩu Hà Nội, chưa làm đăng ký tạm trú có nhu cầu, nguyện vọng cũng được xem xét hỗ trợ.

    Bên cạnh đó, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang thuê trọ, người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn cũng thuộc đối tượng được rà soát.

    Để nhận hỗ trợ, những người thuộc các trường hợp trên làm đơn gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam quận, huyện, thị xã thông qua ban công tác Mặt trận, tổ dân phố nơi đang cư trú, tạm trú.

     

    Bấm link để đọc bài viết nguồn:

    Hà Nội hỗ trợ 500.000 đồng cho người không hộ khẩu, chưa đăng ký tạm trútuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến cuối tháng 9

    Chiều 13/9, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về kế hoạch giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19 sau ngày 15/9.

    Đây là lần đầu tiên ông Phan Văn Mãi chủ trì họp báo trên cương vị Chủ tịch UBND TP HCM, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố.

    Buổi họp báo bắt đầu lúc 16h, trong bối cảnh TP HCM chỉ còn hai ngày nữa sẽ hết đợt giãn cách xã hội kéo dài 30 ngày (15/8-15/9). Hiện thành phố ghi nhận hơn 298.000 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư và trải qua 105 ngày giãn cách với nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có 22 ngày siết chặt với nguyên tắc "ai ở đâu yên đó".

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn:

    TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến cuối tháng 9vnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia: TP.HCM nên rút ngắn khoảng cách tiêm 2 mũi AstraZeneca

    Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn khẩn đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, cho ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần. Đề xuất này được Sở Y tế TP.HCM đưa ra nhằm đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vaccine Covid-19 trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.

    Một chuyên gia trong tổ xây dựng hướng dẫn sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 của Bộ Y tế cho biết trong khuyến cáo của AstraZeneca, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là khoảng 4-12 tuần.

    "Nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm từ 8 đến 12 tuần thì hiệu lực bảo vệ của vaccine có thể đạt mức cao nhất, lên tới 92%. Còn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm 4-8 tuần chỉ đạt từ 78-92%", chuyên gia này cho biết.

    Theo vị này, tùy theo tình hình dịch của mỗi địa phương có thể đẩy sớm tiến độ tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca mà không làm ảnh hưởng lớn đến kết quả nói chung. Đối với TP.HCM, nơi có tỷ lệ nhiễm Covid-19 trong cộng đồng lớn, việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm sẽ giúp địa phương sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

    Tuy nhiên, theo chuyên gia, các địa phương khác không có dịch hoặc đã kiểm soát được tình hình dịch nên tiêm vaccine AstraZeneca với khoảng cách như Bộ Y tế đang khuyến cáo là từ 8 đến 12 tuần.

     

    “Việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca xuống 6 tuần với điều kiện cấp bách như ở TP.HCM là hợp lý, phù hợp thực tế, nhanh chóng tạo kháng thể tối ưu cho người dân”

    PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng điểm tiêm vaccine Covid-19 Đại học Y Hà Nội

     

    Bấm link đọc bài viết nguồn:

    Chuyên gia: TP.HCM nên rút ngắn khoảng cách tiêm 2 mũi AstraZenecazingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một học sinh dương tính SARS-CoV-2, 41 cô trò phải cách ly

    Chiều 13/9, ông Nguyễn Huy Nam, Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, cho biết địa phương vừa ghi nhận 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

    Cụ thể, 2 trường hợp này gồm bé trai N.N.M.Đ. (7 tuổi, học lớp 2, trường Tiểu học Quảng Chính) và bà ngoại là Đ.T.G. (59 tuổi, cùng trú ở xã Quảng Chính). Họ là F1, F2 của 2 bệnh nhân Covid-19 tại địa phương.

    Theo dịch tễ, từ ngày 7/9 đến 9/9, cháu Đ. được mẹ đưa đi học hàng ngày. Tại trường, nam sinh có tiếp xúc với 39 bạn trong lớp cùng cô giáo chủ nhiệm và cô giáo dạy tiếng Anh.

    Tối 12/9, CDC Thanh Hóa thông tin về kết quả xét nghiệm nêu trên. Trong đêm, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Quảng Xương đã chuyển 41 cô trò đi cách ly tập trung.

     

    Bấm link đọc bài viết chi tiết:

    Một học sinh dương tính SARS-CoV-2, 41 cô trò phải cách lyzingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đà Nẵng: Hỗ trợ 500.000 nhưng người dân chỉ nhận được 330.000

    Liên quan đến việc hỗ trợ người dân chống dịch Covid-19, nhiều ngày qua, chính quyền Đà Nẵng đã triển khai giải ngân số tiền 113.176.750.000 đồng theo quyết định 2903/QĐ-UBND mà UBND TP Đà Nẵng ban hành ngày 3/9.

    Quyết định 2903 quy định mỗi hộ dân trên địa bàn thành phố được hỗ trợ bằng tiền mặt với mức 500.000 đồng/hộ, trừ những hộ đã được hỗ trợ theo Công văn 5433/UBND-KT.

    Có thể rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca. Đà Nẵng hỗ trợ 500.000 nhưng người dân chỉ nhận được 330.000 - Ảnh 1.

    Giấy biên nhận nhận quà của người dân tổ 35 phường Hoà Minh

    "Tổ trưởng tổ tôi mang tiền đến tận nhà để trao cho chúng tôi. Chúng tôi ký nhận 500.000 đồng nhưng thực tế nhận chỉ 330.000 đồng. Khi thắc mắc thì bác tổ trưởng cho biết sở dĩ trừ đi 170.000 đồng là do đợt trước đã nhận quà hỗ trợ", bà T.T.L (trú tổ 35) cho biết.

     

    "Bà con trong khu vực phần lớn có hoàn cảnh giống nhau, với những hộ khó khăn hơn thì tổ dân phố, chi bộ khu dân cư cũng kêu gọi các mạnh thường quân để ủng hộ nhiều hơn. Nên khi có chính sách của TP, chúng tôi mong bà con được hưởng đồng đều. Để làm việc này, các tổ trưởng cũng vất vả hơn nhưng họ cố gắng hết mình vì bà con"

    Ông Dương Đức Sở, Bí thư Chi bộ khu dân cư Hoà Phú 5

     

    Bấm link đọc bài viết chi tiết:

    Đà Nẵng hỗ trợ 500 ngàn đồng nhưng người dân chỉ nhận được 330 ngàn, tổ trưởng giải thích lý dosoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thai phụ sốt sau tiêm có được dùng thuốc không?

    Hàng nghìn thai phụ ở TPHCM, Hà Nội đang được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Phản ứng sau tiêm các thai phụ lo sợ nhất là sốt. Vậy xử lý phản ứng sốt sau tiêm ở thai phụ như thế nào?

    PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương trả lời:

    Phản ứng sau tiêm thai phụ sợ nhất là sốt, đây cũng là phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin Covid-19.

    Khi bị sốt sau tiêm, các thai phụ cần bình tĩnh xử lý, dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol (ít ảnh hưởng nhất đến thai) theo liều lượng khuyến cáo.

    Khi sốt trên 38 độ, buộc phải hạ sốt. Các thuốc hạ sốt này là an toàn với thai nhi, đừng vì lo ngại không dùng thuốc khi sốt sẽ rất nguy hiểm.

    Có thể rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca. Thai phụ sốt sau tiêm có được dùng thuốc không? - Ảnh 1.

    Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho thai phụ tại BV Phụ sản Trung ương (Ảnh: H.Hải).

    Bởi ở phụ nữ mang thai, bất kể do nguyên nhân gì, sốt trên 38 độ là phải tìm cách hạ sốt. Vì nếu sốt quá cao hay sốt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nên buộc hạ sốt, không để tình trạng sốt kéo dài.

    Ngoài ra, để giảm nguy cơ sốt sau tiêm, khi đi tiêm về, các thai phụ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước (nước dừa, nước trái cây, ăn nhiều đồ loãng như cháo, sữa), theo dõi thân nhiệt. Nếu thấy sốt thì uống thuốc hạ sốt, nằm phòng mát, chườm nước ấm. Trong thời gian sốt tiếp tục uống nhiều nước sẽ giúp hạ sốt.

    Trong tình huống đã uống thuốc, uống nhiều nước, chườm... vẫn không thể hạ sốt, sốt cao thai phụ cần đến cơ sở y tế.

    Bài viết trích dẫn từ nguồn:

    Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Thai phụ sốt sau tiêm có được dùng thuốc không?dantri.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế: Có thể rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca

    Ngày 13.9, đại diện lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế) cho biết đã có thông tin cập nhật về tiêm chủng đối với vắc xin AstraZeneca (AZ), theo hướng rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm.

    Theo đó, hướng dẫn mới nhất của nhà sản xuất vắc xin này cho hay, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca tăng từ 4 tuần lên 8 - 12 tuần để tăng tỷ lệ đáp ứng miễn dịch.

    Tuy nhiên, tại Việt Nam, đối với những nhóm nguy cơ, vùng dịch, do nhu cầu cấp bách trong một số trường hợp đặc biệt cần hoàn thành mũi 2 sớm, để bảo vệ người đã tiêm mũi 1, một số địa phương gần đây đã thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 vắc xin AZ với khoảng cách ít nhất là 4 tuần.

    Trong trường hợp thông thường, vắc xin này nên tiêm ở khoảng cách 8 tuần để có miễn dịch tốt.

    Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, thành phố chưa nhận được văn bản hướng dẫn chính thức về việc rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi AZ. Hiện, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vẫn là ít nhất từ 8 tuần đến 12 tuần.

     

    “Về lý thuyết, việc tiêm mũi 2 sau mũi 1 dưới 8 tuần không sai, nhưng có thể làm giảm động lực của vắc xin”

    Đại diện CDC

     

     

    Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:

    Bộ Y tế: Có thể rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZenecathanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM xin rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm AstraZeneca còn 6 tuần

    Sở Y tế cho hay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định số 3588 và công văn số 6030, công văn số 7252 và theo các tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca là từ 8 đến 12 tuần.

    Nhằm đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin ngừa COVID-19, Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến chỉ đạo về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    15 người có trẻ em trong thùng xe đông lạnh 'thông chốt'

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xuất hiện nhiều F0, Cần Thơ phong toả 2 bệnh viện

    Toàn bộ Bệnh viện Phụ sản và cơ sở 1 Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ bị phong toả từ 13 đến 27/9 sau khi ghi nhận nhiều F0.

    Trưa nay, bác sĩ Nguyễn Hữu Dự, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Ninh Kiều) cho biết, chùm 3 F0 tại bệnh viện gồm 2 nhân viên vệ sinh và nhân viên dinh dưỡng, được phát hiện hôm 9/9. Thời gian bị phong toả, bệnh viện ngừng tiếp nhận khám chữa, chuyển người bệnh đang chữa ngoại trú, cấp cứu đến các bệnh viện trên địa bàn.

    TP.HCM xin rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm AstraZeneca còn 6 tuần. Nam thanh niên cầm cả tập giấy đi đường để đưa bạn gái thông chốt - Ảnh 1.

    Bệnh viện phụ sản TP Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long

    Bệnh viện tiếp tục điều trị các bệnh nhân đã nhập viện điều trị, cấp cứu trước 0h ngày 13/9. Đến nay, kết quả xét nghiệm toàn bộ 1.034 người trong bệnh viện (y bác sĩ, nhân viên, bệnh nhân cùng người thân...) đều âm tính với nCoV.

    TP.HCM xin rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm AstraZeneca còn 6 tuần. Nam thanh niên cầm cả tập giấy đi đường để đưa bạn gái thông chốt - Ảnh 2.

    Cơ sở 1, Bệnh viện Ung Bướu TP Cần Thơ trước khi phong toả. Ảnh: Cửu Long

    Trong khi đó, sau khi ghi nhận 9 trường hợp (bệnh nhân, nhân viên) nhiễm nCoV, cơ sở 1 Bệnh viện Ung Bướu trên đường Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, cũng ngừng tiếp nhận khám chữa bệnh; chuyển điều trị một số trường hợp ngoại trú và bệnh lý ung thư qua cơ sở 2 trên đường Trần Bình Trọng, quận Ninh Kiều. Bệnh viện chỉ tiếp tục điều trị các bệnh nhân nặng đang nằm tại cơ sở 1.

    Bài viết được dẫn nguồn từ:

    Cần Thơ phong toả 2 bệnh việnvnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưa 13/9, Hà Nội phát hiện thêm 15 ca mắc Covid-19

    Trưa 13/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h cùng ngày, thành phố phát hiện thêm 15 ca dương tính mới, trong đó,14 ca tại khu cách ly và 1 ca ở khu vực ổ dịch cũ.

    Phân bố theo quận/huyện gồm: Thanh Xuân (6) , Đan Phượng (2), Hai Bà Trưng (2), Thanh Trì (2), Hoàng Mai (1), Ứng Hòa (1), Thường Tín (1).

    Phân bố theo chùm ca bện gồm: chùm F1 của sàng lọc ho, sốt cộng đồng 11 ca và chùm liên quan TP.HCM 4 ca.

    Như vậy tính từ sáng đến 12h ngày 13/9, thành phố ghi nhận tổng 37 ca dương tính. Tong đó, 32 ca khu cách ly, 4 ca khu vực phong tỏa, 1 ca khu vực ổ dịch cũ.

    Thông tin cụ thể 15 ca dương tính ghi nhận như sau:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xem xét miễn, giảm thuế cho đối tượng bị tác động bởi Covid-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đường phố Hà Nội đông nghịt xe cộ sáng đầu tuần

    Trên nhiều tuyến đường của TP. Hà Nội sáng nay (13/9), rất đông người và phương tiện tham gia giao thông dù TP vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội.

    Theo ghi nhận sáng 13/9 - ngày đầu tiên của tuần cuối cùng giãn cách xã hội ở Hà Nội, nhiều tuyến đường đông đúc người tham gia giao thông

    Đường phố Hà Nội đông kín xe cộ sáng đầu tuần. Nam thanh niên cầm cả tập giấy đi đường để đưa bạn gái thông chốt - Ảnh 1.

    Đường Nguyễn Trãi lúc 7h00 rất đông phương tiện qua lại, mật độ giao thông dày đặc

    Đường phố Hà Nội đông kín xe cộ sáng đầu tuần. Nam thanh niên cầm cả tập giấy đi đường để đưa bạn gái thông chốt - Ảnh 2.

    Khung cảnh đường phố khác hoàn toàn so với những ngày đầu Hà Nội giãn cách

    Đường phố Hà Nội đông kín xe cộ sáng đầu tuần. Nam thanh niên cầm cả tập giấy đi đường để đưa bạn gái thông chốt - Ảnh 3.

    Cảnh người dân chờ đèn đỏ tại Ngã Tư Sở lúc 7h15

    Đường phố Hà Nội đông kín xe cộ sáng đầu tuần. Nam thanh niên cầm cả tập giấy đi đường để đưa bạn gái thông chốt - Ảnh 4.

    Các phương tiện xe máy phải đứng lấn sang khu vực rẽ vào đường Tây Sơn

    Đường phố Hà Nội đông đúc trong sáng đầu tuần (Clip: Nguyễn Việt Hùng)

    Bấm link để xem chi tiết chùm ảnh:

    Ảnh: Đường phố Hà Nội đông nghịt xe cộ sáng đầu tuầnkenh14.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Nam thanh niên cầm cả tập giấy đi đường để đưa bạn gái "thông chốt"

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội không bắt buộc xét nghiệm Covid-19 với trẻ dưới 12 tuổi

    Sáng 13/9, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, thành phố Hà Nội tiến hành xét nghiệm "thần tốc" diện rộng nhằm sàng lọc, phát hiện người mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai một số địa phương áp dụng tùy tiện, hiểu một cách khác nhau về chủ trương của thành phố, đã tiến hành xét nghiệm cho trẻ em dưới 12 tuổi, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

    Vì vậy, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương rà soát lại các đối tượng cần xét nghiệm, bảo đảm không bỏ sót F0 trong cộng đồng, nhưng cũng không tạo ra bức xúc trong dư luận. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, không bắt buộc xét nghiệm (trừ những trường hợp có biểu hiện nghi mắc Covid-19).

    Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, khi Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh, thời điểm thành phố cho phép học sinh quay lại trường học, Sở sẽ có kế hoạch tiến hành xét nghiệm với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, đau họng…

     

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn:

    Hà Nội không bắt buộc xét nghiệm Covid-19 với trẻ dưới 12 tuổidantri.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội xây dựng phương án nới lỏng sau 21/9

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 sau 15/9

    Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức, từ ngày 15/9 đến cuối tháng 9, thành phố vẫn giãn cách xã hội theo tin thần Chỉ thị 16.

    Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức nói tại chương trình Tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh trên VTV1 tối 12/9, khi đề cập về kế hoạch giãn cách xã hội của thành phố sau ngày 15/9.

    Theo ông Đức, tinh thần là từ ngày 15/9 đến cuối tháng 9, TP HCM vẫn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16; một số địa bàn tiếp tục duy trì Chỉ thị 16+ và một số quận, huyện có tình hình tương đối ổn định như Cần Giờ, Củ Chi có thể áp dụng Chỉ thị 16- hoặc Chỉ thị 15+.

     

    Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết:

    TP HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 sau 15/9vnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân tử vong COVID-19 giảm: Tin cực vui cho người dân TPHCM

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội đang tiến dần tới đích bao phủ vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vượt mốc 150.000 ca Covid-19, Bình Dương đã qua đỉnh dịch

    Ngày 12.9, trả lời Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết hiện mỗi ngày số ca F0 được điều trị khỏi, xuất viện cao hơn số ca được phát hiện, nhập viện; và Bình Dương đã qua đỉnh dịch.

    Tính đến ngày 12.9, Bình Dương ghi nhận tổng cộng 153.830 ca Covid-19 , trong đó có 103.144 người được chữa khỏi, xuất viện và 1.349 ca tử vong, tuy nhiên tỷ lệ tử vong ở Bình Dương được đánh giá là tương đối thấp so với các tỉnh, thành khác.

    Hiện 5 huyện, thành phố ở Bình Dương đã công bố vùng xanh (TP.Thủ Dầu Một, H.Bàu Bàng, H.Bắc Tân Uyên, H.Phú Giáo và H.Dầu Tiếng) đồng nghĩa với tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát.

    Ông Võ Văn Minh khẳng định sau ngày 15.9, tình hình dịch bệnh Covid -19 ở Bình Dương sẽ cơ bản được kiểm soát. "Hiện nay tình hình dịch Covid-19 trong tỉnh đã qua đỉnh dịch và đang đi xuống", ông Minh nói, và cho biết hiện nay Bình Dương vẫn đang thực hiện xét nghiệm PCR tầm soát trên diện rộng hằng tuần đối với người dân ở vùng xanh để giữ sạch vùng xanh.

    Bấm link đọc bài viết chi tiết:

    Vượt mốc 150.000 ca Covid-19, Bình Dương đã qua đỉnh dịchthanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng 13/9, Hà Nội phát hiện 22 ca mắc Covid-19

    Sáng 13/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố phát hiện 22 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 18 ca tại khu cách ly và 4 ca tại khu phong tỏa.

    Trong đó, Thanh Xuân có 18 ca và Hoàng Mai 4 ca.

    Phân bố theo chùm ca bệnh thì chùm F1 của sàng lọc ho sốt có 18 ca và chùm sàng lọc khu vực phong tỏa có 4 ca.

    Thông tin cụ thể về 22 ca bệnh mới ghi nhận như sau:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TPHCM đang có hơn 100.000 F0 cần quản lý, điều trị

    Trao đổi với báo chí bên lề buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ về công tác phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết lý do thành phố cần thêm 2 tuần để kiểm soát dịch COVID-19.

    Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết thời gian qua, thành phố đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp để đạt được mục tiêu kiểm soát dịch trước 15/9 như tinh thần Nghị quyết 86 của Chính phủ. Sau thời gian giãn cách triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, những nỗ lực bước đầu của TPHCM đã có hiệu quả. Hai huyện Củ Chi, Cần Giờ, quận 7 và một số nơi đã tiệm cận với tiêu chí của Bộ Y tế.

    Tuy nhiên, nhiều nơi tại TPHCM vẫn chưa đạt được mục tiêu kiểm soát dịch theo các tiêu chí trên. Thành phố chưa đạt được sự ổn định về dịch tễ tại các địa phương nên cần thêm thời gian cho đến khi có sự ổn định để chuyển sang trạng thái "bình thường mới".

    Theo ông Nguyễn Văn Nên, thêm 2 tuần kiểm soát dịch COVID-19 cũng là khung thời gian quan trọng và phù hợp với quy luật của dịch bệnh. TPHCM đang có hơn 100.000 F0 cần quản lý, điều trị. Sau 2 tuần, số F0 nói trên có thể được kéo giảm, đồng nghĩa việc thành phố sẽ hạn chế và ngăn chặn được nguồn lây lan.

    Mặt khác, thành phố đang có tỷ lệ người dân được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ở mức cao. Sau 2 tuần, kháng thể của những người đã tiêm chủng được nâng lên, đạt hiệu quả cao hơn về mặt dịch tễ.

    "Với 2 lý do đó, cùng với các biện pháp khác nhằm ổn định tình hình, như tăng cường, nâng cao chất lượng điều trị, chắc chắn thành phố sẽ có kết quả kiểm soát dịch khả quan hơn so với hiện nay"

    Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên

    Bài viết trích dẫn nguồn từ:

    Vì sao TPHCM cần thêm 2 tuần kiểm soát dịch?tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dư luận phản đối test Covid-19 cho trẻ em, Hà Nội yêu cầu rà soát lại

    Chiều 12-9, tại cuộc họp trực tuyến của Sở chỉ huy công tác phòng, chống dịch COVID-19, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu rà soát lại việc xét nghiệm trẻ nhỏ tuổi khiến dư luận không đồng tình.

    Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh thủ đô đang tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung xét nghiệm và tiêm chủng. Về việc tiêm chủng, đến nay thành phố triển khai rất tốt, nhưng việc xét nghiệm vẫn còn khó khăn.

    Theo ông Quyền, trong quá trình mời người dân đi xét nghiệm phải xem xét cụ thể, bởi hiện vẫn có thông tin phản ánh "có nơi mời các cháu nhỏ tuổi ra xét nghiệm".

    "Phải rà soát lại đối tượng để đảm bảo đúng đối tượng theo hướng dẫn của Sở Y tế, để đảm bảo không bỏ sót F0 trong cộng đồng, nhưng cũng không tạo ra bức xúc trong dư luận", ông Nguyễn Mạnh Quyền nêu rõ.

     

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn:

    Hà Nội yêu cầu rà soát lại việc xét nghiệm cho trẻ nhỏ khiến dư luận không đồng tìnhtuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội tiêm gần một triệu mũi vaccine trong hai ngày

    Trong hai ngày 11 và 12/9, TP Hà Nội tiêm được hơn 980.000 mũi vaccine phòng Covid-19; nhiều quận đã hoàn thành mục tiêu tiêm mũi 1 cho người trên 18 tuổi.

    Sở Y tế Hà Nội thông tin số lượng mũi tiêm trên địa bàn tăng từ 411.000 trong ngày 11/9 lên 573.829 hôm qua (12/9). Đây là số mũi tiêm nhiều nhất trong bốn ngày thực hiện chiến dịch tiêm vaccine "thần tốc", gấp 7,9 lần so với ngày tiêm nhiều nhất của tháng 8 (trên 72.000 mũi).

    Hà Nội được cấp trên 4,5 triệu liều vaccine và đến nay đã tiêm hơn 4,4 triệu mũi. Ngoài lực lượng y tế thủ đô, gần 4.000 nhân viên y tế từ 11 tỉnh phía Bắc tham gia hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm và tiêm vaccine.

    Tin dịch Covid-19 ngày 13/9: Hà Nội đạt kỷ lục tiêm gần 1 triệu mũi vaccine Covid-19 trong 2 ngày - Ảnh 1.

    Người dân đều được kiểm tra sức khoẻ, khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid-19 (Ảnh: Hoàng Hải)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau 15/9, TP.HCM vẫn cơ bản thực hiện chỉ thị 16, chưa áp dụng 'thẻ xanh'

    Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết sau ngày 15-9, TP.HCM chưa thể lập tức nới lỏng giãn cách xã hội dựa trên "thẻ xanh", "thẻ vàng". Phải chờ một thời gian sau 15-9, khi TP sẵn sàng mới có thể triển khai.

    Tối 12-9, tham dự tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh trên kênh VTV1, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - thông tin sơ bộ về các biện pháp giãn cách xã hội của TP.HCM sau ngày 15-9 và kế hoạch áp dụng " thẻ xanh ", "thẻ vàng".

    Theo ông Dương Anh Đức, từ ngày 15-9 đến cuối tháng 9, TP vẫn sẽ cơ bản thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần chỉ thị 16. Đồng thời, một số nơi vẫn áp dụng các biện pháp giãn cách với tinh thần chỉ thị 16+ và một số nơi dịch bệnh ổn định hơn như Cần Giờ, Củ Chi... có thể áp dụng chỉ thị 16- hoặc chỉ thị 15+.

    Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết TP sẽ nghiên cứu cấp cơ chế "thẻ xanh", "thẻ vàng" hoặc hình thức tương tự để tạo điều kiện cho các đối tượng an toàn được mở rộng hoạt động hơn trước. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tiêu chí an toàn đến đâu thì mở cửa đến đó.

    TP.HCM cùng Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông thời gian qua đã phối hợp đồng bộ dữ liệu, cùng cả nước sử dụng một ứng dụng duy nhất để tự động kiểm tra thông tin người dân. Người dân sẽ được tự động cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng" nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn.

    Đồng thời, TP sẽ tham vấn thêm chuyên gia để những người dân khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin được hưởng các quyền lợi như những người khác.

    Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:

    Sau 15-9, TP.HCM vẫn cơ bản thực hiện chỉ thị 16, chưa áp dụng 'thẻ xanh'tuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 12/9, ghi nhận 11.478 ca mắc mới

    Tính từ 17h ngày 11/9 đến 17h ngày 12/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.478 ca nhiễm mới, trong đó 09 ca nhập cảnh và 11.469 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (6.158)... Hà Nội (20).

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 261 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (200), Bình Dương (39), Long An (5), Đồng Nai (6), Bình Thuận (3), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (2), Trà Vinh (1), Khánh Hòa (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1).

    - Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 281 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại