Cập nhật lúc

COVID-19: TQ thử nghiệm vaccine thứ 3 trên người; Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn VN hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ

Thống kê của Đại học John Hopkins Mỹ tính đến 7h sáng nay (23/4, theo giờ Việt Nam) cho thấy thế giới có hơn 2.6 triệu người mắc Covid-19 và hơn 183.000 người tử vong.

He Ximing, một người buôn bán ở TP Vũ Hán, Trung Quốc, nói rằng ông không biết mình nhiễm virus corona từ khi nào và bằng cách nào, hay vì sao nhiều lần xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính.

Các bác sĩ bảo ông không mắc COVID-19, dù ông cảm thấy khó thở và cảm thấy tắc ở ngực từ đầu tháng 2.

Tình trạng của ông khiến giới chức lo lắng nên phải yêu cầu ông tự cách ly. Trong 3 lần xét nghiệm tiếp theo, kết quả của ông vẫn âm tính.

Nhưng ông vẫn không khỏi nghi ngờ mình đã nhiễm virus, nên đến cuối tháng 3, ông tới một bệnh viện khác ở Vũ Hán để làm thêm các xét nghiệm, trong đó có cả xét nghiệm kháng thể. Lần này kết quả của ông dương tính.

"Tôi không nghĩ kết quả lại như vậy", người buôn bán rau quả 52 tuổi nói với Reuters và cho xem tờ kết quả xét nghiệm kháng thể, xác nhận ông đã phơi nhiễm virus corona.

Cuối cùng ông đã có lời giải thích cho tình trạng khó chịu của mình. "Tôi cảm thấy như sắp chết ấy. Bạn không tưởng tượng được cảm giác thế nào đâu", He nói.

Trường hợp của ông không phải duy nhất. Nhiều ví dụ tương tự ở Trung Quốc và các nơi khác gây quan ngại về tính chính xác của khâu xét nghiệm, cho dù chính quyền coi xét nghiệm là chìa khoá để xử lý khủng hoảng.

Kết quả xét nghiệm không đáng tin cậy có thể làm suy yếu các chiến lược ngăn chặn virus cũng như dỡ bỏ phong toả kinh tế, trong bối cảnh sức ép gia tăng lên các chính phủ phải sớm nới lỏng hạn chế.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây

 

50
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    3 lần âm 1 lần dương: Vấn đề của hệ thống xét nghiệm COVID-19 ở Trung Quốc

    He Ximing, một người buôn bán ở TP Vũ Hán, Trung Quốc, nói rằng ông không biết mình nhiễm virus corona từ khi nào và bằng cách nào, hay vì sao nhiều lần xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính.

    Các bác sĩ bảo ông không mắc COVID-19, dù ông cảm thấy khó thở và cảm thấy tắc ở ngực từ đầu tháng 2.

    Tình trạng của ông khiến giới chức lo lắng nên phải yêu cầu ông tự cách ly. Trong 3 lần xét nghiệm tiếp theo, kết quả của ông vẫn âm tính.

    Nhưng ông vẫn không khỏi nghi ngờ mình đã nhiễm virus, nên đến cuối tháng 3, ông tới một bệnh viện khác ở Vũ Hán để làm thêm các xét nghiệm, trong đó có cả xét nghiệm kháng thể. Lần này kết quả của ông dương tính.

    "Tôi không nghĩ kết quả lại như vậy", người buôn bán rau quả 52 tuổi nói với Reuters và cho xem tờ kết quả xét nghiệm kháng thể, xác nhận ông đã phơi nhiễm virus corona.

    Cuối cùng ông đã có lời giải thích cho tình trạng khó chịu của mình. "Tôi cảm thấy như sắp chết ấy. Bạn không tưởng tượng được cảm giác thế nào đâu", He nói.

    Trường hợp của ông không phải duy nhất. Nhiều ví dụ tương tự ở Trung Quốc và các nơi khác gây quan ngại về tính chính xác của khâu xét nghiệm, cho dù chính quyền coi xét nghiệm là chìa khoá để xử lý khủng hoảng.

    Kết quả xét nghiệm không đáng tin cậy có thể làm suy yếu các chiến lược ngăn chặn virus cũng như dỡ bỏ phong toả kinh tế, trong bối cảnh sức ép gia tăng lên các chính phủ phải sớm nới lỏng hạn chế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 trên người từ ngày 23/4

    Tại buổi họp báo của chính phủ Anh ngày 22/4, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock thông báo rằng một loại vắc-xin phòng #COVID19 tại Anh sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người bắt đầu từ hôm nay, 23/4.

    Nghiên cứu bởi Viện Jenner, ĐH Oxford, vắc-xin mang tên "ChAdOx1 nCoV-19" được lựa chọn là loại phù hợp nhất để chống COVID-19, vì chỉ một liều cũng có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh. Mục tiêu của nhóm là sản xuất được 1 triệu liều vắc-xin này trước tháng Chín năm nay, tuy nhiên sẽ cần nhiều lần thử nghiệm để đánh giá hiệu quả.

    Chính phủ Anh đã hỗ trợ 20 triệu bảng Anh cho ĐH Oxford và 22 triệu bảng Anh cho ĐH Hoàng Gia London để nghiên cứu vắc-xin, nhằm ngăn chặn dịch bệnh này tại Anh và trên thế giới.

    Theo thông tin của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam https://www.facebook.com/ukinv...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc “làm phẳng đường cong” Covid-19 nhờ sự bình thản đến khó tin

    Cuối tuần qua, hàng triệu người dân Hàn Quốc đã kiên nhẫn xếp hàng tại các điểm bầu cử để bỏ phiếu cho cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc. Họ giữ im lặng chờ đợi đến lượt, đeo khẩu trang kín mít và giữ đúng khoảng cách an toàn được khuyến cáo.

    COVID-19: TQ thử nghiệm vaccine thứ 3 trên người; Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn VN hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

    Người dân Hàn Quốc tham gia bầu cử Quốc hội. Ảnh: AP

    Điều phi thường từ đám đông bình thản ở Hàn Quốc là ở chỗ, chỉ vài tuần trước đó, cũng như Mỹ và một số quốc gia châu Âu, việc ra ngoài ăn tối, dù chỉ là từng cá nhân riêng lẻ đã được coi là "bất khả thi" chứ chưa nói đến việc người dân cả một quốc gia cùng đi bỏ phiếu. Khi đó, "bóng ma" Covid-19 cũng đang chạm đến mọi ngõ ngách của quốc gia Đông Bắc Á này.

    Thậm chí, trước cả khi các chính trị gia Anh chấp nhận thực tế rằng, Covid-19 đang đe dọa nghiêm trọng tới nền y tế cộng đồng của nước này, Hàn Quốc đã phải chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 gia tăng chóng mặt.

    Hơn 1 tháng sau khi Hàn Quốc ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên vào ngày 20/1, số ca mắc trong những ngày tiếp theo vẫn được duy trì ở mức thấp trước khi tăng vọt lên đến đỉnh điểm là 909 ca/ngày trong ngày 29/2.

    Bỗng nhiên, một điều gì đó lạ thường xảy ra, số ca mắc Covid-19 bắt đầu giảm dần và đến cuối tháng 3 số ca mắc trong ngày bắt đầu giảm dần xuống 2 con số và đến giờ đã xuống còn 1 con số. Chỉ trong có vài tuần, dường như Hàn Quốc đã "làm phẳng được đường cong" dịch bệnh Covid-19.

    Tính đến trưa 23/4, Hàn Quốc chỉ ghi nhận thêm 8 ca mắc Covid-19, nếu con số này được duy trì cho đến hết ngày, đây đã là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới ở Hàn Quốc trong một ngày được duy trì ở mức dưới 15 ca. Với 240 người thiệt mạng trong tổng số 10.702 ca mắc, Hàn Quốc đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 thấp nhất thế giới ở mức dưới 2,2%.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Gần 50% số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu là những người sống trong viện dưỡng lão

    COVID-19: TQ thử nghiệm vaccine thứ 3 trên người; Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn VN hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

    Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, ông Hans Kluge, đã gọi điều này là "một bi kịch".

    Theo ông Kluge, đây là điều rất đáng lo ngại, và không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu, mà còn của toàn thế giới. 

    "Đại dịch COVID-19 đã cho chúng ta thấy mặt tối và những điều bị xã hội của chúng ta bỏ qua", ông Kluge nói

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha: Số ca tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng

    Ngày 23/04, Bộ Y tế Tây Ban Nha đã báo cáo thêm 440 người tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ qua, tăng nhẹ so với 435 người chết được ghi nhận trước đó một ngày. Nâng tổng số người tử vong lên đến 22.157 người. Tính đến nay, Tây Ban Nha đã ghi nhận tổng cộng hon 213 nghìn trường hợp mắc Covid-19, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ.

    Trước tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu giảm, Quốc hội Tây Ban Nha hôm qua đã thông qua quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với đại dịch Covid-19 đến hết ngày 09/05 tới, để ngăn chặn triệt để dịch bệnh trước nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://vov.vn/the-gioi/tay-ba...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Đức: WHO là "đối tác không thể thiếu" trong cuộc chiến chống COVID-19

    COVID-19: TQ thử nghiệm vaccine thứ 3 trên người; Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn VN hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Trái với những lời chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định nước này sẽ tiếp tục ủng hộ các yêu cầu của WHO.

    Ngoài ra, bà Merkel cũng nhấn mạnh rằng hợp tác quốc tế là điều "cực kỳ quan trọng" để chiến thắng đại dịch.

    Đối với nội bộ châu Âu, bà Merkel cho biết bà sẽ phối hợp cùng các nguyên thủ quốc gia khác để đảm bảo các nước sẽ có phản ứng nhanh chóng trước những diễn biến khôn lường của dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga vẫn chưa thể ấn định thời hạn dỡ bỏ lệnh phong tỏa

    COVID-19: TQ thử nghiệm vaccine thứ 3 trên người; Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn VN hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Cụ thể, trước những ý kiến bày tỏ sự lo lắng về tình hình dịch bệnh và các lệnh phong tỏa của Nga sẽ có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết chính phủ Nga chưa thể ấn định thời gian dỡ bỏ lệnh phong tỏa, do điều này còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của từng thời điểm.

    Trước đó, trả lời phỏng vấn với đài CNBC (Mỹ), ông Peskov cũng đã nhấn mạnh rằng đại dịch COVID-19 là một thách thức rất lớn đối với toàn thế giới:

    "[Dịch bệnh này] là một thách thức và cũng là mối nguy hiểm rất lớn đối với mọi quốc gia trên thế giới. Đây không phải là chuyện của riêng Tổng thống Putin hay nước Nga, mà quốc gia nào cũng phải đối mặt với thách thức này. Có thể nói đây là điều chưa từng có tiền lệ, trước đây chúng ta chưa từng phải đối diện với thách thức nào khó khăn đến vậy".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thử nghiệm trên người loại vắc-xin COVID-19 thứ ba, hi vọng sẽ chống lại tất cả biến thể SARS-CoV-2

    Trung Quốc ngày hôm qua đã thử nghiệm lâm sàng một vắc-xin tiềm năng thứ ba để chống lại COVID-19. Các nhà khoa học nước này cho biết "hàng chục tình nguyện viên" ở thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô đã trở thành những người đầu tiên nhận được vắc-xin này. Và kết quả cho đến nay "rất tích cực".

    Điều đặc biệt của vắc-xin mới là nó nhắm đến nhiều biến thể của chủng virus SARS-CoV-2 đang lưu hành trên thế giới. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 4.300 đột biến của virus SARS-CoV-2 tại nhiều quốc gia, tạo thành một thách thức trong việc phát triển vắc-xin chống lại chúng.

    Theo nghiên cứu đăng trên medRxiv, nền tảng công bố bài báo khoa học trước xuất bản, tác giả Qin Chuan tại Viện Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc cho biết vắc-xin mới của họ đã được thử nghiệm tiền lâm sàng trên linh trưởng không phải người.

    Khi được tiêm đủ liều, nó có thể cung cấp sự bảo vệ toàn diện khỏi các biến thể khác nhau của Sars-CoV-2 đang lưu hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tác dụng phụ từ loại vắc-xin này cũng chỉ ở mức tối thiểu.

    Để phát triển vắc-xin COVID-19, nhóm của ông Qin ban đầu đã dựa vào chủng SARS-CoV-2 được phân lập từ một bệnh nhân ở Chiết Giang. Mặc dù với dân số lên tới gần 60 triệu, tỉnh miền đông Trung Quốc này đã không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Cho tới nay, họ mới chỉ ghi nhận khoảng 1.200 trường hợp dương tính với virus, và một trường hợp tử vong duy nhất.

    Sau khi vắc-xin cho virus SARS-CoV-2 phân lập ở Chiết Giang được phát triển thành công. Nhóm của ông Qin tiếp tục thử nghiệm xem nó có tác dụng với các biến thể khác của virus ở những địa điểm khác trong và ngoài Trung Quốc hay không.

    Theo bài báo của họ, nhóm nghiên cứu đã phân tích toàn bộ trình tự bộ gen của virus SARS-CoV-2 trong cơ sở dữ liệu toàn cầu, qua đó xác định các cụm lớn của các chủng virus đột biến trên toàn thế giới. Kế tiếp, họ đã phân lập các chủng có đột biến điển hình nhất, dựa trên 10 bệnh nhân bị nhiễm gần đây từ Trung Quốc, Ý, Anh, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha.

    Vắc-xin sau đó được thử nghiệm trên khỉ và cho kết quả đáng khích lệ - những con khỉ đã phát triển kháng thể đến một nồng độ tương đương với những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh.

    Theo các nhà nghiên cứu, những con khỉ tiêm vắc-xin sau đó đã được cho phơi nhiễm với các biến thể virus SARS-CoV-2 đang lưu hành trên thế giới, nhưng không có mầm bệnh nào có thể ảnh hưởng đến chúng.

    Vắc-xin sau đó đã tiến thêm một bước đến thử nghiệm lâm sàng trên người. Kết quả của thử nghiệm này sẽ được báo cáo trong thời gian tới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vượt 62.000 người

    Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của LB Nga cho biết, tính đến trưa 23/4, nước này đã ghi nhận thêm 4.774 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm lên 62.773 người.

    Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga cũng xác nhận 42 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 555 người. Bên cạnh đó, tổng cộng 4.891 người đã bình phục.

    Trước đó, ngày 22/4, Nga ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong một ngày là 5.236 người.

    Địa phương có số ca nhiễm cao nhất tính theo ngày vẫn là thành phố Moskva với 1.959 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở thủ đô nước Nga lên 33.940 người. Trong vòng 24 giờ qua tại Moskva có thêm 27 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 288 người.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam bác tin hỗ trợ nhóm tin tặc APT32

    COVID-19: Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn VN hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ, TQ hỗ trợ 30 triệu USD cho WHO - Ảnh 1.

    Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

    Trả lời câu hỏi phóng viên về việc tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Việt Nam hỗ trợ nhóm tin tặc APT32 tấn công mạng nhằm vào nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp quốc tế, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng cho biết: "Đây là những thông tin không có cơ sở."

    Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe dọa an ninh mạng cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

    Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi luật, ngăn chặn các hành vi tấn công mạng, ông Thắng cho biết thêm. Đồng thời khẳng định, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng và chống các hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức.

    Trước đó, Reuters đưa tin, báo cáo của tổ chức an ninh mạng FireEye cáo buộc Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32, nhóm được cho là đã nhiều lần tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp trên thế giới.

    Cụ thể, FireEye cho hay, nhóm APT32 đã cố đột nhập vào tài khoản email cá nhân và công việc của các nhân viên tại Bộ Quản lý Tình trạng khẩn cấp Trung Quốc và chính quyền thành phố Vũ Hán, tâm dịch Covid-19, hồi tháng 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản siết chặt kiểm soát đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TIN VUI: Việt Nam không có ca nhiễm mới trong 7 ngày liên tiếp

    18h ngày 23/4, Bộ Y tế thông báo không có thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng số bệnh nhân đã khỏi bệnh đã lên tới 224 người.

    Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 hiện chỉ còn 44 bệnh nhân đang điều trị tại 7 cơ sở y tế.

    Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh việc chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi cùng với phát triển kinh tế xã hội.

    - Tiếp tục thực hiện nguyên tắc, ngăn chặn triệt để dịch từ bên ngoài, dập dịch bên trong, chữa trị tích cực. Thực hiện cách ly tất cả các trường hợp nhập cảnh vào nước ta, người có nguy cơ cao.

    - Biện pháp cách ly có thể linh hoạt, tùy theo đối tượng, bảo đảm yêu cầu nghiêm túc, chặt chẽ. Hiện chưa có chủ trương tiếp nhận khách du lịch từ nước ngoài vào nước ta.

    - Việc đeo khẩu trang là bắt buộc khi tham gia các hoạt động cộng đồng, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế tập trung đông người… Người có dấu hiệu ốm, sốt thì nên ở nhà, không đến cơ quan, công sở, đơn vị, trường học.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TT Trump: COVID-19 có thể sẽ không bùng phát trở lại

    Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm thứ 4 (22/2) vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố đầy tự tin rằng dịch COVID-19 "có thể sẽ không bùng phát trở lại", hoặc nếu có thì mức độ nghiêm trọng sẽ không giống như hiện tại, the Hill đưa tin.

    TT Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 22/4

    Cụ thể, tuyên bố trên được đưa ra sau khi các quan chức y tế hàng đầu của Mỹ cảnh báo về làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19 tại nước này có thể xảy ra vào mùa thu - đông, trùng thời điểm mùa cúm hàng năm.

    Quan chức đưa ra bình luận trên lo ngại rằng hệ thống y tế của Mỹ sẽ khó ứng phó với cả 2 loại virus trong cùng một thời điểm.

    Trước nhận định trên, ông Trump cho biết: "[Dịch COVID-19 có thể sẽ không bùng phát trở lại. Và nếu nó có tái bùng phát, thì nó cũng sẽ không như trước. Mức độ sẽ nhỏ hơn, và chúng ta có thể kiểm soát được. [...] Mặc dù phải đối phó với hai dịch bệnh là điều không dễ dàng, nhưng tình hình sẽ không đến nỗi khó khăn như những gì chúng ta đang trải qua."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đã ghi nhận hơn 47.000 ca tử vong do COVID-19

    Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info, tính đến 18h ngày hôm nay (23/4 - theo giờ Việt Nam), Mỹ đã xác nhận tổng cộng 849.092 ca nhiễm và 47.681 ca tử vong trên toàn quốc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hậu Covid-19: Các doanh nghiệp sẽ di dời chuỗi cung ứng để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, một trong những điểm đến tiềm năng là Việt Nam

    Nhà đầu tư Mark Mobius suy nghĩ sau cuộc khủng hoảng COVID-19 các công ty trên khắp thế giới sẽ thay đổi chuỗi cung ứng của mình để tìm cách ít bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Các chuỗi cung ứng này có thể sẽ được chuyển đến những thị trường như Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả Brazil.

    Theo nhà đầu tư Mark Mobius, sau cuộc khủng hoảng COVID-19 các công ty trên khắp thế giới sẽ thay đổi chuỗi cung ứng của mình để tìm cách giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

    Mobius, người sáng lập Mobius Capital Partners, chia sẻ với CNBC cho biết đại dịch COVID-19 lần này thúc đẩy các doanh nghiệp suy nghĩ lại về cách hoạt động, đồng thời tìm kiếm cách giảm thiểu cú sốc cung nếu có bất kỳ sự kiện tương tự xảy ra trong tương lai.

    Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

     Ông Mobius nhận định: "Nhiều doanh nghiệp, người mua hàng bị phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Hiện nay, họ đang suy nghĩ và thực hiện việc dạng hóa chuỗi cung ứng của mình càng nhiều càng tốt, nhanh chóng tìm kiếm chuỗi cung ứng gần với doanh nghiệp của mình hơn."

    Mobius cũng lưu ý rằng những doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, dĩ nhiên sẽ có một ưu tiên nhất định cho các công ty có trụ sở tại xứ sở cờ hoa, hoặc tại các thị trường nước ngoài tiếp giáp như Mexico hoặc Canada.

    Tuy nhiên, Mobius cũng nghĩ rằng các chuỗi cung ứng này có thể sẽ được chuyển đến những thị trường như Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí cả Brazil. Các doanh nghiệp sẽ tìm đến nhiều thị trường khác nhau để có thể đa dạng hóa nguồn cung của mình.

    Nhà phân tích độc lập Fraser Howie chia sẻ với CNBC cũng nhận định chính phủ các nước sẽ tìm cách giảm sự phụ thuộc về phía Trung Quốc, nhưng vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Làm phẳng đường cong" không đem lại bước ngoặt trong chống Covid-19?

    Theo báo cáo của một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, những nỗ lực của các nước trên thế giới trong việc "làm phẳng đường cong" có thể lại là cách tồi tệ nhất để đối phó dịch Covid-19 hiện nay.

    Nhóm nhà nghiên cứu do Giáo sư Liu Yu dẫn đầu tại Đại học Bắc Kinh cho rằng, cách tiếp cận "làm phẳng đường cong" - vốn được nhiều nước sử dụng với hy vọng rằng thời tiết ấm hơn và các loại vaccine trong tương lai sẽ giúp kiềm chế virus SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) - có thể hủy hoại nền kinh tế trong khi lại không có nhiều tác dụng trong việc giảm tình trạng lây nhiễm bệnh.

    "Điểm ngoặt sẽ không bao giờ đến, đỉnh dịch sẽ vẫn như khi không có biện pháp nào. Chúng tôi gợi ý rằng họ nên xem xét lại cách tiếp cận hiện nay", nhóm nhà nghiên cứu, bao gồm cả các nhà khoa học từ Đại học Havard của Mỹ, cho biết trong một báo cáo được công bố tuần trước.

    "Làm phẳng đường cong" bao gồm việc sử dụng một loạt các biện pháp như đóng cửa các địa điểm công cộng, đóng cửa các cơ sở kinh doanh không thiết yếu và ban hành sắc lệnh "ở nhà"… để làm ổn định số ca mắc mới và số ca tử vong. Ý tưởng này là để tránh số ca mới gia tăng đột biến khiến các bệnh viện không bị quá tải. Khi số ca mắc mới và số ca tử vong hàng ngày bắt đầu giảm, thì tức là đường cong đã được làm phẳng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TQ hỗ trợ 30 triệu USD cho WHO

    Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, nước này quyết định tài trợ thêm 30 triệu USD cho WHO nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-10 và xây dựng hệ thống y tế của các gia đang phát triển.

    Trước đó, Trung Quốc đã tài trợ cho WHO 20 triệu USD vào ngày 11/3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm mới trong ngày thứ tư liên tiếp

     

    Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

    Ký túc xá của người lao động nhập cư ở Singapore vào ngày 19/4. Ảnh: Getty

     Singapore tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới đạt bốn con số trong ngày thứ tư liên tiếp.

    Đã có 1.037 ca nhiễm mới được ghi nhận vào lúc 12h trưa nay (theo giờ địa phương), theo Bộ Y tế Singapore.

    Phần lớn các ca nhiễm mới là các lao động nước ngoài, sống trong các khu ký túc xá dành cho người nhập cư.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ

    "Các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang là đối tác chiến lược lâu dài khi chúng tôi (Mỹ) ứng phó với đại dịch Covid-19 và kế hoạch phục hồi kinh tế", Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu trong thông cáo báo chí ngày 22/4.

    Ông cho biết, phía Mỹ cam kết tiếp tục hợp tác với ASEAN để đánh bại đại dịch này và cùng quay trở lại công việc xây dựng một tương lai tươi sáng cho khu vực.

    "Chúng tôi cảm ơn các đối tác ASEAN vì sự hỗ trợ quý báu của họ trong việc thúc đẩy nguồn cung cấp y tế quan trọng vào Hoa Kỳ, cũng như sự hỗ trợ của họ cho các chuyến bay hồi hương của công dân Mỹ. Ví dụ, Việt Nam đã tạo điều kiện thông quan cho các chuyến bay chở 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ cá nhân tới Mỹ và chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những lô hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong những tuần tới....".

    Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

    Một lô hàng vật tư y tế được vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dư luận đánh giá cao sự hỗ trợ quốc tế của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19

    Theo bài viết có tiêu đề "Dịch COVID-19 có thể là phép thử lớn nhất của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN" đăng trên tạp chí quốc tế chuyên tin tức về châu Á-Thái Bình Dương The Diplomat ngày 9/4, tác giả Hoàng Thị Hà viết "trong bối cảnh quốc gia phải lo đối phó với dịch COVID-19 và đã đạt được một số thành công đáng kể, tính đến nay, Việt Nam đã thể hiện được những nỗ lực để nâng cao vai trò ASEAN.

    Sau khi tham vấn với các nhà lãnh đạo ASEAN, ngay từ ngày 14/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra Tuyên bố Chủ tịch ASEAN, khẳng định quyết tâm và cam kết chính trị ở mức cao của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh. Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về bùng phát đại dịch đã nêu bật tính khẩn cấp của vấn đề và cam kết một phản ứng tập thể của các quốc gia thành viên, cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh.

    Cụ thể, thủ đô Hà Nôi đã triển khai tất cả các kênh trực tuyến để duy trì các cuộc thảo luận trong ASEAN. Đối với các nước trong khối, Việt Nam luôn nỗ lực dẫn đầu trong việc hỗ trợ thiết bị y tế cho Lào và Campuchia, cũng như cung cấp các bộ xét nghiệm cho Indonesia.

    Đánh giá về sự hỗ trợ trên, nhà báo Prashanth Parameswaran trên tạp chí The Diplomat đánh giá Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tiểu vùng. Đối với những quốc gia ngoài khu vực, bằng việc tài trợ hàng trăm nghìn khẩu trang cho các nước châu Âu, cũng như hợp tác cung cấp các thiết bị bảo hộ cho Mỹ, Việt Nam đang nhận được sự biết ơn và tin tưởng của các nhà lãnh đạo quốc tế.


    Bài viết được tham khảo từ baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản lúng túng xử lý trường hợp tử vong tại nhà do mắc Covid-19

    Ở Nhật Bản hiện đang xuất hiện nhiều trường hợp tử vong tại nhà với kết quả pháp y cho thấy đã dương tính với virus SARS-CoV-2 trước đó.

    Một người đàn ông khoảng 50 tuổi sống tại tỉnh Saitama mắc Covid-19 đã tử vong trong khi chữa bệnh tại nhà. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp sau khi tử vong tại nhà, với kết quả pháp y cho thấy đã dương tính với virus SARS-CoV-2 trước đó.

    Chính quyền tỉnh Saitama cũng thừa nhận rằng trước ngày tử vong, bệnh nhân này có liên hệ tới bác sĩ thông báo về tình hình sức khỏe không tốt của mình và đã không được chỉ định nhập viện.

    Nghiên cứu của Mỹ: Cứ 10 bệnh nhân nguy kịch thì có gần 9 người tử vong - Ảnh 1.

    Chính quyền cho biết mặc dù có nắm thông tin về diễn biến bệnh trạng của bệnh nhân định kỳ, nhưng tình trạng cấp tính đã không được xác nhận kịp thời. Tỉnh cam kết sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của các bệnh nhân. Riêng tỉnh Saitama, đến nay đã có 686 người bị nhiễm bệnh, trong đó quá nửa được điều trị tại nhà.

    Chánh văn phòng Nội các Suga Yoshihide cho biết rằng chính phủ hiện tại chưa nắm rõ thông tin về những người mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà và sau đó sẽ chú tâm đến chuyện này bao gồm cả những bệnh nhân tử vong bên ngoài bệnh viện.

    Ngoài hiện tượng trên, tại một số địa phương khác trên toàn Nhật Bản đã có nhiều người tử vong tại nhà, bằng kết quả xét nghiệm tử thi cho thấy đã dương tính với virus SARS-CoV-2 trước đó.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Merkel: Đức chỉ mới bắt đầu đại dịch

    Thủ tướng Angela Merkel nói rằng, Đức vẫn đang ở giai đoạn đầu của cuộc chiến chống lại Covid-19 và cảnh báo tình hình sẽ vẫn rất khó khăn trong thời gian tới.

    Thủ tướng Angela Merkel

     

    Chúng tôi sẽ sống với loại virus này trong một thời gian dài sắp tới

     Phát biểu tại Hạ viện, bà tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh. "Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm" là cách làm vào lúc này".

    Thủ tướng Merkel cũng bày tỏ lo ngại rằng một số bang ở Đức đang nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội quá nhanh.

    "Chúng ta không thể trở lại cuộc sống hàng ngày như trước khi có dịch bệnh", bà cảnh báo. "Chúng ta hãy sáng suốt và thận trọng trong đại dịch."


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều chợ nông sản mở cửa trở lại ở tâm dịch Vũ Hán

    Một số chợ truyền thống bán đồ tươi sống ở Vũ Hán đã hoạt động trở lại nhằm phục vụ nhu cầu của người dân sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

    Theo ghi nhận của CNN, các khu chợ bán những mặt hàng thực phẩm thông thường như rau củ tươi, thịt lợn gà, ếch, rắn... nhưng không có sự xuất hiện của các loài động vật hoang dã.

    Nghiên cứu của Mỹ: Cứ 10 bệnh nhân nguy kịch thì có gần 9 người tử vong - Ảnh 1.

    Người đan ông đeo khẩu trang cầm hai con cá trước một cửa hàng hải sản ở Vũ Hán ngày 7/4. Ảnh: Getty

    Nghiên cứu của Mỹ: Cứ 10 bệnh nhân nguy kịch thì có gần 9 người tử vong - Ảnh 2.

    Các nhân viên đeo khẩu trang xiên thịt nướng ở chợ Vũ Hán ngày 4/4. Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người Đức sẽ phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng

    Từ thứ Hai tuần tới, đeo khẩu trang khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và trong các cửa hàng sẽ là quy định bắt buộc ở tất cả 16 tiểu bang ở Đức.

    Trong vài tuần qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khuyến khích việc người dân nên đeo khẩu trang.

    Tuần trước, chính quyền bang Sachsen đã đi đầu, quy định người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế sự lây lan của virus.

    Kể từ đó, giới chức các bang khác cũng bắt đầu kêu gọi thực hiện việc khẩu trang tại địa phương. Bremen là bang cuối cùng ủng hộ quy định này.

    Tính đến nay, Đức ghi nhận hơn 150.000 ca nhiễm Covid-19 với 5.315 ca tử vong.

    Nghiên cứu của Mỹ: Cứ 10 bệnh nhân nguy kịch thì có gần 9 người tử vong - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Leipzig, Đức ngày 20/4. Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ô nhiễm không khí ở miền bắc Ấn Độ đã đạt mức thấp nhất trong 20 năm

    Trong nhiều năm, tại miền bắc Ấn Độ - đặc biệt là thủ đô New Delhi, ô nhiễm không khí đã chạm mốc nguy hiểm trong mùa đông.

    Tuy nhiên giờ đây, trong thời gian thực hiện lệnh phong tỏa trên toàn quốc, ô nhiễm không khí trong khu vực đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm, theo dữ liệu được công bố bởi NASA. 

    "Chúng tôi vẫn biết chúng tôi sẽ thấy những thay đổi trong thành phần khí quyển ở nhiều địa phương trong thời gian thực hiện lệnh phong tỏa", chuyên gia NASA Pawan Gupta cho biết. "Nhưng chưa bao giờ tôi thấy aerosol ở mức độ quá thấp ở vùng Đồng bằng Ấn-Hằng vào thời điểm nay trong năm".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội ngày đầu hết cách ly xã hội: Người dân đổ ra đường đi làm dưới cơn mưa tầm tã

    Ngày 23/4, Hà Nội và nhiều địa phương khác trên cả nước ngày đầu tiên được nới lỏng cách ly xã hội, đường phố đông đúc trở lại, người dân đến cơ quan làm việc dưới cơn mưa tầm tã.

    Covid-19: Vừa thông báo đất nước sẵn sàng mở cửa lại, ông Trump phát lệnh hủy diệt toàn bộ tàu chiến Iran quấy rối - Ảnh 1.
    Covid-19: Vừa thông báo đất nước sẵn sàng mở cửa lại, ông Trump phát lệnh hủy diệt toàn bộ tàu chiến Iran quấy rối - Ảnh 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cứ 10 bệnh nhân COVID-19 nguy kịch, phải sử dụng máy thở thì có gần 9 người tử vong

    Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, là một trong những nghiên cứu lớn nhất tại thời điểm này về các bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá tình trạng sức khỏe của những bệnh nhân COVID-19 được nhập viện từ ngày 1/3 tới ngày 4/4 tại 12 bệnh viện ở thành phố New York.

    Kết quả phát hiện cho thấy, có 553 trong số 2.634 bệnh nhân tử vong, tương đương 21%. Nhưng trong số 12% các bệnh nhân nguy kịch và cần sử dụng ống thở, có tới 88% người không qua khỏi. Đối với các bệnh nhân trên 65 tuổi, tỉ lệ tử vong đặc biệt cao và chỉ có 3% người khỏi bệnh. Bệnh nhân nam có tỉ lệ tử vong cao hơn bệnh nhân nữ.

    "Nghiên cứu về tỉ lệ tử vong trong số các bệnh nhân được đặt ống thở cũng cho thấy kết quả tương đương như nghiên cứu về các bệnh nhân nguy kịch tại Mỹ," nhóm tác giả viết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ thừa nhận Covid-19 gây tử vong sớm hơn thông tin chính thức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điện Kremlin thừa nhận dịch COVID-19 là thách thức lớn

    Nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin đang phải đối mặt với một tình huống "rất khó khăn" khi dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) bùng phát ngày càng mạnh hơn tại nước này, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời đài CNBC (Mỹ) hôm thứ Ba (21/4) vừa qua.

    "[Dịch bệnh này] là một thách thức và cũng là mối nguy hiểm rất lớn đối với mọi quốc gia trên thế giới. Đây không phải là chuyện của riêng Tổng thống Putin hay nước Nga, mà quốc gia nào cũng phải đối mặt với thách thức này. Có thể nói đây là điều chưa từng có tiền lệ, trước đây chúng ta chưa từng phải đối diện với thách thức nào khó khăn đến vậy", ông Peskov nói.

    Người phát ngôn của nhà lãnh đạo Nga cũng lưu ý rằng COVID-19 là đại dịch toàn cầu đầu tiên mà rất nhiều người - trong đó bao gồm Tổng thống Putin - từng phải đối mặt trong đời.

    Covid-19: Vừa thông báo đất nước sẵn sàng mở cửa lại, ông Trump phát lệnh hủy diệt toàn bộ tàu chiến Iran quấy rối - Ảnh 1.

    So với nhiều quốc gia châu Âu, dịch COVID-19 dường như bùng phát mạnh tại Nga muộn hơn đôi chút. Trong bản thông điệp toàn quốc được phát sóng trên truyền hình ngày 25/3, Tổng thống Putin đã thừa nhận rằng nước Nga không thể "cô lập" hoàn toàn và cũng không thể ngăn virus lây lan từ các nước láng giềng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương tăng cùng giá dầu và hy vọng vào cuộc chiến chống COVID-19 của thế giới

    Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng nhẹ vào hôm nay 23/4 sau khi giá dầu tăng và có những hy vọng về khả năng cuộc chiến chống COVID-19 của thế giới đang mang lại hiệu quả. 

    Tuy nhiên tâm lý giao dịch vẫn khá thận trọng, khi mà hơn 182.000 người đã tử vong vì COVID-19 và phần lớn thế giới đang ở trong tình trạng phong tỏa, loay hoay tìm cách quay trở lại cuộc sống một cách an toàn. 

    Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cho rằng, SARS-CoV-2 đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ thời Đại Khủng hoảng. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người Nhật phớt lờ giới hạn cách ly, đổ xô tới các trung tâm giải trí có thưởng

    Những hàng người bên ngoài các Pachinko (trung tâm giải trí có thưởng) của Tokyo cho thấy giới hạn trong năng lực thiết lập giãn cách xã hội của Nhật Bản trong bối cảnh nước này chuẩn bị bước vào hàng loạt kỳ nghỉ - SCMP đưa tin. 

    Pachinko, ngành công nghiệp 192 tỉ USD vốn thu hút nhiều người chơi bằng những chiếc máy với các loại game tương tự trò bắn bóng pinball, đã bị chú ý kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 6 tỉnh thành khách cách đây 2 tuần. Khi các ca nhiễm tiếp tục tăng lên ở nước này và vượt mốc 11.000, tình trạng khẩn cấp được mở rộng ra cả nước. 

    Trong khi nhiều hình thức kinh doanh không phải ngành hàng thiết yếu đã tự động đóng cửa hoặc giảm giờ hoạt động theo yêu cầu của chính quyền địa phương thì không có các hình phạt cho việc không tuân thủ quy định và một số trung tâm Pachinko vẫn mở cửa.

    Lo ngại càng tăng lên khi người chơi có nguy cơ khiến virus lây lan khi di chuyển khắp nơi để tìm chỗ chơi. 

    Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc bước đi kế tiếp, yêu cầu chính quyền địa phương công khai tên các cơ sở kinh doanh phớt lờ yêu cầu đóng cửa. 

    Pachinko vốn hoạt động trong "vùng xám" về pháp lý, né luật chống cờ bạc bằng cách trao cho người thắng cuộc những phần thưởng mà họ có thể đổi thành tiền mặt ở nơi khác. 

    Tính đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản đã tránh được tình trạng số ca nhiễm tăng cao đột biến nhưng số người nhiễm bệnh vẫn có xu hướng tăng đều. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh sử dụng bộ xét nghiệm COVID-19 lỗi cho hàng nghìn nhân viên y tế

    Một quan chức chính phủ Anh đã thừa nhận các bộ xét nghiệm lỗi đã được sử dụng cho nhân viên y tế nước này. Điều này có nghĩa là các y bác sĩ tuyến đầu có thể đã quay trở lại làm việc mà không biết mình mang theo virus SARS-CoV-2.

    Theo số liệu mới nhất, ít nhất 100 nhân viên y tế tuyến đầu của Anh tử vong vì dịch bệnh COVID-19. Trả lời Sky News, Thứ trưởng Bộ Y tế Helen Whately ngày 22/4 cho biết các nhân viên thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã được thông báo rằng kết quả xét nghiệm COVID-19 của họ có thể sai sót và họ sẽ được xét nghiệm thêm một lần nữa. Bà Helen giải thích việc sai sót này "chỉ là một phần trong quá trình bình thường khi xét nghiệm".

    Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Y tế Matt Hancock gần đây nói rằng "không xét nghiệm còn tốt hơn là xét nghiệm không chính xác".

    Đọc bài đầy đủ trong link dưới:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu: Phần lớn bệnh nhân COVID-19 thở máy ở hệ thống y tế lớn nhất New York tử vong

    Gần như toàn bộ bệnh nhân COVID-19 cần máy trợ thở đều tử vong, CNN dẫn nguồn nghiên cứu của hệ thống y tế lớn nhất New York cho hay. Theo nghiên cứu này, nhìn chung, khoảng 20% bệnh nhân COVID-19 điều trị tại trung tâm Northwell Health tử vong và 88% trong số những người được thở máy không qua khỏi.

    Máy thở là 1 thiết bị giúp đẩy không khí vào phổi của những bệnh nhân không thể tự mình hít thở do viêm phổi cấp hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. 

    Ngoài ra, CNN cho biết, những báo cáo nhỏ hơn chỉ ra rằng các bệnh nhân cần được trợ thở nhiều khả năng không thể sống sót. 

    Vì dữ liệu cuối cùng chỉ có trên phân nửa số bệnh nhân nên có thể vẫn còn nhiều người được trợ thở sống sót, các nhà nghiên cứu lưu ý và cho rằng điều đó có thể làm giảm bớt tỷ lệ tử vong tới 88% ở nhóm bệnh nhân nói trên. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quỹ phục hồi kinh tế: Phép thử của EU

    Theo kế hoạch, hôm nay 23-4 sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) về việc thành lập Quỹ phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

    Mặc dù EU đang tiến gần hơn đến sự đồng thuận về sử dụng ngân sách dài hạn chung, tuy nhiên khối này vẫn chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng do còn nhiều chi tiết gây tranh cãi.

    Ý tưởng về quỹ phục hồi kinh tế hậu Covid-19 được nhiều quan chức hàng đầu EU đưa ra sau khi hồi đầu tháng, Viện nghiên cứu Ifo của Đức và Viện Kinh tế Thụy Sĩ (KOF) đưa ra đánh giá, nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có nguy cơ rơi vào "suy thoái sâu" trong nửa đầu năm nay. 

    Trong thư mời gửi các nhà lãnh đạo dự Hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, Quỹ phục hồi kinh tế nên được hình thành càng sớm càng tốt dựa trên ngân sách dài hạn tiếp theo của khối cho giai đoạn 2021-2027.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore đau đầu vì những ca mất dấu F0

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha gia hạn tình trạng khẩn cấp đến 9/5, phong tỏa kéo dài tới 8 tuần

    Quốc hội Tây Ban Nha đã bỏ phiếu thông qua việc gia hạn tình trạng khẩn cấp tại nước này lần thứ ba, kéo dài đến ngày 9/5, nâng tổng thời gian áp đặt lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà lên 8 tuần.

    Tình trạng khẩn cấp được ban bố lần đầu ở Tây Ban Nha hôm 14/3, kèm theo những quy định hạn chế nghiêm ngặt về thương mại và đi lại.

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 22/4 lưu ý rằng dù tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp, tình hình Covid-19 ở nước này đã có dấu hiệu lạc quan hơn.

     

    Sự gia hạn [tình trạng khẩn cấp] lần này khác với những lần trước. Đây là lần đầu tiên tôi có thể làm điều này với sự lạc quan thận trọng về tương lai. Đây là điều sẽ mở đầu cho sự nới lỏng các quy định về phong tỏa.

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez

    Ông Sanchez cảnh báo các nhà lập pháp Tây Ban Nha rằng giai đoạn tiếp theo để nới lỏng các hạn chế và đưa cuộc sống trở lại bình thường "cần phải chậm, từng bước, và chắc chắn".

    Thủ tướng Sanchez cũng cho biết chính phủ của ông đang "thực thi một hệ thống kiểm soát" đối với những người di chuyển trong và ngoài Tây Ban Nha nhằm tránh gia tăng các trường hợp lây nhiễm do nhập cảnh.

    Tây Ban Nha hiện là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ hai thế giới, với hơn 208.000 bệnh nhân. Đây cũng là nước áp đặt quy định hạn chế đi lại gắt gao nhất ở châu Âu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngoại trưởng Mỹ tin Trung Quốc giấu chuyện SARS-Cov-2 lây từ người sang người suốt 1 tháng

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 22/4 (giờ miền Đông) cáo buộc Bắc Kinh đã không báo cáo về tính chất lây nhiễm từ người sang người của virus SARS-Cov-2 "trong một tháng, cho đến khi nó lây lan ra tất cả các tỉnh của Trung Quốc".

    Trích dẫn quy định của WHO được thực thi từ năm 2007, ông Pompeo cho biết trong cuộ họp báo ngày 22: "Chúng tôi hết sức tin rằng Trung Quốc đã không báo cáo sự bùng phát của dịch bệnh virus corona mới một cách kịp thời với WHO."

    Theo ông Pompeo, ngay cả khi Bắc Kinh đã thông báo với WHO về dịch bệnh thì nước này "đã không chia sẻ toàn bộ thông tin mà họ có. Thay vào đó họ che đậy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh".

    Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ toàn bộ cáo buộc liên quan đến cách thức xử lý tình hình khi dịch bệnh bùng phát. Bắc Kinh khẳng định họ đã minh bạch và cởi mở trong chia sẻ thông tin về sự lây lan của virus.

    Covid-19: Vừa thông báo đất nước sẵn sàng mở cửa lại, ông Trump phát lệnh hủy diệt toàn bộ tàu chiến Iran quấy rối - Ảnh 1.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: AP)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan: Em bé 1 tháng tuổi chiến thắng Covid-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore và Ấn Độ là "điểm nóng" Covid-19 tại châu Á

    Bộ Y tế Singapore ngày 22/4 cho biết tính nước này đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 10.141 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Singapore ghi nhận mỗi ngày trên 1.000 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn xuất phát từ các khu nhà ở của lao động nước ngoài. Trong số các ca nhiễm mới ngày 22/4 có 15 ca nhiễm là công dân Singapore và người có thẻ thường trú dài hạn.

    Số ca nhiễm trong cộng đồng tại Singapore có chiều hướng giảm, xuống còn bình quân 28 ca/ngày trong tuần qua so với 39 ca/ngày trong tuần trước đó. Tuy nhiên, trong số đó, số ca nhiễm không rõ nguồn gốc lại tăng nhẹ, từ 19 ca/ngày trong tuần trước đó lên 22 ca/ngày trong tuần vừa qua.

    Tình hình trên đã khiến Singapore quyết định kéo dài thời gian thực hiện cách ly xã hội thêm 4 tuần, tới ngày 1/6, đồng thời triển khai thêm một loạt biện pháp mạnh, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/4. Trong cuộc họp báo chiều 21/4, giới chức Singapore thừa nhận tình hình dịch bệnh COVID-19 đang ở mức báo động và nước này cần áp dụng các biện pháp mạnh để có thể phá vỡ chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng cũng như tại các khu nhà ở của lao động nước ngoài.

    Singapore có tổng cộng 323.000 lao động nước ngoài sống tại 43 khu nhà, đến nay đã có trên 5.000 người nhiễm virus SARS-CoV-2. Giới quan sát nhận định rằng với điều kiện sống chật chội, tỷ lệ nhiễm trong lao động nước ngoài có thể lên tới 5%, khoảng 15.000 người.

    Các biện pháp mạnh được Singapore triển khai gồm cắt giảm thêm một số dịch vụ thiết yếu, giảm lưu lượng đi lại từ 20% hiện nay xuống còn 15%. Một loạt dịch vụ cũng sẽ phải đóng cửa như các cửa hàng bán đồ uống đơn lẻ, các hiệu cắt tóc, giặt là... Toàn bộ số lao động nước ngoài tại 43 khu nhà ở và hơn 1.200 toà nhà nhỏ khác trên sẽ dừng làm việc và ở tại chỗ kể từ ngày 22/4, kể cả các lao động thuộc các công ty đã xin miễn trừ trước đây.

    Từ ngày 22/4 Singapore áp dụng quy định người dân đi chợ ngày chẵn lẻ theo số cuối của căn cước công dân tại 4 khu chợ lớn bán đồ tươi sống ở nước này, đồng thời bắt buộc đo thân nhiệt và lấy thông tin cá nhân khách hàng tại tất cả các siêu thị, trung tâm mua sắm để theo dõi tình hình lây nhiễm.

    Tại Ấn Độ, Bộ Y tế liên bang thông báo số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này vượt mốc 20.000 ca. Tới 6h sáng 23/4, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 21.370 ca mắc bệnh. Tổng số ca tử vong cũng đã tăng lên 681 người.

    Trong 2 tuần tới, Ấn Độ sẽ sử dụng một loại vaccine phòng lao phổi cho trẻ sơ sinh để thử nghiệm trên người trưởng thành để xác định xem vaccine này có tạo ra cơ chế miễn dịch chống lại SARS-CoV-2 hay không.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Thế giới có trên 2,6 triệu ca mắc, ca tử vong ở Italy vượt ngưỡng 25.000 baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump lên Twitter thông báo mở cửa các bang của Mỹ và dọa bắn chìm tàu Iran

    Hai thông điệp được tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trên tài khoản Twitter cá nhân ngày 22/4 chỉ cách nhau 15 phút.

    Ông Trump cho biết các bang nước này sẽ nối lại hoạt động kinh tế một cách an toàn, ngay cả khi một số quan chức y tế công cộng cảnh báo rằng việc nới lỏng các biện pháp hạn chế quá nhanh có thể dẫn tới nguy cơ dịch Covid-19 tái bùng phát.

    "Các bang đã an toàn để trở lại. Đất nước chúng ta bắt đầu nối lại hoạt động kinh tế. Sự chăm sóc đặc biệt sẽ luôn được dành cho những người cao tuổi đáng kính của chúng ta (ngoại trừ tôi!). Cuộc sống của họ sẽ tốt hơn bao giờ hết," ông Trump viết trên Twitter và chia sẻ một lời nói đùa.

    15 phút sau thông điệp trên, ông chủ Nhà Trắng tiếp tục đăng tải một dòng tweet khác với nội dung: "Tôi đã chỉ thị Hải quân Mỹ bắn hạ và hủy diệt bất kỳ và toàn bộ tàu chiến của Iran nếu họ quấy nhiễu tàu của chúng ta trên biển".

    Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài tiếng sau khi Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thông báo phóng thành công vệ tinh quân sự đầu tiên của nước này có tên Nour.

    Vào giữa tháng 4, Hải quân Mỹ đã công bố video ghi lại 11 tàu của IRGC áp sát, quấy rối các tàu của Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ ở Vịnh Ba Tư, và gọi đây là  hành động "nguy hiểm và khiêu khích".

    Trong khi đó, Iran bác bỏ cáo buộc và tung các video bằng chứng tàu của họ chỉ di chuyển quanh tàu Mỹ. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump ký sắc lệnh hạn chế nhập cư nhằm tạm dừng cấp thẻ xanh

    Ngày 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ký sắc lệnh hành pháp hạn chế nhập cư nhằm tạm dừng cấp mới thẻ xanh, một động thái theo ông là sẽ giúp bảo vệ việc làm của người dân Mỹ trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

     

    Để bảo vệ những người lao động Mỹ tuyệt vời của chúng ta, tôi đã ký một sắc lệnh hành pháp tạm dừng nhập cư vào Mỹ.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

    Cũng theo Tổng thống Trump, "sắc lệnh này đảm bảo rằng những người thất nghiệp Mỹ ở mọi tầng lớp xã hội sẽ được nhận ưu tiên hàng đầu là bố trí việc làm khi nền kinh tế tái mở cửa". 

    Sắc lệnh cũng bảo đảm các nguồn lực y tế cho các bệnh nhân Mỹ.

    Sắc lệnh này có thời hạn trong 60 ngày này sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất đến những người đang nộp hồ sơ xin thẻ thường trú, hoặc thẻ xanh, ngoại trừ những người làm trong ngành chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, những lao động mùa vụ vẫn sẽ được phép vào Mỹ.

    Động thái trên được tiến hành trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 với 22 triệu người đã gia nhập đội ngũ thất nghiệp. Tổng thống Trump từng nói nếu chính phủ không can thiệp kịp thời thì kinh tế Mỹ rất lâu mới có thể phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp sẽ luôn duy trì ở mức cao. 

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế nhập cư nhằm ngăn chặn dịch COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp đối mặt nguy cơ bạo động ở vùng ngoại ô khi phong toả kéo dài

    Pháp trong vài ngày qua chứng kiến tình trạng căng thẳng gia tăng tại các khu vực ngoại ô, đặc biệt quanh thủ đô Paris.

    Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner ngày 22/4 tuyên bố cảnh sát Pháp quyết tâm đảm bảo các lệnh phong toả trên toàn nước Pháp tiếp tục được duy trì, bất chấp các vụ bạo động nhỏ đang gia tăng tại các ngoại ô, đặc biệt tại khu vực thủ đô Paris.

    Ngòi nổ của sự việc diễn ra đêm thứ Bảy tuần trước, tại thành phố Villeneuve-la-Garenne, thuộc tỉnh Haut-de Seine, ngoại ô phía Bắc  thủ đô Paris sau khi một người đi mô-tô va chạm với một xe cảnh sát trên đường.

    Nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường cho rằng cảnh sát Pháp đã cố tình mở cánh cửa xe để xô ngã người lái mô-tô, khiến người này bị thương. Đụng độ nhỏ sau đó đã diễn ra khi nhiều thanh niên địa phương lấy cớ để đập phá.

    Làn sóng này nhanh chóng lan nhanh ra nhiều khu ngoại ô trên khắp nước Pháp, đặc biệt quanh thủ đô Paris, khi trong 4 đêm qua, nhiều người ra đường để đập phá, đốt cháy xe ô tô và các trạm dừng xe bus, với lí do phản đối cảnh sát.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Saudi Arabia thêm trên 1.100 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên 12.772 cabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Saudi Arabia thêm trên 1.100 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên 12.772 ca

    Bộ Y tế Saudi Arabia ngày 22/4 cho biết nước này đã phát hiện thêm 1.141 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 ở vương quốc này đã lên đến 12.772 người, trong đó có 114 người tử vong, tăng 5 ca sau 24h. Nước này đã chữa khỏi cho thêm 172 bệnh nhân mắc COVID-19, nâng tổng số ca bình phục lên 1.812 người.

    Cùng ngày, Bộ Y tế Qatar cho biết tổng số trường hợp mắc COVID-19 ở nước này hiện là 7.141 người, sau khi phát hiện thêm 608 ca mắc mới. Đáng chú ý, phần lớn các ca mắc mới là lao động người nước ngoài và hiện đã được đưa đi cách ly. 

    Cũng theo bộ trên, Qatar đã chữa khỏi thêm cho 75 người, nâng tổng số người khỏi bệnh lên thành 689. Trong khi đó, số ca tử vong chỉ tăng thêm 1 người, lên thành 10 người tính đến thời điểm này.

    Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 22/4 ghi nhận thêm 483 ca mắc COVID-19, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên tới 8.238. Theo nhà chức trách UAE, các ca nhiễm mới là những người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, tất cả đều đang được điều trị và có điều kiện sức khỏe ổn định. 

    Là quốc gia đầu tiên ở Vùng Vịnh phát hiện các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và có số ca mắc khá cao nhưng đến nay UAE mới có 52 bệnh nhận tử vong do COVID-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Saudi Arabia thêm trên 1.100 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên 12.772 cabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Đông: Hơn 3.000 ca nhiễm mới Covid-19 tại ổ dịch Thổ Nhĩ Kỳ, số ca tử vong của Iran trên 5.300

    Ổ dịch lớn nhất Trung Đông – Thổ Nhĩ Kỳ - ghi nhận thêm 3.083 ca mắc mới và 117 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 22/4. Tổng số ca mắc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là 98.674 trường hợp, trong đó có 2.376 ca tử vong.

    Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca khẳng định dịch COVID-19 đã nằm trong tầm kiểm soát.

    Trong khi đó, tổng số ca mắc Covid-19 tại Iran hiện tại là 85.996 sau khi ghi nhận thêm 1.194 trường hợp trong ngày 22/4. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 5.391 trường hợp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [Việt Nam] Sáng 23/4: Hà Nội còn 4 điểm phải theo dõi đặc biệt chặt chẽ tình hình dịch bệnh

    6h ngày 23/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới. Như vậy sau 7 ngày liên tiếp số ca nhiễm của Việt Nam dừng lại ở 268 trường hợp.

    Trong tổng số 268 trường hợp mắc Covid-19, trong đó: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

    Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện tại còn 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, trong đó: 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 5.000 ca nhiễm mới một ngày, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Nga

    Dịch bệnh Covid-19 tại Nga tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong 24 giờ qua, trên toàn lãnh thổ LB Nga đã ghi nhận thêm 5.236 ca mắc, đưa tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này lên 57.999 ca (tăng 9,9%). Số ca tử vong là 513 trường hợp.

    Hiện tổng số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh lên 4.420 người.

    Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có số người nhiễm cao nhất với 2.548 người, đưa tổng số người bệnh lên 31.981.

    Nga hiện là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ 10 thế giới. Đại diện chính thức của Trung tâm Thông tin về kiểm soát tình hình dịch Covid-19 của Nga dự báo rằng, số mắc sẽ tiếp tục tăng trong tháng 5 và đạt đỉnh, sau đó sẽ bắt đầu giảm từ cuối tháng 5.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngoại trưởng Anh nói đất nước đang ở tâm bão Covid-19, cố vấn y học khuyên giãn cách xã hội đến cuối năm 2020

    Anh ghi nhận thêm 4.451 ca mắc và 763 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 22/4. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 133.495 trường hợp, trong đó 18.100 ca tử vong.

    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab - người điều hành đất nước thay Thủ tướng Boris Johnson đang trong quá trình phục hồi sau khi điều trị Covid-19 - thừa nhận, nước Anh vẫn đang trong tâm bão và dù đã nhìn thấy một chút ánh sáng cuối đường hầm nhưng vẫn còn rất xa.

    Ông Raab khẳng định tới cuối tháng 4, quốc gia này sẽ đạt được mục tiêu xét nghiệm 100.000 người nghi nhiễm virus trong một ngày. Các số liệu chính thức hôm 21/4 cho thấy nước này đã tiến hành 18.206 xét nghiệm vào một ngày trước. 

    Phát biểu trước Quốc hội, ông Raab cũng nhận định quốc gia này đang bắt đầu bước qua giai đoạn đỉnh dịch.

    Ngày 23/4, nước Anh sẽ chính thức tiến hành những thử nghiệm đầu tiên về loại vaccine ngừa Covid-19 do các nhà khoa học Anh nghiên cứu chế tạo. Tuy nhiên, Cố vấn trưởng Y học của Chính phủ Anh, Chris Whitty nhận định, khả năng vaccine được thừa nhận có hiệu quả để đưa vào sử dụng rộng rãi trong năm tới là rất ít, và do đó nước Anh sẽ phải sống với những biện pháp giãn cách xã hội đến ít nhất là cuối năm 2020, thậm chí sang năm 2021.

     Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 2,6 triệu ca mắc, 183.000 ca tử vongvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha, Pháp, tính toán nới lỏng dần các biện pháp giãn cách xã hội

    Tại Tây Ban Nha, số ca mắc Covid-19 đã lên tới 208.389, sau khi ghi nhận thêm 4.211 trường hợp trong ngày 22/4. Tây Ban Nha hiện là "ổ dịch" lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất ở châu Âu. 

    Số ca tử vong do Covid-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 21.717 sau khi ghi nhận thêm 435 trường hợp trong ngày 22/4.

    Chính phủ Tây Ban Nha đang lên kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid-19 trong nửa cuối tháng 5. Theo Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, các hạn chế do lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng từ từ để đảm bảo an toàn cho người dân, tránh sự bùng phát dịch trở lại.

    Italy ghi nhận thêm 3.370 ca mắc mới và 437 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 187.327, trong đó có 25.085 ca tử vong. Italy hiện là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ 3 thế giới sau Mỹ và Tây Ban Nha nhưng là nước có số ca tử vong do dịch bệnh này cao thứ 2 thế giới sau Mỹ.

    Tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp tính đến hết ngày 22/4 là 159.877 sau khi ghi nhận thêm 1.827 ca mắc mới trong ngày. Số ca tử vong ghi nhận trong ngày là 544, nâng tổng số ca tử vong lên 21.340.

     Liên quan tới quá trình chuẩn bị cho giai đoạn hậu phong tỏa, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, các biện pháp sau khi dỡ bỏ phong tỏa sẽ được áp dụng theo tình hình thực tế tại mỗi vùng và theo lĩnh vực hoạt động, trong đó các vùng ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có thể được nới lỏng các biện pháp hạn chế hơn.

    Ông Macron cũng khẳng định, sau khi dỡ bỏ phong tỏa, nước Pháp sẽ thực hiện chiến lược xét nghiệm, cách ly, theo dõi và chăm sóc người mắc Covid-19 một cách chặt chẽ nhằm tránh một làn sóng lây nhiễm thứ hai.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 2,6 triệu ca mắc, 183.000 ca tử vongvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số người chết do Covid-19 ở "tâm dịch" New York của Mỹ vượt quá 15.000

    Thống đốc bang Andrew Cuomo thông báo chỉ có 474 ca tử vong trong ngày 21/4 so với 481 ca một ngày trước đó. Tại thời điểm đỉnh dịch, 805 người đã tử vong trong ngày 7/4. Tới nay, New York, tâm dịch ở Mỹ, đã xác nhận hơn 15.300 ca tử vong.   

    Ông Cuomo cũng thông báo sẽ phối hợp với hai bang New Jersey và Connecticut nhằm thực hiện chương trình truy tìm tiếp xúc để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

    Theo thống đốc Cuomo, số người nhập viện đã giảm liên tiếp trong 9 ngày qua và số ca nhiễm mới dường như đang có xu hướng giảm dần. 

    Ông Cuomo cho biết, New York hiện có thể thực hiện 20.000 lượt thử mỗi ngày, nhiều hơn bất kỳ bang nào ở Mỹ. Tuy nhiên, ông Cuomo nhấn mạnh vẫn cần tăng cường xét nghiệm trước khi nới lỏng các giới hạn đối với doanh nghiệp và các hoạt động công cộng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Số người chết do Covid-19 ở "tâm dịch" New York vượt quá 15.000vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca Covid-19 trên thế giới vượt 2.6 triệu

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h sáng 23/4 (giờ Việt Nam), thế giới có 2.629.951 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó 183.723 trường hợp đã tử vong. Mỹ vẫn dẫn đầu về số ca mắc và tử vong, trong khi số người chết ở Italy đã vượt ngưỡng 25.000.

    Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên toàn cầu là 714.319 người. Thế giới vẫn còn tới 56.678 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch.

    Mỹ dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 với 844.992 ca mắc bệnh và 47.430 ca tử vong. Xếp thứ hai là Tây Ban Nha với 208.389 ca mắc và 21.717 ca tử vong. Italy tiếp tục xếp vị trí thứ 3 với 187.327 ca mắc và 25.085 ca tử vong. Đứng thứ tư là Pháp với 159.877 ca mắc và 21.340 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại