Cập nhật lúc

Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - Omicron là "điềm báo tử" của COVID-19?

Thế giới ngày 26/12 có những tin tức gì đáng chú ý?

Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - Omicron là "điềm báo tử" của COVID-19?
19
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Omicron là "điềm báo tử" của Covid-19?

    Ben Krishna, một nhà nghiên cứu miễn dịch học của Trường ĐH Cambridge (Anh), cho biết virus SARS-CoV-2 không thể tiến hóa mãi mãi và Omicron có thể là biến thể "đáng lo ngại" cuối cùng.

    Dù vẫn còn tranh cãi về việc liệu virus có phải sinh vật sống hay không nhưng chúng có tiến hóa như các loài sinh vật sống khác. Thực tế này đã trở nên rất rõ ràng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khi các biến thể mới đáng lo ngại lại xuất hiện mỗi vài tháng.

    Một số biến thể đã phát triển tốc độ lây nhiễm giữa người với người và trở thành biến thể trội khi cạnh tranh với các phiên bản "chậm chân" hơn của virus SARS-CoV-2. Khả năng lây lan được "nâng cấp" này được cho là bắt nguồn từ các đột biến trong protein, cho phép nó liên kết mạnh hơn với các thụ thể ACE2 trên người. Dù vậy, virus không thể tiến hóa mãi mãi.

    Theo các quy luật sinh hóa, cuối cùng virus sẽ tiến hóa một protein đột biến liên kết với ACE2 càng mạnh càng tốt. Do đó, khả năng lây lan của SARS-CoV-2 giữa người với người sẽ không bị giới hạn bởi mức độ virus có thể bám vào bên ngoài tế bào...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó tổng thống Mỹ tiết lộ "thất bại lớn nhất" sau gần một năm nhậm chức

    Trong cuộc phỏng vấn với chương trình Face the Nation của đài CBS, người dẫn chương trình Margaret Brennan hỏi bà Kamala Harris rằng thất bại lớn nhất của bà kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ đến nay là gì, bà đã trả lời: "Không ra khỏi thủ đô nhiều hơn. Và tôi thực sự muốn nói điều đó một cách chân thành vì một số lý do".

    Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - COVID-19: Ngày buồn của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: Reuters

    Bà Kamala Harris giải thích, khi bà cùng Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng, "COVID-19 đã bắt đầu, đại dịch đã bắt đầu, và khi chúng tôi bước vào, chúng tôi thực sự không thể đi đâu".

    "Chúng tôi đã làm việc nhiều giờ liên tục trong văn phòng, qua Zoom hoặc bất cứ phần mềm nào, để phát triển và củng cố các mối quan hệ vì chúng tôi không thể rời khỏi Washington DC", bà Harris chia sẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Taliban giải tán một số bộ và cơ quan bầu cử vì khó khăn kinh tế

    Hãng tin Khaama của Afghanistan dẫn lời Thứ trưởng bộ Thông tin Văn hóa, kiêm người phát ngôn của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Zabiullah Mujahid cho biết Taliban đang nghiên cứu việc lập một đại hội đồng và các hội đồng chung khác. Ông Zabiullah Mujahid cho biết bộ máy hành chính là gánh nặng với Chính phủ Afghanistan và Taliban giải tán các cơ quan này do "khó khăn kinh tế". Người phát ngôn Chính phủ Afghanistan cho biết sẽ chỉ có một số cơ quan chính phủ bị giải tán.

    Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - COVID-19: Ngày buồn của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Thứ trưởng bộ Thông tin Văn hóa, kiêm người phát ngôn của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan Zabiullah Mujahid. Ảnh: AFP.

    Hôm 23/12, Taliban quyết định giải tán một số bộ và cơ quan phục vụ bầu cử gồm bộ phụ trách vấn đề hòa bình, bộ phụ trách quốc hội, ủy ban bầu cử độc lập và ủy ban giải quyết khiếu nại bầu cử độc lập. Taliban đã yêu cầu các cơ quan có liên quan giải quyết chế độ cho nhân viên các bộ và ủy ban vừa bị giải tán, hoàn thành việc trả lương cho họ. Trước đó, không lâu sau khi trở lại nắm quyền ở Afghanistan, Taliban đã giải tán Bộ Phụ nữ, thay thế bằng bộ cầu nguyện, hướng dẫn, khuyến khích đức hạnh./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Zero Covid" của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo

    Là một trong những quốc gia có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng thế giới, việc Trung Quốc (TQ) quyết bám trụ chiến lược "zero COVID" (quét sạch F0 trong cộng đồng) đang tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp tư nhân và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng cung ứng toàn cầu nay chuẩn bị bước sang năm thứ ba.

    Hãng tin Bloomberg đưa tin hồi tháng 11, Trung Quốc đã siết thêm các hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là tại các cảng biển. Do phần nhiều đợt dịch bùng phát gần đây ở Trung Quốc xuất phát từ các thành phố cảng, giới chức nước này yêu cầu tàu có thủy thủ mang quốc tịch Trung Quốc trở về phải cách ly 2-7 tuần.

    Để tuân thủ những quy định đó, các chủ tàu phải chuyển hướng đi, kiểm tra thủy thủ đoàn và trì hoãn các chuyến hàng, gây trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.

    Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - COVID-19: Ngày buồn của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Quyết bám trụ chiến lược "zero COVID", Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo.

    Chia sẻ với tờ South China Morning Post, Giám đốc chuỗi cung ứng của Tập đoàn thực phẩm Cargill (Mỹ) - ông Eman Abdalla cho biết tập đoàn hiện có rất nhiều chuyến hàng phải trả phí phạt trễ hạn cho đối tác và phải thay đổi lịch trình để đến được Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, sự chậm trễ chỉ mất vài giờ nhưng cũng có khi kéo dài tới hằng ngày.

    Trong khi đó, Giám đốc Công ty quản lý tàu Anglo-Eastern Univan Group (Hong Kong) - ông Bjorn Hojgaar cho hay do chính quyền Bắc Kinh chỉ cho phép có tối đa ba thuyền viên Trung Quốc trên một chuyến tàu cập cảng nên nhiều người phải mất hằng tháng trời mới được trở về nhà.

    Nhiều công ty phải chuyển sang vận tải bằng đường hàng không để kịp giao hàng hóa từ châu Á sang các thị trường phương Tây trước kỳ nghỉ lễ.

    Một giám đốc điều hành tại nhà cung cấp của Dyson cho biết nhà sản xuất thiết bị gia dụng Anh đã buộc phải vận chuyển các mặt hàng bằng đường hàng không thay vì đường biển do tắc nghẽn nghiêm trọng tại cảng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gazprom phản bác cáo buộc không cung cấp đủ khí đốt cho EU

    Đại diện chính thức của công ty Gazprom, ông Sergei Kupriyanov gọi các cáo buộc nhắm đến Nga và Gazprom là sự dối trá, đồng thời cho rằng châu Âu đang tự làm khó mình.

    "Các cáo buộc Nga và Gazprom về việc cung cấp không đủ khí đốt tự nhiên cho châu Âu là không thể chấp nhận được và không có căn cứ, không phù hợp với thực tế. Tây Âu tự tạo ra vấn đề cho chính mình, không cần thiết phải đổ lỗi Gazprom", ông Sergei Kupriyanov nói.

    Theo ông Kupriyanov, Gazprom đã sẵn sàng cung cấp khối lượng khí đốt bổ sung theo các hợp đồng dài hạn hiện có. Ông lưu ý rằng, giá khí đốt cho những nguồn cung cấp theo hợp đồng dài hạn thấp hơn đáng kể so với giá giao ngay.

    Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - COVID-19: Ngày buồn của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Ông Sergei Kupriyanov - đại diện chính thức của công ty Gazprom gọi các cáo buộc nhắm đến Nga và Gazprom là sự dối trá. Ảnh: Tass

    Đại diện của Gazprom cũng khẳng định công ty đã thực hiện đầy đủ hợp đồng cung cấp khí đốt cho các đối tác châu Âu, cũng như thực hiện nghĩa vụ hợp đồng vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine.

    Các cáo buộc chống lại Nga thường xuyên được đưa ra vào năm 2021 liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Trong cuộc họp báo thường niên, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga không giành giật thị trường khí đốt và cảnh báo các đối tác ở châu Âu về nguy cơ phá hủy hệ thống các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc mới COVID-19 tại Lào giảm xuống mức 3 chữ số

    Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn dẫn thông báo của Bộ Y tế Lào ngày 26/12 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 851 ca mắc mới COVID-19, đều là lây nhiễm trong cộng đồng tại 18 tỉnh, thành phố và 8 ca tử vong do COVID-19.

    Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - COVID-19: Ngày buồn của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

    Theo Bộ Y tế Lào, sau 6 ngày liên tục ghi nhận ở mức 4 chữ số, đây là lần đầu tiên số ca mắc mới tại nước này đã giảm xuống mức 3 con số, giảm 156 ca so với ngày 25/12. Thủ đô Viêng Chăn cũng ghi nhận số ca cộng đồng giảm 177 trường hợp so với ngày 25/12 nhưng vẫn đứng đầu cả nước với 323 ca trong một ngày. Như vậy, đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 106.231 ca, trong đó có 325 người tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Ngày buồn của Trung Quốc, Pháp

    Cơ quan y tế Trung Quốc cho biết nước này ghi nhận 206 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 25-12, tăng so với 140 trường hợp một ngày trước đó.

    Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Theo thông báo của Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc ngày 26-12, trong số 206 ca mắc mới Covid-19 ngày 25-12 có 158 ca địa phương, tăng so với con số 87 ca một ngày trước đó. Hầu hết các ca nhiễm mới đều ở tỉnh Thiểm Tây.

    Hiện TP Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây đang là tâm điểm của đợt dịch Covid-19 mới tại Trung Quốc. Thành phố này đã áp đặt các biện pháp siết chặt kiểm soát nhằm ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng.

    Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - COVID-19: Ngày buồn của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Ở châu Âu, Pháp ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục hôm 25-12, lần đầu tiên vượt mốc 100.000 ca hàng ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế Công cộng, Pháp ghi nhận 104.611 ca mắc mới trong ngày 25-12. Con số này đã tăng vọt kể từ ngày 22-12 khi số ca hàng ngày là 84.272.

    Sau khi phát hiện biến thể Omicron vào tuần cuối cùng của tháng 11, số lượng ca nhiễm bắt đầu tăng lên. Trước tình hình này, Tổng thống Emmanuel Macron sẽ chủ trì một cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng Y tế vào ngày 27-12, khi dự luật về "thẻ vắc-xin" được trình lên Hội đồng Bộ trưởng.

    Dự luật sẽ chuyển đổi "giấy thông hành y tế" thành "thẻ vắc-xin", đồng thời chính phủ sẽ siết chặt các biện pháp cần thiết để tăng tối đa tỉ lệ tiêm chủng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo cáo mới: Kinh tế Trung Quốc sẽ mất thêm 2 năm để soán ngôi số 1 của Mỹ

    Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - 1 tỉnh của TQ giáp Việt Nam là điểm NÓNG - Ảnh 1.

    Hãng tư vấn Anh Cebr dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo đồng đô la Mỹ vào năm 2030, chậm hơn 2 năm so với báo cáo của World Economic League Table đưa ra năm ngoái.

    Ấn Độ dự kiến sẽ vượt qua Pháp vào năm sau và Anh vào năm 2023 để giành lại vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, Cebr dự báo.

    "Vấn đề quan trọng của năm 2020 là cách các nền kinh tế thế giới ứng phó với lạm phát , khi đã lên đến 6,8% tại Mỹ", phó chủ tịch Cebr Doughlas McWilliams, đánh giá.

    "Chúng ta hy vọng một sự điều chỉnh tương đối khiêm tốn sẽ đưa các yếu tố về trong khả năng kiểm soát. Nếu không, thế giới sẽ phải chống chọi với suy thoái vào năm 2023 và 2024", ông McWilliams nói.

    Báo cáo cho thấy Đức sẽ vượt Nhật Bản về sản lượng kinh tế vào năm 2033. Nga có thể lọt top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2036 và Indonesia có thể đứng ở vị trí thứ 9 vào năm 2034.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể mới lây lan thần tốc: Hơn 150.000 bệnh nhân nhiễm Omicron chỉ trong một tháng

    Biến thể Omicron được chính quyền Nam Phi báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 24/11. Đến nay, biến thể này đã lan ra 108 quốc gia/vùng lãnh thổ và khiến hơn 150.000 người đổ bệnh chỉ trong vòng một tháng.

    Trung Quốc: 1 tỉnh giáp Việt Nam là điểm NÓNG - 26 quan chức bị trảm vì để bùng dịch nghiêm trọng - Ảnh 1.

    Người dân Anh đón Giáng sinh và năm mới trong bối cảnh biến thể Omicron đang lan rộng. Ảnh: Reuters

    Ngày 26/11, WHO xếp Omicron vào nhóm Biến thể đáng quan ngại (VOC), cùng nhóm với biến thể "siêu lây lan" Delta. Tuy nhiên với số lượng đột biến cao chưa từng thấy, tốc độ lây lan của Omicron được đánh giá là cao hơn cả Delta - biến thể đang chiếm vị trí thống trị trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng một tháng, 108 quốc gia/vùng lãnh thổ đã báo cáo 151.368 ca nhiễm Omicron với 26 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lũ lụt nghiêm trọng khiến hơn 11.000 người dân Brazil phải sơ tán

    Hơn 11.000 người ở bang Bahia, miền Đông Bắc Brazil, đã phải đi sơ tán vì lũ lụt, buộc nhà chức trách ngày 25/12 phải triển khai công tác hỗ trợ những người dân không có nơi trú ẩn tạm thời.

    Trung Quốc: 1 tỉnh giáp Việt Nam là điểm NÓNG - 26 quan chức bị trảm vì để bùng dịch nghiêm trọng - Ảnh 1.

    Mưa lớn gây ngập lụt tại nhiều tuyến phố ở Iconha, Brazil. Ảnh tư liệu: TTXVN phát

    Theo giới chức bang Bahia, những trận mưa lớn đã làm 17 người thiệt mạng kể từ tháng 11 đến nay, trong đó có cả những người thiệt mạng hôm 23/12 vừa qua. Tính đến ngày 24/12, tổng số 4.185 người phải tìm kiếm nơi trú ẩn tạm thời sau khi những trận mưa lớn trút xuống 19 thành phố thuộc bang Bahia, trong đó có Guaratinga, Itororo và Coaraci. Tổng số 11.260 người phải rời bỏ nhà cửa vì lũ lụt. Nhà chức trách cũng cho biết 17 tuyến đường đã rơi vào tình trạng tắc nghẽn giao thông vì lũ lụt và sạt lở đất, đá.

    Chính quyền bang Bahia cùng Chính phủ Brazil đã phối hợp với các bang khác tiến hành chiến dịch chung, trong đó cử các lực lượng, máy bay và thiết bị cứu trợ người dân tại những khu vực chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thuỵ Sĩ: Cố tình nhiễm COVID-19 có thể bị phạt tù 5 năm

    Việc cố tình phát tán và lây nhiễm virus SARS-CoV-2 để đạt khả năng miễn dịch tự nhiên là một hành vi phạm tội có thể bị phạt tới 5 năm tù, theo Cơ quan y tế công cộng Thuỵ Sĩ (FOPH). 

    Tuyên bố trên được đưa ra sau khi có thông tin cho rằng một số nhóm người hoài nghi vắc xin đã tìm kiếm các F0 và tổ chức "tiệc COVID-19 " để phát tán virus, chủ động lây bệnh nhằm đạt miễn dịch tự nhiên.

    Những người khỏi COVID-19 ở Thụy Sĩ cũng sẽ được cấp "thẻ xanh" mà không cần phải tiêm chủng. Tuy nhiên FOPH cho biết việc cố tình phát tán virus có thể dẫn đến án tù 5 năm.

    Quy định này xuất phát từ mối lo ngại rằng việc cố tình lan truyền virus có thể làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tăng số ca nhập viện và tử vong.

    Trung Quốc: 1 tỉnh giáp Việt Nam là điểm NÓNG - 26 quan chức bị trảm vì để bùng dịch nghiêm trọng - Ảnh 1.

    Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở Zurich (Thuỵ Sĩ). Ảnh: Reuters

    Claude-François Robert - một bác sĩ địa phương khuyến cáo người dân không nên tìm cách chủ động nhiễm virus vì những người chưa tiêm chủng dễ tiến triển nặng nếu mắc bệnh. Nguy cơ viêm cơ tim do COVID-19 trên thực tế cao hơn 10 lần so với tiêm vắc xin .

    Từ ngày 20/12, Thụy Sĩ bắt đầu áp dụng quy định chỉ cho phép những người đã tiêm chủng hoặc vừa khỏi COVID-19 đến các nhà hàng, quán bar và các địa điểm trong nhà khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tính đến chiều 25/12, cả nước đã tiêm được gần 145 triệu liều vaccine, trong đó hơn 2 triệu mũi 3

    Theo VTV, tính đến chiều 25/12, cả nước đã tiêm được gần 145 triệu liều vaccine, trong đó hơn 2 triệu mũi 3.

    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron , chậm nhất ngày 31/12 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên; không để sót các trường hợp thuộc diện phải tiêm, nhất là người có bệnh nền, người trên 50 tuổi; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trong tháng 1/2022, mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong quý 1 năm 2022, các địa phương đang tăng tốc tiêm vaccine COVID-19 .

    Trung Quốc: 1 tỉnh giáp Việt Nam là điểm NÓNG - 26 quan chức bị trảm vì để bùng dịch nghiêm trọng - Ảnh 1.

    Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là khoảng 98% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 85% dân số từ 18 tuổi trở lên. Gần 80% trẻ từ 12 - 17 tuổi đã được tiêm mũi 1 và trên 36% được tiêm mũi 2.

    Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 2 liều vaccine cho nhóm tuổi này là Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.

    Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân trong độ tuổi chỉ định, đặc biệt ưu tiên tiêm chủng cho người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ‘Quan tài bay’ MiG-21 lại rơi ở Ấn Độ

    Thảm họa rơi quan tài bay MiG-21 lặp lại ở Ấn Độ - Trung Quốc thủng lưới ở nơi giáp Việt Nam - Ảnh 1.

    Theo thông báo của Không quân Ấn Độ trên trang Twitter: "Vào khoảng 20h30 ngày 24/12, sự cố đã xảy ra với một chiếc MiG-21 của Không quân Ấn Độ trong một chuyến bay huấn luyện ở khu vực phía Tây…"

    Theo India TV, thảm họa diễn ra ở bang Rajasthan, gần biên giới Ấn Độ - Pakistan đã khiến 1 phi công thiệt mạng.

    Đây là vụ tai nạn thứ 5 liên quan đến máy bay MiG-21 tại Ấn Độ trong năm nay. Vụ gần nhất trước đó xảy ra trong tháng 8 nhưng phi công thoát nạn. Hai vụ khác xảy ra trong tháng 3 và tháng 5 làm các phi công thiệt mạng. Vụ đầu tiên trong năm nay xảy ra hồi tháng 1 và được cho là do lỗi kỹ thuật.

    Vụ tai nạn một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý đối với chiếc máy bay chiến đấu phục vụ lâu nhất của Ấn Độ. Lực lượng không quân nước này sở hữu chiếc MiG-21 một động cơ đầu tiên vào năm 1963, và dần dần đã đưa vào sử dụng 874 biến thể của máy bay này. Bison là biến thể mới nhất của MiG-21 trong biên chế của Quân đội Ấn Độ. Những chiếc MiG-21 nâng cấp cuối cùng này dự kiến ​​sẽ bị loại bỏ dần sau 3 đến 4 năm.

    Trong suốt 6 thập kỷ qua đã có 400 máy bay MiG-21 gặp nạn, cướp đi sinh mạng của hơn 200 phi công, khiến máy bay chiến đấu này được đặt cho biệt danh " Quan tài bay ", hay "Cỗ máy sản xuất góa phụ".

    Các chuyên gia cho biết, máy bay MiG-21 bị rơi nhiều hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Ấn Độ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga rút hơn 10.000 binh sĩ về căn cứ sau cuộc tập trận gần Ukraine

    Trung Quốc thủng lưới ở nơi giáp Việt Nam - Dự án con cưng liên tục vấp trở ngại, Nga vỡ mộng? - Ảnh 1.

    Hình ảnh vệ tinh cho thấy các đơn vị thiết giáp của Nga đang huấn luyện trong Khu vực Huấn luyện Pogonovo gần Voronezh, Nga ngày 26/11. Ảnh: Reuters

    Theo thông tin từ Interfax ngày 25/12 (giờ địa phương), Nga đã rút hơn 10.000 binh sĩ về căn cứ thường trực sau cuộc tập trận kéo dài khoảng 1 tháng gần biên giới với Ukraine. Các cuộc tập trận được tổ chức ở một số nơi bao gồm Crimea cũng như ở các khu vực phía Nam của Nga như Rostov và Kuban.

    Interfax dẫn lời quân đội Nga cho biết: "Giai đoạn phối hợp chiến đấu giữa các sư đoàn, đội, tiểu đội chiến đấu được huy động đã hoàn thành. Hơn 10.000 quân nhân sẽ hành quân từ khu vực diễn tập về căn cứ thường trực của họ".

    Việc Nga triển khai hàng chục nghìn binh sĩ ở phía Bắc, Đông và Nam Ukraine đã làm dấy lên lo ngại ở Kyiv và các nước phương Tây về ý định tấn công của Moscow.

    Tuy nhiên, phía Nga đã nhiều lần phủ nhận các thông tin trên, nói rằng họ cần các cam kết từ phương Tây - bao gồm cả lời hứa từ NATO về việc không mở rộng liên minh về phía Đông tới các biên giới của Nga. Trong đó, Moscow cho rằng an ninh của chính nước này đang bị đe dọa bởi mối quan hệ ngày càng tăng giữa Ukraine với liên minh phương Tây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ghi nhận ổ dịch mới lan ra nhiều thành phố


    Trung Quốc rượt sát nút, khi nào Mỹ mất ngôi vương? - COVID-19: Ngày buồn của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Tính đến ngày 25/12, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 100.871 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 người tử vong.

    Trung Quốc, đất nước có gần 1,4 tỷ dân, đang thực hiện các giải pháp mạnh hơn để khống chế dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mỗi ngày không cao nhưng dịch bệnh tái đi tái lại tại nhiều địa phương mà chưa dập dứt điểm trong suốt hơn 2 tháng nay. Nước này lại sắp bước vào các kỳ nghỉ lễ lớn cùng 2 sự kiện Olympic mùa Đông 2022 càng làm cho các địa phương áp đặt thêm các giải pháp mạnh tay nhằm khống chế dịch.

    Tỉnh Thiểm Tây đang là tâm điểm của đợt dịch này ở Trung Quốc, với 75 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua tại thành phố Tây An. Từ ngày 23/12, thành phố du lịch nổi tiếng Tây An với 13 triệu dân gần như bị phong tỏa. Thành phố Tây An hiện có 111 khu vực nguy cơ trung bình và 1 khu vực nguy cơ cao bị quản lý khép kín. 4.000 điểm xét nghiệm axit nucleic đã được nhanh chóng thiết lập để tiến hành xét nghiệm đại trà nhiều lần cho 13 triệu dân.

    Sau khi Phó Thủ tướng nước này thị sát và xác định tình hình nghiêm trọng, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Ương Trung Quốc đã ra quyết định cách chức và kỷ luật 26 quan chức vì không sâu sát, phản ứng chống dịch không thống nhất không nghiêm khiến cho ổ dịch hơn 250 ca này đã lây lan tới 5 thành phố, trong đó có thủ đô Bắc Kinh

    Tình hình dịch ở Trung Quốc cũng đang diễn biến phức tạp tại những nơi trọng điểm kinh tế ở các tỉnh phía Đông cùng nhiều tỉnh thành giáp biên giới với Việt Nam, Myanmar…

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ‘vỡ mộng’ sớm đưa đường ống Nord Stream 2 vào vận hành đầu năm 2022

    Dự án con cưng liên tục vấp trở ngại, Nga vỡ mộng? - Lý do bất khả kháng làm chiến hạm Mỹ tê liệt - Ảnh 1.

    Biển chỉ dẫn tới dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức, ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

    Chính phủ Nga kỳ vọng tiến trình phê chuẩn cấp phép cho Nord Stream 2 sẽ hoàn tất vào giữa năm 2022. Phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya 24 TV ngày 24/12, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết phía Nga đã đệ trình đơn cấp phép vào mùa hè năm nay. Nhưng đây là một tiến trình kéo dài và Nga kỳ vọng sẽ hoàn tất quy trình pháp lý này vào khoảng giữa năm 2022.

    Ông Novak cũng nhấn mạnh rằng Nord Stream 2 nhẽ ra đã kịp đi vào hoạt động và cung cấp khí đốt tới tay người tiêu dùng châu Âu nếu như dự án này không bị chính trị hóa cũng như xu hướng đối đầu trong quan hệ chính trị. Dự án đã hoàn tất việc xây dựng vào ngày 10/9/2021.

    Muốn đi vào hoạt động, nhà vận hành tuyến đường ống Nord Stream 2 cần phải được chính quyền Đức cấp phép. Giấy phép hiện nay chưa được xem xét, bởi nhà vận hành Nord Stream 2 AG có trụ sở tại Thụy Sĩ cần phải đăng ký một pháp nhân mới, một công ty con đặt tại Đức.

    Giới chức Nga trước đó kỳ vọng tuyến đường ống sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm tới. Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến hôm 17/12, ông Pavel Zavalny, Chủ tịch Ủy ban năng lượng tại Hạ viện Nga, cho biết, dự án Nord Stream 2 có thể vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức ngay trong đầu năm sau.

    "Tôi có thể khẳng định chắc chắn dự án hợp tác khí đốt Nga-Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022, vì việc tiếp tục trì hoãn cấp phép cho tuyến đường ống quan trọng này sẽ không có lợi cho Đức cũng như các nước trong Liên minh châu Âu" - ông Pavel Zavalny nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin: Nước Nga cần thêm người

    Tổng thống Putin cho biết dân số của nước Nga đã quá giảm sút so với quy mô của quốc gia có lãnh thổ lớn nhất thế giới.

     - Ảnh 1.

    Trong năm qua, Nga đã ghi nhận sự sụt giảm dân số thời bình cao kỷ lục. Ảnh: Moscowtimes

    Theo trang RT, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, dân số 146 triệu người của Nga không đủ tương xứng với lãnh thổ rộng lớn của quốc gia, với diện tích hơn 17 triệu km vuông.

    Phát biểu với các nhà báo trong cuộc họp báo thường niên vào 23/12, nhà lãnh đạo Nga đã đề cập đến sự sụt giảm tuổi thọ do đại dịch COVID-19 gây ra, lưu ý rằng độ tuổi tử vong trung bình ở Nga là 71,5 vào năm ngoái và đã giảm xuống 70,1 trong năm nay.

    Ông Putin nói: "Từ cả góc độ nhân đạo và địa chính trị, trong tâm trí người dân đất nước, 146 triệu người cho một lãnh thổ rộng lớn như vậy là hoàn toàn không đủ".

    Sự suy giảm dân số của Nga đã tăng nhanh vào năm 2020, khi nước này mất 500.000 cư dân do tử vong vì COVID-19, tỷ lệ sinh giảm và người nhập cư ít hơn.

    Ông Putin cho rằng, con số này cũng là một bất lợi về mặt kinh tế do nước Nga không có đủ nhân lực cho lực lượng lao động. Nhà lãnh đạo lưu ý: "Hiện ta có khoảng 81 triệu người trong độ tuổi lao động. Chúng ta phải nghiêm túc tăng con số đó từ năm 2024 đến 2030. Đó là một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính quyền Tây An giải thích lý do áp lệnh phong toả toàn thành phố

    Thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) bắt đầu phong toả "cứng" từ ngày 23/12 vì số ca COVID-19 trong cộng đồng liên tục tăng nhanh. Theo quy định, mỗi hộ gia đình chỉ được cử một người đi mua sắm nhu yếu phẩm hai ngày một lần. Những người khác phải hạn chế rời khỏi nhà trừ khi thực sự cần thiết. Dịch vụ kinh doanh và cơ sở công cộng không thiết yếu cũng bị đóng cửa.

    Ngày 24/12, Tây An ghi nhận 49 ca mắc COVID-19 mới sau khi tiến hành xét nghiệm quy mô lớn đợt 3. Tính từ 9/12 đến nay, số ca mắc COVID-19 ở Tây An đã lên đến 255 ca.

    Ổ dịch Tây An hiện đã lan ra 5 tỉnh thành, trong đó có thủ đô Bắc Kinh - nơi sắp tổ chức Thế vận hội mùa Đông Olympic, gây lo ngại về làn sóng COVID-19 mới.

     - Ảnh 1.

    Người dân xếp hàng xét nghiệm ở Tây An. Ảnh: AP

    Trả lời báo giới hôm 24/12, cơ quan y tế Tây An cho biết các ca bệnh phân bố rải rác ở khắp thành phố. Có nhiều chùm ca bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, nhiều F0 có lịch trình đi lại phức tạp nên khó theo dõi và truy vết những người tiếp xúc gần.

    Các ca bệnh ở Tây An đều được xác định nhiễm biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh. Đặc biệt, nhiều người có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ. Những người này nếu chủ quan sẽ vô tình khiến virus lây lan nhanh chóng. Do đó, việc hạn chế di chuyển và tụ tập của người dân là biện pháp cần thiết, cơ quan y tế cho biết.

    Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) ngày 24/12 thông báo 26 quan chức Tây An đã bị kỷ luật vì lơ là thiếu trách nhiệm làm bùng phát ổ dịch ở thành phố 13 triệu dân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiến hạm Mỹ 'tê liệt' vì COVID-19

    Dịch COVID-19 bùng phát đã buộc tàu chiến đấu ven bờ USS Milwaukee buộc phải ngưng hoạt động và áp dụng “chiến lược giảm nhẹ” để kiềm chế virus lây lan.

     - Ảnh 1.

    Tàu chiến đấu ven bờ USS Milwaukee. Ảnh: Hải quân Mỹ

    Kênh RT (Nga) ngày 25/12 đưa tin Hải quân Mỹ đã từ chối tiết lộ có bao nhiêu binh sĩ dương tính với COVID-19 trên tàu USS Milwaukee nhưng nhấn mạnh rằng đội ngũ thủy thủ đã tiêm đủ vaccine.

    Những thủy thủ mắc COVID-19 đã cách ly với toàn bộ đồng đội nhưng vẫn ở trên tàu. Trong số này, một vài người chỉ có triệu chứng nhẹ.

    Tàu USS Milwaukee hiện dừng chân tại căn cứ Hải quân Vịnh Guantanamo. Chiến hạm này đã rời Mỹ từ ngày 14/12.

    Hải quân Mỹ nêu rõ: "USS Milwaukee đã tuân theo chiến lược giảm nhẹ theo hướng dẫn của Hải quân và CDC". Cũng theo Hải quân Mỹ, những người được tiêm vaccine phòng COVID-19 không rơi vào tình trạng bệnh nặng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại