*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Nhóm 20 nền kinh tế lớn thế giới (G20) đã nhất trí tiến hành các quy trình miễn trừ nợ cho các quốc gia nghèo nhất bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Quy trình này sẽ được khởi động ngay lập tức, G20 tuyên bố trong 1 thông cáo ngày 15/4.
Theo thông cáo, các quy trình này sẽ kéo dài trong vòng 1 năm.
"Chúng tôi ủng hộ động thái treo nợ trong 1 khoảng thời gian nhất định đối với các quốc gia nghèo nhất đã trình yêu cầu hoãn", thông cáo của G20 nêu rõ.
Sau cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng tài chính G20, Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Saudi Mohammed Al Jadaan cho biết quá trình treo nợ đã được G20 nhất trí nhằm mục đích tạo cho các nước đang phát triển "không gian để thở".
G20 đã bơm 7 nghìn tỉ USD vào nền kinh tế thế giới, Al Jadaan cho biết.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 14/4, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga đã gửi công hàm tới các cơ quan chức năng Nga đề nghị hỗ trợ tối đa cho công dân Việt Nam trong việc khám, xét nghiệm và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bài viết được tham khảo từ TTXVN. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Bày tỏ quan điểm về động thái mới của Mỹ, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: "Chúng tôi lấy làm tiếc về quyết định ngừng tài trợ của Tổng thống Mỹ", nhưng sẽ làm việc với các đối tác để lấp lỗ hổng ngân sách và "đảm bảo công việc của chúng tôi tiếp diễn không bị gián đoạn".
"Mỹ là một người bạn hào phóng và lâu năm của WHO và chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục làm như vậy", ông Tedros phát biểu trong cuộc họp báo ở Geneva và cho biết, WHO đang xem xét những tác động có thể có từ quyết định của Mỹ.
Tổng giám đốc WHO khẳng định, cơ qua này nỗ lực nhằm cải thiện y tế của những nước nghèo nhất và dễ tổn thương nhất, chứ không phải chỉ chống COVID-19.
"WHO biết ơn những quốc gia, tổ chức và cá nhân đã bày tỏ sự ủng hộ và cam kết đối với WHO trong thời gian gần đây, bao gồm cả cam kết tài chính", ông Tedros nói, "Chúng tôi hoan nghênh biểu hiện đoàn kết toàn cầu này bởi đoàn kết là cách để đánh bại COVID-19. WHO đang tiếp tục công việc. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu loại virus này từng giây từng phút. Chúng tôi học hỏi từ nhiều nước về những cách làm hiệu quả và chia sẻ thông tin đó với thế giới".
"WHO đang chiến đấu với đại dịch bằng cả tâm hồn và tinh thần của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy cho tới cuối cùng".
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Trước đó, ông Tedros đã chia sẻ trên Twitter rằng, WHO đang tập trung vào cứu sống con người và ngăn chặn đại dịch COVID-19.
"Không có thời giờ để mà lãng phí. Mối quan tâm duy nhất của WHO là nỗ lực để hỗ trợ cứu mạng người và ngừng đại dịch COVID-19", ông Tedros tweet.
Ông Tedros cũng đăng tải kế hoạch phản ứng và chuẩn bị chiến lược của WHO nhằm đối phó với đại dịch.
"Chiến lược toàn cầu đã được cập nhật của WHO về COVID-19 hướng dẫn cách phản ứng trong y tế cộng đồng ở cấp quốc gia và dưới quốc gia, bao gồm cả hướng dẫn thực tế về hành động chiến lược, được thiết kế theo bối cảnh địa phương", ông Tedros cho hay.
"Một trong những điều cốt yếu mà chúng tôi học được trong vài tháng qua về COVID-19 là, phát hiện, xét nghiệm, cách ly và chăm sóc càng nhanh thì virus sẽ càng khó có thể lây lan. Nguyên tắc này sẽ cứu nhiều mạng sống và giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch".
Theo CNN, hiện tại có hơn 100 nước đã đề nghị hỗ trợ khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong bối cảnh kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.
Phát biểu trong 1 cuộc họp với bộ trưởng tài chính các nước G20 và thống đốc các ngân hàng trung ương, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết, hiện có 10 nước đã nhận hỗ trợ khẩn cấp và IMF sẽ thông qua hỗ trợ cho một nửa trong số các quốc gia còn lại tính đến cuối tháng 4.
Giới chức Nga đã lên tiếng phê bình tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong khi dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.
Thư ký báo chí của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, ngày 15/4 nói với các phóng viên: "Những người đứng đầu nhóm G20, gồm tổng thống Nga Vladimir Putin, ủng hộ công việc của WHO và đặt hy vọng vào công tác trong tương lai của WHO nhằm phân tích kinh nghiệm từ đại dịch này. Chúng tôi làm việc từ lập trường đó."
Trong khi đó, thứ trưởng Bộ ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thì gọi động thái mới của chính quyền Trump là "cách tiếp cận hết sức ích kỷ" và "rất đáng lo ngại".
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngưng công kích xa hơn nhằm vào WHO và theo đuổi chính sách có trách nhiệm, để không hủy hoại khuôn khổ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y sinh mà thay vào đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác và tạo dựng nền tảng để cải thiện nó hơn nữa."
Ông Ryabkov gọi hành động của Trump là "một cú đánh" vào WHO trong bối cảnh cộng đồng quốc tế phụ thuộc vào tổ chức này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Giới chức Nga đã lên tiếng phê bình tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong khi dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu.
Thư ký báo chí của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, ngày 15/4 nói với các phóng viên: "Những người đứng đầu nhóm G20, gồm tổng thống Nga Vladimir Putin, ủng hộ công việc của WHO và đặt hy vọng vào công tác trong tương lai của WHO nhằm phân tích kinh nghiệm từ đại dịch này. Chúng tôi làm việc từ lập trường đó."
Trong khi đó, thứ trưởng Bộ ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thì gọi động thái mới của chính quyền Trump là "cách tiếp cận hết sức ích kỷ" và "rất đáng lo ngại".
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngưng công kích xa hơn nhằm vào WHO và theo đuổi chính sách có trách nhiệm, để không hủy hoại khuôn khổ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y sinh mà thay vào đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác và tạo dựng nền tảng để cải thiện nó hơn nữa."
Ông Ryabkov gọi hành động của Trump là "một cú đánh" vào WHO trong bối cảnh cộng đồng quốc tế phụ thuộc vào tổ chức này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Số ca nhiễm virus corona chủng mới được ghi nhận trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 2 triệu trong bối cảnh nhiều nước khắp thế giới tiếp tục duy trì phong tỏa toàn phần hoặc một phần nhằm khống chế sự lây lan của virus.
Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến 9h44 ngày 15/4 (giờ địa phương - tương đương 20h44 giờ Hà Nội), thế giới ghi nhận hơn 2 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 và hơn 128.000 trường hợp tử vong.
Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu về số ca nhiễm được ghi nhận, với hơn 609.000 trường hợp. Ít nhất 26.000 người đã thiệt mạng ở Mỹ.
Tại Trung Quốc, nơi được cho là điểm bùng dịch đầu tiên, số ca nhiễm đang có xu hướng tăng trở lại. Quan chức y tế nước này công bố số ca nhiễm mới cao nhất trong vòng 5 tuần qua - 169 trường hợp - hôm 13/4 trong khi giới chức y tế Mỹ cảnh báo về nguy cơ xảy ra làn sóng thứ hai trong thời gian tới.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tây Ban Nha là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu, với hơn 177.000 ca nhiễm và 18.500 ca tử vong.
Hơn 400.000 người có thể tử vong do COVID-19 ở Nhật Bản nếu không có nỗ lực nào được thực hiện để khống chế virus, NHK dẫn nguồn báo cáo của Bộ Y tế Nhật Bản cho hay.
Theo báo cáo, sẽ có khoảng 850.000 bệnh nhân cần máy thở.
"Nếu chúng ta đón nhận dịch bệnh mà không có vũ khí để tự bảo vệ mình thì số trường hợp nghiêm trọng sẽ vượt quá số máy thở hiện có", giáo sư ĐH Hokkaido, ông Hiroshi Nishiura nói.
"Tất cả người Nhật phải thay đổi mô hình hành động và giúp chúng tôi ngăn chặn dịch bệnh này càng sớm càng tốt".
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố nội các của bà sẽ cắt giảm 20% lương trong 6 tháng để thể hiện tình đoàn kết vượt qua đại dịch COVID-19.
"Đây là thời điểm để chúng ta hành động và đó là lý do tại sao chúng ta quyết định làm điều này", Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern công bố quyết định giảm lương của bà và các thành viên nội các.
Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết, quyết định được đưa ra trong bối cảnh kinh tế New Zealand dự báo đối mặt nhiều khó khăn trong những tháng tới. Bà Jacinda Ardern cho rằng giới quan chức lãnh đạo New Zealand cần thể hiện "tinh thần đoàn kết" đối với hàng triệu người dân đang mất đi việc làm do dịch bệnh.
Theo quyết định Thủ tướng Jacinda Ardern vừa công bố, việc cắt giảm lương 20% sẽ được áp dụng ngay lập tức đối với thủ tướng, các bộ trưởng, các lãnh đạo trong khu vực hành chính công. Theo ước tính, việc cắt giảm sẽ tiết 1,24 triệu USD cho ngân sách quốc gia.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Giới chức Hắc Long Giang ngày 13/4 thông báo những người báo cáo trường hợp vượt biên trái phép sẽ nhận được 3.000 tệ tiền thưởng.
"Nếu công dân bắt giữ được và bàn giao [đối tượng vượt biên] cho cơ quan hữu quan thì sẽ nhận được phần thưởng 5.000 nhân dân tệ," thông báo của Bộ chỉ huy phòng chống Covid-19 tỉnh Hắc Long Giang gửi các địa phương có đoạn.
Phần lớn ca bệnh nhập cảnh ở tỉnh này được ghi nhận tại thành phố Tuy Phân Hà, nằm giáp biên giới với Nga. Thành phố nhỏ có 70.000 dân này là cửa khẩu nhộn nhịp nhất giữa hai nước với 1 triệu lượt du khách qua lại mỗi năm. Cửa khẩu đã ngưng tiếp nhận du khách lưu thông từ ngày 7/4.
Giới chức Trung Quốc sau đó cũng đã đặt Tuy Phân Hà vào tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid-19. Một bệnh viện dã chiến quy mô 600 giường đã hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào sử dụng từ ngày 14/4, trong khi các nhóm chuyên gia y tế từ nhiều địa phương được cử đến hỗ trợ.
Hiện nay, cả Tuy Phân Hà và thủ phủ Cáp Nhĩ Tân của tỉnh Hắc Long Giang đều yêu cầu người nhập cảnh phải cách ly 28 ngày và thực hiện xét nghiệm Covid-19. Một số tuyến tàu hỏa từ Tuy Phân Hà đến các thành phố khác cũng bị đình chỉ từ ngày 12/4.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith ngày 15/4 thông báo chính phủ nước này đã quyết định kéo dài hiệu lực của Chỉ thị 06/TTg về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, bao gồm việc gia hạn thời gian giãn cách xã hội thêm 14 ngày.
Như vậy, với quyết định trên, thời gian thực hiện giãn cách xã hội tại Lào sẽ kéo dài tới ngày 3/5 tới.
Được ban hành vào ngày 29/3, Chỉ thị 06/TTg của Thủ tướng Lào có hiệu lực từ ngày 30/3 đến ngày 19/4, quy định hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, trong đó có cấm người dân không ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết; đóng cửa các nhà máy, cơ sở sản xuất tập trung đông người; cho phép cán bộ, công chức làm việc tại nhà; dừng toàn bộ hoạt động tập trung đông người có nguy cơ lây nhiễm như các lễ hội truyền thống, các hoạt động tôn giáo, cưới xin, chiêu đãi... Tính đến nay, Lào ghi nhận 19 ca mắc COVID-19, trong đó có 1 người đã khỏi bệnh
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
18 giờ ngày 15/4, Bộ Y tế đã thông báo không có thêm ca mắc Covid-19 mới sau 12 giờ, tổng số mắc là 267 trường hợp, trong đó: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,9%; 107 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,1%.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.049, trong đó:Cách ly tập trung tại bệnh viện: 471; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.413; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 56.165.
Về tình hình điều trị trong ngày có 02 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN145 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ; BN235 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 15/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương, thành phố lớn trên cả nước về công tác phòng chống dịch Covid-19.
Phát biểu kết luận tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương trên cơ sở các phân tích dịch tễ học, khả năng ứng phó với dịch bệnh….
Theo đó, Thủ tướng đồng ý chia làm 3 nhóm tỉnh có nguy cơ cao, có nguy cơ và có nguy cơ thấp và thống nhất, nhóm này không phải là bất biến và sẽ được xem xét, đánh giá lại.
Nhóm nguy cơ cao có 12 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các nội dung của Chỉ thị 16 đến hết ngày 22/4.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hàng trăm lao động nhập cư đã tập trung bên ngoài ga tàu hỏa Bandra ở thành phố Mumbai vào tối ngày 14/4 (giờ địa phương) để phản đối nhà chức trách gia hạn biện pháp phong tỏa toàn quốc.
Quan chức cấp cao cảnh sát Mummbai - ông Vijaylakshmi Hiremath - cho hay, những người biểu tình kêu gọi cảnh sát cho phép họ rời khỏi thành phố để trở về quê nhà.
Vụ biểu tình nổ ra vài giờ sau khi thủ tướng Narendra Modi tuyên bố tình trạng phong tỏa toàn quốc ở Ấn Độ sẽ được kéo dài đến ngày 3/5.
"Chúng tôi phải sử dụng dùi cui để kiểm soát đám đông. Không có ai bị thương cả," sĩ quan cảnh sát Dattaray Bhargude nói với CNN.
Ông Thackeray cũng cho biết cuộc biểu tình xảy ra bởi những người lao động tưởng rằng họ sẽ có thể di chuyển khỏi địa phương một khi giai đoạn phong tỏa 21 ngày đầu tiên kết thúc vào hôm 14, và đã tập trung tại nhà ga để lên tàu.
"Ngành đường sắt không mở bất kỳ dịch vụ đặt vé nào tại ga tàu, nhưng dịch vụ đặt vé trực tuyến có thể đặt chỗ trên các chuyến tàu sau 21 ngày phong tỏa. Do lệnh phong tỏa được gia hạn, việc ngừng vận hành tàu đã được ban hành ngày thứ Ba (14/4) bởi thời gian phong tỏa kéo dài đến 3/5," phát ngôn viên công ty Đường sắt Tây Ấn Ravindra Bhakar cho biết.
Người lao động nhập cư biểu tình ở ga tàu tại Mumbai, ngày 14/4/2020 (Ảnh: Zoya Thomas Lobo/AP)
Vụ việc ở Mumbai ngày 14 tương tự tình huống xảy ra ở bang Gujarat hồi tuần trước, khi hơn 80 người bị bắt giữ vì biểu tình và ném đá vào cảnh sát.
Người lao động nhập cư trên khắp Ấn Độ đã bị ngăn trở về quê nhà do lệnh phong tỏa áp đặt từ tháng 3. Chính quyền các bang đã thiết lập các nhà tạm trú cho họ.
Đến nay, Ấn Độ, hgi nhận 11.439 ca nhiễm Covid-19 và 377 người tử vong.
Cao uỷ phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, cho biết ông "rất lấy làm tiếc" về quyết định của tổng thống Mỹ Trump trong việc ngưng tài trợ kinh phí cho WHO.
Không có lý do nào biện minh cho động thái đó trong thời điểm này, khi mà những nỗ lực của họ (WHO) là cần thiết hơn bao giờ hết nhằm hỗ trợ ngăn chặn và giảm thiểu [thiệt hại] đại dịch Covid-19. Chỉ có cách chung sức với nhau thì chúng ta mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng không biên giới này.
Ông Trump ngày 13/4 (giờ miền Đông) tuyên bố sẽ đình chỉ việc cấp ngân sách cho WHO, trong khi chính phủ Mỹ tiến hành đánh giá về vấn đề này.
Ông chủ Nhà Trắng nói rằng việc đánh giá sẽ liên quan cả đến "vài trò [của WHO] trong sự quản lý yếu kém và che đậy về sự lây lan của virus corona".
Nhà chức trách Nga ngày hôm nay, 15/4, cho biết nước này ghi nhận mới 3.388 ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ. Đây là số ca nhiễm trong 1 ngày cao nhất tại Nga kể từ khi dịch bùng phát, phá vỡ "kỷ lục" được lập trong thống kê hai ngày trước đó là 2.774 ca (14/4) và 2.558 ca (13/4).
Như vậy, đến nay nước Nga đã xác nhận 24.490 bệnh nhân Covid-19 và 198 người tử vong.
Dịch bệnh đã lan đến hầu hết các vùng miền ở Liên bang Nga, ngoại trừ vùng Altai ở Tây Siberia - một trong những khu vực hẻo lánh nhất.
Địa phương tập trung số ca nhiễm lớn nhất là Moskva, với 14.776 bệnh nhân. Cơ quan y tế thành phố này ngày 14/4 dự kiến tình trạng thiếu hụt giường bệnh sẽ xảy ra trong vòng 2-3 tuần tới. Moskva đang chuẩn bị 24 cơ sở y tế mới nhằm đáp ứng làn sóng bệnh nhân gia tăng.
Ngày 14/4, các nhà nghiên cứu Mỹ dự đoán rằng quốc gia này có thể phải kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội như là ở yên trong nhà, đóng cửa trường học, cho tới năm 2022, và có thể tránh kịch bản này nếu mau chóng tìm ra vaccine cho bệnh Covid-19.
Nhóm nghiên cứu trên thuộc trường Y tế Công cộng T.H.Chan của Đại học Harvard (Mỹ). Nghiên cứu của họ được xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Science vào hôm 14/4.
Như vậy các phát hiện mới này là mâu thuẫn với một nghiên cứu khác cho rằng đại dịch Covid-19 có thể ngừng vào mùa hè 2020. Nghiên cứu trước đó với dự báo lạc quan được Nhà Trắng quảng bá trong thời gian qua.
Đội nghiên cứu của Đại học Harvard đã sử dụng những dữ liệu có sẵn cho tới nay về virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và các loại virus corona khác để xây dựng kịch bản của đại dịch Covid-19 hiện nay.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu có đoạn như sau: "Việc giữ khoảng cách an toàn có lẽ vẫn cần thiết cho tới năm 2022 chừng nào vẫn chưa gia tăng được đáng kể năng lực hồi sức tích cực hay chưa có sẵn một phương pháp điều trị hoặc một loại vaccine nào đó".
Nhóm cũng cảnh báo: "Ngay cả khi dịch biến mất, thì vẫn nên duy trì theo dõi SARS-CoV-2 bởi lẽ dịch Covid-19 có thể tái bùng phát vào tận năm 2024".
Các dự đoán của nhóm nghiên cứu Harvard cũng chỉ ra rằng virus gây bệnh Covid-19 có thể bùng phát dữ dội trở lại nếu các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.
Tiến sĩ Marc Lipsitch, một tác giả trong nhóm nghiên cứu đồng thời là giáo sư dịch tễ học tại trường Y tế Công cộng của Đại học Harvard, nói với các phóng viên rằng có thể cần thiết áp dụng cách ly xã hội ngắt quãng trong vài năm tới.
Hiện người ta vẫn chưa rõ liệu con người có trở nên miễn dịch với virus corona chủng mới này hay không sau khi bị nhiễm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Virus ở một bệnh nhân mắc Covid-19 được phân lập tại Ấn Độ mang một biến chủng có thể khiến những nỗ lực điều chế vaccine chống Covid-19 trên thế giới hiện nay "xôi hỏng bỏng không", các nhà nghiên cứu tại Australia và Đài Loan (Trung Quốc) cảnh báo.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Murdoch tại Australia và các chuyên gia thuộc Đại học Sư phạm Quốc gia Changhua tại Đài Loan (Trung Quốc) cho biết chủng virus ở Ấn Độ là báo cáo đầu tiên về một biến chủng đáng kể trong hàng loạt biến chủng của virus SARS-CoV-2.
Mặc dù biến chủng virus ở Ấn Độ trên được lấy mẫu từ một bệnh nhân ở Kerala và được đưa tới Viện Virus học Quốc gia vào tháng 1 nhưng trình tự gen đầy đủ của nó phải 2 tháng sau mới được công bố.
Bệnh nhân được cho là một sinh viên y quay trở về từ Vũ Hán nhưng chủng virus trên người này dường như không có mối liên hệ gần gũi nào với các chủng virus đã được ghi nhận tại thành phố tâm dịch của Trung Quốc, cũng như ở các quốc gia khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng biến chủng này xảy ra ở miền liên kết thụ thể (receptor-binding domain) của protein gai, vốn giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào con người.
"Phát hiện về biến chủng này đã "làm dấy lên những cảnh báo rằng, những tiến triển trong quá trình điều chế vaccine hiện nay có thể trở nên vô ích trong tương lai nếu nhiều biến chủng hơn được xác định", các nhà nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu này vẫn chưa được các nhà khoa học khác đánh giá và được xuất bản lần đầu trên trang biorvix.org vào cuối tuần trước.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau khi cộng đồng người Việt Nam tại thành phố St. Petersburg tặng Bệnh viện Pokrovsk của thành phố 635 đôi tất y tế chuyên dụng cao cổ dùng để phẫu thuật, Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Hội đồng Lập pháp thành phố, ông Alexander Kushchak, đã gửi lời cảm ơn tới cộng đồng.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, trên trang cá nhân, ông Kushchak bày tỏ lời cảm ơn những người bạn Việt Nam đã hỗ trợ Bệnh viện Pokrovsk trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Ông ca ngợi Việt Nam hiện là một trong những điển hình về phòng chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Theo quan chức Nga, nhờ các biện pháp cách ly kiên quyết cũng như sự đoàn kết trong xã hội, Việt Nam đã tránh được những hậu quả nghiêm trọng mà dịch bệnh đang gây ra ở châu Âu và Mỹ. Ông đề cập đến việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã ghi nhận những kết quả này.
Ông Kushchak cũng đã hoan nghênh những nỗ lực và đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở St. Petersburg hỗ trợ người dân và chính quyền sở tại. Các nhân viên y tế Bệnh viện Pokrovsk cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành cộng đồng người Việt về hành động hỗ trợ kịp thời này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Liên quan tới tuyên bố "cắt tài trợ cho WHO" mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng đã lên tiếng trên trang Twitter cá nhân và khẳng định rằng tổ chức này cần tiếp tục được tài trợ:
"Virus không xác định biên giới. Chúng ta cần hợp tác chặt chẽ để chống COVID-19. Đây là một trong những khoản đầu tư đúng đắn nhất để củng cố sức mạnh của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới - cơ quan thường nhận được ít nguồn tài trợ hơn cần thiết; và số tiền này có thể được sử dụng cho những mục đích như phát triển và phân phối bộ xét nghiệm, vaccine", ông Maas viết.
Mới đây, Hiệp hội Phóng viên thể thao trực tuyến Thái Lan (OSMA) đã quyết định hỗ trợ gạo cho các phóng viên để cùng nhau vượt qua khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh.
Dù giá trị vật chất không lớn nhưng những phần quà gồm gạo và tương ớt được xem là động thái thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn mà OSMA muốn truyền tải.
"Trong cuộc khủng hoảng này, Covid-19 khiến nhiều nhà báo thể thao trên cả nước bị ảnh hưởng. Từ công việc đến thu nhập trực tiếp cho sinh hoạt hàng ngày. Có người không còn thu nhập, người bị cắt giảm 50% lương, thậm chí phải nghỉ việc.
Bởi vậy, Hiệp hội Phóng viên thể thao trực tuyến Thái Lan muốn hỗ trợ phần nào đó cho các thành viên, bớt đi gánh nặng chi phí để mọi người vượt qua thời kỳ khó khăn này", Chủ tịch Wan Kla Kwankaew của OSMA chia sẻ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hiểu được sự vất vả của các y bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Mỹ, nhiều nhà hàng tại thành phố San Jose, tiểu bang California (Mỹ) đã tình nguyện ủng hộ đồ ăn cho đội ngũ y tế, và trong số đó có một nhà hàng do người gốc Việt sở hữu.
Cụ thể, ở South Bay, bà Helen Nguyen đã dùng cửa hàng ở Cupertino của mình để làm hàng trăm suất cơm thuần Việt dành tặng cho bệnh viện Kaiser Santa Clara, El Camino tại Mountain View và cả bệnh viện O'Connorm, trung tâm y tế khu vực Valley. Tất cả đều thuộc thành phố San Jose.
Được biết, chương trình của họ được tổ chức 4 ngày trong tuần, gồm thứ 2, 3, 5 và 6. Thứ 4 nhà hàng sẽ đóng cửa để dọn dẹp vệ sinh.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch ủng hộ 1.000 bữa ăn tất cả. Tuy nhiên, chúng tôi được gia đình và bạn bè ủng hộ, cộng thêm việc được giảm tiền thuê cửa hàng nên có thể cho phép nhà hàng ủng hộ 2.000 và thậm chí là 3.000 bữa ăn trong tương lai." - Bà Helen Nguyen nói.
Nhiều nhân viên y tế đã gửi email và cả đăng tweet cảm ơn về bữa ăn mà nhà hàng của bà Helen Nguyen đã dành cho họ.
"Sự giúp sức của các bạn đã tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ y bác sĩ của chúng tôi để tiếp tục cuộc chiến này, tiếp tục bảo vệ các bệnh nhân và cộng đồng." - Bác sĩ Meenesh A. Bhimani tại bệnh viện O'Connor cảm kích trước sự ủng hộ của nhà hàng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Phát biểu trước báo giới hôm thứ 3 (14/4) vừa qua tại Nhà Trắng, Tổng thống trump cho biết ông sẽ ủy quyền cho các thống đốc tiểu bang quyết định thời điểm tái mở cửa khi họ cảm thấy phù hợp, theo The Hill.
Theo lời nhà lãnh đạo Mỹ, ông sẽ sớm thảo luận với 50 thống đốc và sau đó sẽ ủy quyền quyết định cho họ.
Tuyên bố này đã có sự thay đổi rõ rệt sau phát ngôn gây tranh cãi của ông Trump trước đó - khẳng định rằng trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông có "toàn quyền" quyết định thời điểm mở cửa lại nền kinh tế Mỹ và dỡ bỏ các lệnh phong tỏa nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan.
Ngày hôm nay (15/4), cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đã diễn ra tại các địa phương của Hàn Quốc. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn tại nước này, những người dân đã tuân thủ nghiêm túc các biện pháp bảo vệ bản thân như đeo khẩu trang, găng tay, đứng cách xa những người xung quanh khi thực hiện nghĩa vụ công dân.
Tại các địa điểm bỏ phiếu, các nhân viên phụ trách cũng xịt khử trùng thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Sau đây là một số hình ảnh được phóng viên CNN ghi lại trong ngày hôm nay:
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ hồi cuối tuần đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với phương pháp thử SARS-CoV-2 mới của trường Đại học Rutgers. Quyết định này sẽ giúp tăng cường các biện pháp xét nghiệm nhằm phát hiện SARS-CoV-2 cũng như bảo đảm an toàn cho các nhân viên y tế.
Phương pháp thử này ban đầu sẽ được áp dụng tại các bệnh viện và trung tâm y tế có hợp tác với trường đại học Rutgers. Phòng thí nghiệm của trường có thể xử lý 10.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng cảnh báo rằng các bệnh nhân nhận được kết quả âm tính từ việc xét nghiệm nước bọt vẫn sẽ phải được xác nhận bằng kết quả của một phương pháp thử khác./.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Báo “Sự thật Komsomol” của Nga ngày 14/4 đã đăng bài viết có tiêu đề “Những người giấu tên đặt các hộp phát khẩu trang miễn phí ở Moskva” với nhiều hình ảnh ấn tượng về cộng đồng người Việt phân phát khẩu trang miễn phí cho người bản địa, trong đó đặc biệt đáng chú ý là ảnh chụp một cháu nhỏ Việt Nam ôm hộp khẩu trang đi phát miễn phí cho người Nga.
Bài báo nêu rõ: "Thông báo gắn trên hộp viết mỗi người lấy từ 1 - 2 khẩu trang. Trước khi dùng lần đầu và các lần tiếp theo, giặt nước nóng +60 độ và là bằng bàn là". Bên cạnh dòng chữ này là lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam.
Báo "Sự thật Komsomol" cho biết một trong những người Việt đầu tiên khởi xướng phong trào này là Đinh Thị Minh Thùy, 28 tuổi. Hai năm trước, cô chuyển từ Việt Nam sang Moskva cùng với người yêu (nay đã là chồng của cô). Cô chưa đi làm và đang nỗ lực học tiếng Nga. Cô gái bắt đầu may khẩu trang từ cuối tháng 3. Ban đầu cô may cho gia đình và sau đó cô gửi một thông báo vào nhóm chat ở khu nhà cô. Họ đã rất ngạc nhiên, song đã tiếp nhận sự giúp đỡ của cô.
Minh Thùy chia sẻ: "Tôi chỉ muốn giúp mọi người một cái gì đó. Tôi có thời gian để tiếp tục may cho hàng xóm của tôi. Lúc đầu, tôi lo mọi người sẽ không chấp nhận khẩu trang tôi làm. Tuy nhiên, mọi thứ đều ổn. Một trong những người hàng xóm thậm chí đã mua bánh ga tô cho tôi".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Xem thêm:
ScienceMag cho biết giới chuyên gia trên thế giới đã rất sốc và bức xúc trước quyết định này. Ông Devi Sridhar, chuyên gia về y tế toàn cầu tại Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh, nhận định: "Quyết định thiển cận này sẽ là thảm họa đối với WHO. Hiện tại chúng ta cần WHO hơn bao giờ hết để hỗ trợ cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp và trung bình".
Còn ông Jeremy Konyndyk, một nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, đồng thời từng là người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, thì cảnh báo rằng động thái của ông Trump sẽ phản tác dụng và "khiến nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung trở nên kém an toàn hơn".
"Đây rõ ràng là cái cớ để chính quyền Mỹ tẩy trắng những yếu kém, thất bại của chính họ" - ông Konyndyk nói.
Ảnh: AP
Cụ thể, theo Viện Robert Koch - trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Đức, nước này đã ghi nhận thêm 285 ca tử vong do COVID-19 trong vòng 24h, tuy nhiên số ca nhiễm mới trong ngày đã giảm đáng kể - chỉ tăng thêm 2.486 người.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 72.600 bệnh nhân COVID-19 tại Đức đã khỏi bệnh.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước Việt Nam, đã phối hợp cùng Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines triển khai chuyến bay thương mại đặc biệt tới London, nhằm đưa hơn 100 công dân Anh, Ireland cùng hành khách từ nhiều quốc gia khác hồi hương.
Được tổ chức cùng với sự hợp tác của Đại sứ quán Anh tại Campuchia và Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, chuyến bay khởi hành từ Phnom Penh (Campuchia) vào đêm ngày 13/4, dừng tại Hà Nội để đón thêm hành khách rồi đi tiếp tới London (Anh).
Không chỉ đáp ứng mong muốn hồi hương của công dân Anh trong hoàn cảnh nhiều đường bay quốc tế bị hạn chế vì Covid-19, chuyến bay còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc củng cố quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh.
Chuyến bay kết hợp chở hơn 2,5 tấn vật dụng bao gồm 140.000 khẩu trang & các trang thiết bị y tế viện trợ mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã gửi tặng Chính phủ Anh, nhằm hỗ trợ đẩy lùi dịch COVID-19 của Vương quốc Anh.
Đại sứ Anh Gareth Ward cùng một số nhân viên Đại sứ quán đã có mặt tại sân bay để tặng cho mỗi hành khách một bộ khẩu trang, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục xuất cảnh.
"Tôi rất vui mừng khi thấy hơn 100 công dân Anh trở về nước trên chuyến bay thương mại đặc biệt này. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Việt Nam và Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines vì những nỗ lực giúp đỡ Anh đẩy lùi đại dịch Covid-19 cũng như hỗ trợ đưa các công dân Anh trở về nhà."
Toàn bộ phi hành đoàn được trang bị đồ bảo hộ y tế toàn thân. Các hành khách đều được đo thân nhiệt, kiểm tra, phỏng vấn tình trạng sức khỏe trước khi lên tàu. Hành khách được yêu cầu sử dụng khẩu trang trong suốt chuyến bay. Nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc vật dụng dùng nhiều lần, Vietnam Airlines không phục vụ suất ăn nóng và tạp chí trên chuyến bay này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
(Ảnh minh họa: Sergei Kiselyov / Moskva News Agency)
Moskva có mật độ dân số tương tự thành phố New York, tâm dịch nước Mỹ, và rủi ro chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 với cường độ tương đương - nhà virus học hàng đầu của Nga cảnh báo.
Tính đến ngày 14/4 (theo giờ Moskva), thủ đô nước Nga - có dân số 12 triệu người - đã báo cáo 13.002 ca nhiễm Covid-19, trong tổng số 21.102 trường hợp ghi nhận trên cả nước. Con số này chỉ bằng một phần nhỏ so với 106.763 ca nhiễm được xác nhận và 7.349 người tử vong tại thành phố New York, Mỹ, tính đến thời điểm đó.
Chỉ riêng thành phố New York đã vượt qua toàn bộ Trung Quốc Đại lục - quốc gia bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên - cả về số ca mắc lẫn người tử vong.
Nhà virus học hàng đầu của Nga, ông Sergei Netyosov, chỉ ra rằng thống kê số ca lây nhiễm tại New York đã gia tăng nhanh chóng sau khi thành phố này mở rộng năng lực xét nghiệm Covid-19.
Netyosov hiện đứng đầu Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, vi sinh và virus học - thuộc Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Quốc gia Novosibirsk (NSU), Liên bang Nga. Ông từng là lãnh đạo Vektor - phòng thí nghiệm của Nga chịu trách nhiệm chủ chốt trong việc khẳng định các trường hợp mắc Covid-19.
"[Mật độ dân số] đông đúc tại New York, đặc biệt ở khu Manhattan, cũng giống như ở khu Garden Ring của Moskva," ông Netyosov trả lời phỏng vấn trên website y tế Reminder của Nga. "Đó là nơi có liên hệ rất tích cực giữa mọi người: Cư dân thường xuyên đến các quán cà phê hoặc nhà hàng hai đến ba lần mỗi ngày."
"Có rất nhiều điều kiện [thích hợp] để lan truyền [virus corona ở New York]. Đây là lý do xảy ra cơn địa chấn dịch tễ học ở đó. Chúng ta cũng có bức tranh giống như thế, đặc biệt là ở Moskva. Tôi hết sức nghi ngại về điều này, dù thực tình tôi không muốn," ông nói thêm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mỹ đối mặt nguy cơ thiếu thịt
Hãng tin AP đưa tin, việc một số nhà máy chế biến thịt hàng đầu tại Mỹ đang tạm thời đóng cửa vì công nhân bị nhiễm Covid-19 đã dấy lên lo ngại rằng nước Mỹ có thể rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung thịt bò, lợn và gia cầm trong siêu thị.
Chuỗi cung ứng thịt rất dễ bị ảnh hưởng do công đoạn chế biến đang được diễn ra chủ yếu tại các nhà máy lớn, có công suất chế biến lên tới hàng chục ngàn con gia súc mỗi ngày.Vì vậy, khách hàng có thể nhận thấy tình trạng thiếu thịt ngay khi một số nhà máy tạm ngưng hoạt động.
Ví dụ, hãng thực phẩm Smithfield đã buộc phải đóng cửa ở thành phố Sioux Falls, bang Nam Dakota, sau khi gần 300 trong tổng số 3.700 công nhân có xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Được biết, nhà máy này hàng ngày cung cấp khoảng 5% lượng thịt lợn cho người dân Mỹ.
Ngoài ra, các điều kiện làm việc tại các nhà máy chế biến thịt cũng là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của virus. Công nhân thường đứng sát cạnh nhau và tập trung rất đông trong phòng thay đồ để thay quần áo trước và sau ca làm việc.
Hàng trăm công nhân tại các nhà máy chế biến thịt ở bang Colorado, South Dakota, Iowa, Pennsylvania, Mississippi và các bang khác đã nhiễm virus corona. Công suất của các nhà máy vẫn đang hoạt động cũng bị giảm mạnh do thiếu hụt năng suất của những công nhân bị ốm hoặc nghỉ làm ở nhà vì lo nhiễm bệnh.
Mặc dù lãnh đạo nhiều công ty cam kết thực hiện các công tác giữ vệ sinh cho các nhà máy và đưa năng suất quay trở lại mức bình thường trong thời gian ngắn nhất nhưng rất khó để giữ cho các công nhân an toàn trong môi trường làm việc quá chật hẹp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng 15/4, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đánh giá kết quả sau 2 tuần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.
Tại cuộc họp, trước diễn biến dịch Covid-19 có biểu hiện phức tạp hơn như thời gian ủ bệnh lâu hơn (trên 30 ngày), tái phát bệnh sau khi khỏi và còn hàng nghìn trường hợp xét nghiệp sàng lọc chưa có kết quả cuối cùng, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo TP trình Thủ tướng cho phép Hà Nội tiếp tục kéo dài việc thực hiện Chỉ thị số 16 trên địa bàn.
Thống nhất với các ý kiến của Ban Thường vụ Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của TP đề xuất với Thủ tướng Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị số 16 tới ngày 30/4/2020.
Ông cũng đề nghị Ban Tuyên giáo và Văn phòng Thành uỷ xây dựng Thông báo kết luận cuộc họp, phổ biến rộng rãi để đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng và Chỉ thị của Ban Thường vụ tới các cơ sở đảng.
Ông Vương Đình Huệ.
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến trong Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đánh giá đa số nhân dân thủ đô tự giác thực hiện giãn cách xã hội, chính quyền cũng đã kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Nhờ đó, qua hai tuần, Hà Nội cơ bản kiểm soát tốt Covid-19; các hoạt động kinh tế được duy trì, hàng hoá, giá cả, trật tự an toàn, an ninh xã hội cơ bản ổn định.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần tiếp tục chỉ đạo hệ thống chính trị cơ sở phát huy mạnh mẽ hơn vai trò trong phòng, chống dịch bệnh, khi một số nơi người dân biểu hiện chủ quan; xuất hiện tình trạng phức tạp về an ninh trật tự như đua xe, nổ súng...
Trước đó, theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP, tới nay Hà Nội đã có 113 ca mắc (51 trường hợp đã khỏi, ra viện và 62 trường hợp còn đang điều trị), trong đó có 40 ca phát hiện tại sân bay/khu cách ly tập trung và 73 ca phát hiện tại cộng đồng (đều liên quan tới bệnh viện Bạch Mai).
Khi phát hiện ổ dịch mới tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khoang vùng, cách ly, rà soát nhưng người liên quan, tổ chức xét nghiệm sàng lọc và phối hợp thông tin với các địa phương, tổ chức khác để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
Tổ chức xử lý phòng chống dịch tại bệnh viện Thận Hà Nội và xác minh các trường hợp F1 liên quan tới bệnh nhân mới nhất ở thôn Đông Cữu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín.
Ảnh minh họa: James Estrin/The New York Times
Theo New York Times, mới đây New York đã tính thêm 3.700 ca được cho là tử vong do COVID-19. Những trường hợp này ban đầu không được tính bởi chưa có xét nghiệm để xác nhận dương tính với virus corona.
Số liệu mới này đã khiến số ca tử vong do COVID-19 ở New York vượt mốc 10.000, và khiến tổng số tử vong ở Mỹ tăng 17%, vượt mức 26.000 ca.
Số liệu mới này đã cho thấy sức tàn phá rõ ràng của virus corona đối với thành phố lớn nhất nước Mỹ. Số người tử vong ở New York hàng ngày đã cao hơn cả con số ở Italy - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch ở châu Âu.
Những quan chức y tế của Mỹ cũng chỉ ra một thực tế đáng sợ khác là đại dịch COVID-19 cũng gián tiếp làm gia tăng số ca tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh khác. Hơn 3.000 người đã tử vong tại New York trong khoảng từ ngày 11/3-13/4 so với cùng kỳ các năm trước đó.
Mặc dù những ca tử vong tăng thêm này không trực tiếp liên quan tới virus, nhưng có khả năng những bệnh nhân đó sẽ không tử vong nếu đại dịch không bùng phát và làm quá tải hệ thống y tế Mỹ.
Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đang gây ra ảnh hưởng rất tiêu cực đến mọi khía cạnh của nền kinh tế thế giới. Trong đó, ngành công nghiệp hàng không có lẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi hàng loạt sân bay đã buộc phải hạn chế số lượng chuyến bay trong ngay, hoặc tệ hơn nữa là tạm đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Vốn là những địa điểm luôn tấp nập người ra vào, các sân bay giờ đây bỗng bị "bỏ hoang", chẳng còn mấy ai qua lại.
Đối với riêng nước Mỹ, một cường quốc kinh tế thế giới, vai trò của ngành hàng không lại càng trở nên quan trọng. Ấy vậy mà giờ đây, hệ thống sân bay tại quốc gia này cũng gần như đã rơi vào trạng thái đóng băng hoàn toàn khi liên tục cắt giảm số lượng lớn chuyến bay mỗi ngày và chỉ phục vụ một số nhiệm vụ quan trọng như: Vận chuyển thiết bị y tế để hỗ trợ công cuộc phòng chống coronavirus, các chuyến bay liên quan những chính sách hỗ trợ kinh tế hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Theo Đạo luật cứu trợ thảm họa dịch Covid-19 (CARES Act) cho biết: "Bộ Giao thông Hoa Kỳ sẽ cân nhắc kĩ nhu cầu sử dụng đường hàng không của các khu vực, các cộng đồng nhỏ để có thể đảm bảo cung cấp đủ nhu yếu phẩm, thiết bị y tế cần thiết cho họ".
Sân bay quốc tế O’Hare tại Chicago, sân bay có lượng khách trung bình lớn thứ 3 nước Mỹ, giờ đây đã bị bỏ hoang hoàn toàn bởi Covid-19.
Sảnh chờ nổi tiếng của O’Hare cũng chỉ còn lác đác vài người trong giờ cao điểm chứ không còn đông đúc như trước đây nữa.
Trước đây, sân bay này thường đón 1 lượng lớn khách hàng vào khung giờ buổi tối với nhu cầu di chuyển đến các quốc gia ở Châu Âu. Tuy nhiên, khi mà tình hình Covid-19 vẫn đang diễn biến cực kì phức tạp, chính phủ tại Mỹ đã ban hành lệnh cấm công dân từ 26 nước Châu Âu di chuyển đến Mỹ và ngược lại, khiến cho O’Hare trở nên đìu hiu ngay cả trong khung giờ đông khách nhất.
Không chỉ các chuyến bay quốc tế, các chuyến bay nội địa cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề, khiến cho sảnh đón khách Windy City cũng rơi vào trạng thái “vườn không nhà trống” trong nhiều ngày qua.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo các nghiên cứu, có một số giả thuyết có thể lí giải cho việc các bệnh nhân bị "tái dương tính", tuy nhiên đa số đều chỉ ra rằng bệnh COVID-19 sẽ không tái phát trở lại.
Gần đây, đã có ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi COVID-19 lại tiếp tục nhập viện sau khi phát hiện dương tính trở lại. Số liệu từ Hàn Quốc cho biết tới ngày 12/4, đã có 111 trường hợp "tái dương tính" ở nước này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang tìm hiểu về các trường hợp tái dương tính, tuy nhiên vẫn chưa có kết quả cụ thể. "Chúng tôi đang làm việc với các chuyên gia y tế và tìm thêm thông tin về từng trường hợp cụ thể," cơ quan này cho biết.
Với các dòng virus corona khác, các chuyên gia cho biết kháng thể được sản sinh trong cơ thể sau khi bị nhiễm sẽ giúp họ kháng lại được một số virus nhất định trong nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm, nhưng các chuyên gia cho biết họ vẫn đang tìm hiểu cơ chế hoạt động của COVID-19.
Lời lí giải về cách thức virus corona sinh tồn sẽ có tác dụng lớn đối với công tác phòng chống dịch.
01. Có thể bị tái nhiễm sau khi khỏi COVID-19 hay không?
Có nhiều điều vẫn chưa hoàn toàn được lí giải trong trường hợp này. Tuy nhiên, một số chuyên gia mà tạp chí TIME phỏng vấn cho biết có khả năng những bệnh nhân được cho là đã hồi phục sau đó bị dương tính trở lại không phải là tái nhiễm, mà đó là do virus vẫn tồn tại trên cơ thể nhưng không được phát hiện qua xét nghiệm.
Các chuyên gia cho biết phản ứng đề kháng của cơ thể - được kích hoạt bởi sự xuất hiện của virus - đồng nghĩa với việc rất khó có khả năng một người khỏi COVID-19 lại tái nhiễm sau một thời gian ngắn.
Theo Vineet Menachery, một nhà virus học tại Đại học Y Texas, các kháng thể thông thường được tạo trong vòng 7-10 ngày sau khi bị nhiễm virus.
Bên cạnh đó, xét nghiệm dương tính sau khi hồi phục có thể không loại trừ trường hợp các kết quả trước đó cho ra âm tính giả và trên thực tế bệnh nhân vẫn bị nhiễm bệnh. David Hui, một chuyên gia về bệnh đường hô hấp tại Đại học Hong Kong, nói: "Có thể chất dịch lấy từ bệnh nhân không chứa đủ nhiều virus hoặc các bộ xét nghiệm không đủ chính xác".
Một trường hợp nữa là có thể xét nghiệm dương tính đã phát hiện được những phần sót lại của RNA virus trong cơ thể, nhưng không đủ để bệnh tái phát trở lại. Nhà virus học Menachery cho biết: "RNA virus có thể tồn tại một thời gian dài kể cả sau khi virus thực sự đã ngừng hoạt động".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một bệnh nhân cao tuổi được đưa vào bệnh viện Manhattan ngay trong đêm. Ông đã ở trong tình trạng cực kỳ tồi tệ, cơ thể yếu đi rất nhanh. Hôm ấy là ca trực của bác sĩ cấp cứu Marissa Nadeau. Cô hiểu tình hình đang xảy ra là như thế nào, và mình còn rất ít thời gian để hiểu được ước muốn cuối cùng của bệnh nhân.
Người bệnh ghi nhận triệu chứng khó thở, hớp từng ngụm không khí một cách khó nhọc, nhưng cử chỉ của ông cho thấy ông không muốn phải dùng đến máy thở - ventilator. Trong khi, đó là hy vọng duy nhất để ông có thể kéo dài sự sống.
Bác sĩ Nadeau hiểu điều đó. Cô đặt một tay lên vai ông, tay còn lại bấm điện thoại gọi cho gia đình bệnh nhân, cho họ biết lựa chọn của ông, và cứ giữ như vậy để họ có thể nói lời giã biệt cuối cùng.
Bác sĩ Marissa Nadeau
Đó là lần thứ 3 chỉ riêng trong đêm ấy, bác sĩ Nadeau giúp các bệnh nhân tại Trung tâm y tế của ĐH Columbia được trò chuyện với gia đình lần cuối. 2 người bệnh còn lại cũng đã từ chối sử dụng máy thở - một quyết định có thể xem như tước đi cơ hội sống cuối cùng của họ.
Một trong những điều tàn nhẫn nhất mà Covid-19 gây ra, đó là bệnh nhân chỉ có vài phút ngắn ngủi để trăn trối và lo hậu sự. Và với việc gia đình bệnh nhân phải nói lời giã biệt từ xa (vì không thể vào thăm), các bác sĩ thường rời khỏi phòng bệnh vào khoảnh khắc ấy. Nó quá đau khổ, ngay cả với các y bác sĩ can trường nhất.
"Tôi đã khóc rất nhiều vào ca trực đó," - bác sĩ Nadeau gửi tin nhắn cho các đồng nghiệp, trên một nhóm chat để tất cả cùng sẻ chia và động viên nhau. "Chắc mấy người sẽ thấy mắt tôi sưng húp trong mấy tuần tới đó."
"Cảm giác của tôi kiểu, mình vào đây để cứu bệnh nhân, nhưng rồi đau khổ nhận ra chúng ta không thể cứu tất cả mọi người."
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mexico ghi nhận thêm 74 ca tử vong mới trong 24 giờ qua - con số cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nước này.
Như vậy, tổng số cả tử vong ở Mexico đã lên tới 406 ca. Nước này cũng đã ghi nhận 5.399 ca nhiễm Covid-19.
Một nhân viên khử trùng đường phố ở Mexico. Ảnh: Reuters
Hôm nay, người Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu để bầu ra các thành viên quốc hội khóa 21 nhưng đây sẽ không phải là một cuộc bầu cử như thường lệ.
Cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, Hàn Quốc đã có những biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh lây lan trong nước, do đó cuộc bỏ phiếu lần này không chịu quá nhiều tác động lớn.
Khoảng 44 triệu người đã đăng ký bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lập pháp của Hàn Quốc. Tại đây, họ sẽ bầu ra 300 thành viên của Quốc hội. Ít nhất 26% cử tri đã đăng ký bỏ phiếu sớm.
Một cử tri đeo khẩu trang bỏ phiếu tại một khu vực bỏ phiếu ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 15/4. Ảnh: Lee Jin-man / AP
Theo CNN, khi đến các điểm bỏ phiếu, cử tri sẽ được kiểm tra thân nhiệt ngay tại cửa ra vào. Họ phải đứng xếp hàng, cách nhau ít nhất 1m. Các quầy bỏ phiếu sẽ thường xuyên được khử trùng và bất kỳ ai có nhiệt độ hơn 37,5 độ C sẽ phải bỏ phiếu trong một gian riêng biệt.
Với những cử tri đang cách ly, họ sẽ bỏ phiếu tại các quầy đặc biệt đã được thiết lập tại các trung tâm cách ly do chính phủ điều hành.
Trong khi đó, các chính trị gia vẫn tổ chức các cuộc tranh cử và xuống đường để gặp gỡ cử tri, nhưng nó chắc chắn khác với các chiến dịch bình thường. Lần này, các chính trị gia đeo găng tay và khẩu trang, thậm chí còn đeo tấm che mặt.
Số người chết do Covid-19 của Mỹ đạt 25.757 vào tối 14/4, tăng thêm 2.129 ca - con số tử vong cao nhất trong một ngày.
Trước đó, số ca tử vong do Covid-10 nhiều nhất ở Mỹ được xác nhận trong một ngày là 2.074 hôm 10/4, theo Đại học Johns Hopkins.
Hiện tại nước Mỹ ghi nhận hơn 605.000 ca mắc Covid-19, là nước có số người nhiễm bệnh nhiều nhất thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO "phải được hỗ trợ", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết trong một tuyên bố vào tối thứ Ba, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cắt giảm tài trợ cho tổ chức này.
Tôi tin rằng WHO phải được hỗ trợ, vì tổ chức này cực kỳ quan trọng trước những nỗ lực chung của thế giới trong cuộc chiến chống lại COVID-19
"Đây cũng không phải là lúc để giảm bớt các nguồn lực tài trợ cho các hoạt động của WHO hoặc bất kỳ tổ chức nhân đạo nào khác trong cuộc chiến chống lại Covid-19", ông Guterres nói rằng, đây là thời điểm thể hiện sự đoàn kết quốc tế để chiến thắng dịch bệnh.
Ngày 16/3, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz yêu cầu tất cả các cơ sở kinh doanh, ngoại trừ các siêu thị và cơ sở y tế, phải đóng cửa để ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19.
Sau gần một tháng áp dụng, hôm nay (14/4), lệnh hạn chế bắt đầu được chính quyền Áo dỡ bỏ, khi các cửa hàng không thiết yếu có diện tích dưới 400m vuông được phép mở cửa trở lại.
Từ ngày 1/5, trung tâm mua sắm, tiệm làm đầu và các cửa hàng có diện tích lớn cũng sẽ hoạt động bình thường.
Trong khi đó, các nhà hàng, khách sạn sẽ tiếp tục bị đóng cửa đến ít nhất giữa tháng Năm, và các sự kiện công cộng sẽ tiếp tục bị cấm đến cuối tháng Sáu.
Người dân vẫn được yêu cầu đeo khẩu trang ở các cửa hàng, siêu thị và trên phương tiện giao thông công cộng.
Trong khi tại Đan Mạch, từ ngày 15/4, trường mầm non và trường học các cấp sẽ bắt đầu hoạt động bình thường.
Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Lệnh cấm tụ tập hơn 10 người sẽ được duy trì.
Các quán cà phê, nhà hàng, phòng tập gym và tiệm làm đầu sẽ đóng cửa đến ít nhất ngày 10/5.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Để đảm bảo trong việc phòng, chống COVID-19 phường Đồng Xuân đã thực hiện việc đánh dấu vạch sơn cách nhau 2 mét giữa người bán và người mua ở khu chợ trên phố Nguyễn Thiện Thuật - Thanh Hà.
Người bán và người mua hàng đứng trên cách vạch sơn đã đánh dấu trước đó để giao dịch mua bán.
Người dân đến chợ mua hàng và chủ cửa hàng đều thực hiện nghiêm theo khoảng cách đã đánh dấu.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp để phản đối về một số lập trường mới đây của Đại sứ quán Trung Quốc liên quan cuộc chiến chống dịch Covid-19 .
Bộ Ngoại giao Pháp muốn nhắm tới chiến dịch truyền thông của Trung Quốc mà nước này cho là nhằm ca ngợi thành tựu của chính phủ Trung Quốc trong cuộc chiến chống Covid-19, đồng thời chiến dịch này chỉ trích các biện pháp của các nước phương Tây, trong đó có Pháp, liên quan công tác đối phó dịch bệnh này.
Hình ảnh, nội dung bài viết trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong này 14/4, nước này ghi nhận thêm 46 ca nhiễm mới, trong đó có 36 ca nhập khẩu, 10 ca nội địa (8 ca ở Hắc Long Giang, 2 ca ở Quảng Đông), 1 ca tử vong (Hồ Bắc).
Trong khi đó, số ca nhiễm không triệu chứng tăng thêm 57 ca, trong đó có 3 ca nhập khẩu.
6 giờ sáng 15/4, Bộ Y tế thông báo có thêm 1 ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca mắc tại Việt Nam là 267 người.
Ca bệnh 267 (BN 267): Bệnh nhân nam, 46 tuổi, xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, là bố của BN 257, chồng của BN 258, có tiếp xúc gần với BN 243 tại nhà ngày 20/3.
Ngày 8/4 bệnh nhân được cách ly tập trung tại Hà Nội. Ngày 13/4 khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau rát họng, đau người, được lấy mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm ngày 14/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã ghi nhận ít nhất 602.989 ca nhiễm Covid-19.
Trong ngày 14/4, nước này ghi nhận thêm 20.382 ca nhiễm mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông sẽ ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khi quá trình đánh giá về cơ quan này đang được tiến hành. Tuyên bố được đưa ra sau khi WHO lên tiếng chỉ trích cách ông Trump phản ứng đối với đại dịch COVID-19 ở thời gian đầu.
Ông Trump cho biết, bản đánh giá sẽ xoay quanh "vai trò của WHO trong việc quản lý tồi và che giấu sự lây lan của virus corona chủng mới", đặc biệt là thời điểm bùng phát ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc - NBC News đưa tin.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong vòng 24 giờ, nước Pháp tiếp tục ghi nhận 762 ca tử vong liên quan dịch Covid-19 tại hệ thống bệnh viện và các trung tâm chăm sóc người cao tuổi.
Đây là con số cao kỷ lục kể từ đầu mùa dịch. Số ca tử vong đã vượt mốc 15.000, trong khi đã có hơn 100.000 ca được xác định dương tính với Sars-CoV-2 thông qua xét nghiệm.
Trong khi đó, tính đến tối thứ Ba, 14/4, số người được xác định dương tính với Sars-CoV-2 thông qua xét nghiệm tại Pháp đã vượt mốc 100.000 người, lên con số 103.573, với gần 5.500 trường hợp được phát hiện mới trong 24 giờ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây