Cập nhật lúc

F0 trong cộng đồng mới phát hiện ở Hà Nội đã tử vong trong tư thế treo cổ. Việt Nam ghi nhận 8.537 ca Covid-19

Cập nhật covid-19 hôm nay 24/9 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành tại Việt Nam.

F0 trong cộng đồng mới phát hiện ở Hà Nội đã tử vong trong tư thế treo cổ. Việt Nam ghi nhận 8.537 ca Covid-19
30
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Quy định rõ "người có app xanh được di chuyển"

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong do Covid-19 tại TP HCM thấp nhất trong tháng

    TP HCM ngày 23/9 ghi nhận 140 ca tử vong, thấp nhất trong một tháng qua tính theo ngày, kể từ khi thành phố bước vào đợt cao điểm chống dịch.

    Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM, cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 24/9.

    Cụ thể, trong ngày 23/9 số ca tử vong do Covid-19 tại thành phố là 140, thấp nhất kể từ ngày 22/8 (trước thời điểm thành phố tăng cường giãn cách). Ngày có số ca tử vong thấp thứ hai là 15/9, với 160 ca. Ngày 22/8 số ca tử vong là 340. Như vậy, số ca tử vong đã giảm 200 ca so với hôm 22/8. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, TP HCM ghi nhận 14.124 ca tử vong vì Covid-19.

    Mặc dù vậy, trao đổi với VnExpress ngày 23/9, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế thành phố, nhận định số tử vong tuần qua không giảm nhiều . Trong khi đó, đa phần bệnh nhân nặng, thở máy xâm lấn là bệnh nhân cũ, nhập viện từ trước còn điều trị kéo dài đến nay.

     

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội khẩn cấp tìm những người đã mua bánh bao tại 21 Trần Nhân Tông

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kế hoạch tổ chức đi lại ở TP HCM từ 1/10

    Sở GTVT TP.HCM dự tính chia TP thành ba khu vực là khu phong tỏa, khu vực nguy cơ, khu vực bình thường mới để tổ chức giao thông.

    Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và một số đối tượng cần thiết, có nhu cầu lưu thông thường xuyên giữa TP.HCM và các tỉnh, Sở GTVT đã xây dựng dự thảo phương án tổ chức giao thông, áp dụng từ ngày 1-10.

    Sở GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, sớm có ý kiến góp ý cho dự thảo để sở tổng hợp, trình UBND TP ban hành.

     Sở Giao thông Vận tải lập phương án tổ chức đi lại tại thành phố từ ngày 1/10, dự kiến bổ sung nhiều loại hình được hoạt động ở nơi "bình thường mới", khu vực nguy cơ.

    Dự thảo vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi chính quyền TP Thủ Đức, các quận huyện cùng đơn vị liên quan, để góp ý và xây dựng hoàn chỉnh trước khi trình UBND TP HCM. Các phương án tổ chức giao thông thực hiện theo nguyên tắc người ngồi trên xe phải đảm bảo điều kiện được ngành y tế cho phép, tuân thủ 5K, khai báo di chuyển nội địa... Doanh nghiệp vận tải phải đáp ứng các tiêu chí an toàn trong hoạt động giao thông tại thành phố.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 24/9, có 8.537 ca Covid-19, trong đó 4.068 ca cộng đồng

    Tính từ 17h ngày 23/9 đến 17h ngày 24/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.537 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 8.530 ca ghi nhận trong nước (giảm 935 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (trong đó có 4.068 ca trong cộng đồng).

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 203 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (140), Bình Dương (30)...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đề nghị Bộ Quốc phòng và 3 tỉnh, thành hỗ trợ chặn dịch bùng phát ở Hà Nam

    Trưa 24/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam thông báo thêm 8 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, từ khi ca bệnh được phát hiện vào ngày 19/9 ở xã Phù Vân - TP Phủ Lý, đến nay tỉnh Hà Nam đã ghi nhận 64 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại TP Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và huyện Kim Bảng.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Hà Nam đã quyết định thiết lập 12 vùng cách ly y tế thuộc địa bàn thành phố Phủ Lý, huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm để phòng, chống dịch Covid-19.

    Ca F0 trong cộng đồng ở Hà Nội tử vong trong tư thế treo cổ. CA làm việc với nhóm người hành hung nhân viên y tế tại quận 8 - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

    "Hiện nay chúng tôi đã đề nghị Bộ Quốc phòng tăng cường cho Hà Nam thêm 2 máy xét nghiệm nữa để phục vụ công tác xét nghiệm di động. Trong sáng nay chúng tôi đã tiếp nhận thêm 2 máy xét nghiệm PCR nâng tổng số máy xét nghiệm tại Hà Nam là 7 máy.

    Bên cạnh đó, chúng tôi đã nhờ các đơn vị như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, tiếp tục hỗ trợ xét nghiệm sớm các mẫu bệnh phẩm để có kết quả sớm nhất. Tỉnh Hà Nam cũng xây dựng rất nhiều phương án đề phòng việc F0 lan rộng, tất cả các đơn vị ở phường, xã, thành phố, huyện phải chủ động bố trí các khu cách ly để đón F1 vào trong khu cách ly…" - Phó Chủ tịch tỉnh Hà Nam cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công an làm việc với nhóm người hành hung nhân viên y tế tại quận 8

    Chiều 24-9, mạng xã hội làn truyền clip ghi lại cảnh xô xát giữa hai người đàn ông mặc đồ bảo hộ và nhóm 3 người dân.

    Trao đổi qua điện thoại với PV, bà Nguyễn Đoàn Phi Phượng, Chủ tịch UBND phường 4, quận 8 xác nhận, clip đang lan truyền trên mạng xảy ra trên địa bàn. 

    "Hiện công an đang làm việc với các bên liên quan nên chưa xác định nguyên nhân chính thức ra sao, sau khi có kết quả cuộc làm việc đơn vị sẽ thông tin đến báo chí", bà Phượng nói.

    Ca F0 trong cộng đồng ở Hà Nội tử vong trong tư thế treo cổ. CA làm việc với nhóm người hành hung nhân viên y tế tại quận 8 - Ảnh 1.

    Một người phụ nữ dùng ghế tấn công hai người mặc đồ bảo hộ. Ảnh cắt từ clip

    Theo tìm hiểu của phóng viên, vụ việc xảy ra vào trưa cùng ngày tại một con hẻm thuộc địa bàn phường 4, quận 8.

    Hai người mặc đồ y tế liên tục bị 3 người dùng ghế, bàn nhựa đánh vào người. Một số người dân ghi lại sự việc liên tục yêu cầu điện báo công an giải quyết. Clip được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca F0 trong cộng đồng ở Hà Nội tử vong trước khi có kết quả

    Chiều 24/9, một vị cán bộ Y tế phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, đơn vị đang tiến hành điều tra, truy vết các trường hợp thuộc diện F1, F2, F3... liên quan đến 1 trường hợp F0 tại số 21 đường Trần Nhân Tông (phường Nguyễn Du) tử vong trong tư thế treo cổ vào đêm 23/9.

    Người đàn ông này trước đó sống tại khu vực ổ dịch cũ, được lấy mẫu ngày 23/9. Kết quả xét nghiệm sáng nay cho thấy người đàn ông dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).

    Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 phường Nguyễn Du đề nghị các cơ sở kinh doanh, các hộ dân, người dân đang sinh sống từ số nhà 11 đến số nhà 21 Trần Nhân Tông và số nhà 41A Triệu Việt Vương đóng cửa, không ra khỏi nhà kể từ 11h30 ngày 24/5 đến khi có thông báo mới của BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 phường Nguyễn Du.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiếp tục xuất hiện F0, Hà Nam thiết lập thêm 6 khu phong toả, mở mới 8 khu cách ly tập trung

    Đến ngày 24/9, tại thành phố Phủ Lý vẫn tiếp tục xuất hiện các ca dương tính SARS-CoV-2 mới. Để đối phó diễn biến dịch phức tạp, cùng với thực hiện giãn cách xã hội tại một số khu vực, thành phố Phủ Lý phong tỏa thêm 6 khu vực, lập mới 8 khu cách ly tập trung có tổng khoảng 650 người.

    Trong đêm 23/9 và sáng nay 24/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng phương pháp Real-Time PCR, tiếp tục phát hiện 8 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 .

    Trong đó, 7 trường hợp được phát hiện ở thành phố Phủ Lý, 1 trường hợp ở huyện Thanh Liêm.

    Như vậy, kể từ ca bệnh BN687.470 được phát hiện vào chiều ngày 19/9 ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, đến thời điểm này Hà Nam đã ghi nhận 64 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trong đợt dịch mới.

    Hà Nội phong tỏa một đoạn phố liên quan ca cộng đồng mới. Tiếp tục xuất hiện F0, Hà Nam mở mới 8 khu cách ly tập trung - Ảnh 1.

    Cán bộ y tế tại Hà Nam xuyên đêm xét nghiệm cho người dân để truy tìm F0 - Ảnh: Hoàng Long

    Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch từ các ca nhiễm mới, sáng nay, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam đã ra quyết định thành lập thêm 6 khu vực cách ly y tế mới. Nâng tổng số các khu cách ly y tế tại tỉnh này lên 12 khu vực.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện ca mắc mới, Hà Nội phong tỏa một đoạn phố Trần Nhân Tông

    Trưa nay (24/9), Sở y tế Hà Nội thông báo 4 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca tại khu vực ổ dịch cũ, 3 ca tại khu cách ly.

     Nhận được thông tin, UBND quận Hai Bà Trưng nhanh chóng tiến hành phong tỏa tạm thời một đoạn phố từ ngã tư Trần Nhân Tông - Bùi Thị Xuân đến ngã tư Trần Nhân Tông - Triệu Việt Vương.

    Bệnh nhân được xác định là L.T.T (nam, sinh năm 1973) địa chỉ tại 21 Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng). Người này được lấy mẫu ngày 23/9, kết quả xét nghiệm dương tính ngày 24/9.

    Hà Nội phong tỏa một đoạn phố liên quan ca cộng đồng mới. TP.HCM đưa người lao động từ các tỉnh, thành quay lại làm việc - Ảnh 1.

    Một F0 được phát hiện tại số 21 Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng).

    Hà Nội phong tỏa một đoạn phố liên quan ca cộng đồng mới. TP.HCM đưa người lao động từ các tỉnh, thành quay lại làm việc - Ảnh 2.

    Lực lượng chức năng đang dựng hàng rào quây vỉa hè.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từ ngày 1.10, TP.HCM đón người lao động trở lại như thế nào?

    Sở GTVT TP.HCM vừa trình UBND TP phương án phối hợp vận chuyển người lao động tại các tỉnh, thành về TP.HCM.

    Theo đó, từ ngày 1.10, TP.HCM sẽ triển khai các phương án phối hợp vận chuyển người lao động (thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP.HCM, bao gồm công nhân, chuyên gia) tại các tỉnh, thành phố có nhu cầu trở lại TP.HCM.

    Người lao động về thành phố phải đáp ứng các điều kiện: Có kế hoạch làm việc (được các doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản xác nhận hoặc gửi thông báo); Đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi thứ nhất đủ 14 ngày sau khi tiêm hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 có xác nhận của cơ quan y tế đủ điều kiện tham gia hoạt động; Có kết quả xét nghiệm (SARS-CoV-2) âm tính còn hiệu lực theo quy định của ngành y tế và được UBND tỉnh/thành phố nơi cư trú cho phép di chuyển (đối với địa phương là vùng cam, vùng đỏ).

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản chuyển thêm 400.000 liều vắc-xin cho Việt Nam

    Hôm nay, khoảng 400.000 liều vắc-xin phòng COVID-19 sẽ được chuyển từ Nhật Bản theo đường hàng không về Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống sự lây lan của đại dịch, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết.

    Lô vắc-xin này rời Nhật Bản ngày 24/9 trên chuyến bay NH833 và đến sân bay Tân Sơn Nhất vào rạng sáng ngày 25/9.

     Lô vắc-xin lần này nâng tổng số vắc-xin mà Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam là khoảng 3,58 triệu liều.

    Nhật Bản bày tỏ hy vọng số lượng vắc-xin viện trợ lần này sẽ góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan để thực hiện các hỗ trợ khác nhau nhằm sớm kiểm soát được dịch bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer cam kết cung cấp đủ 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021

    Tại cuộc làm việc với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại trụ sở Công ty Pfizer tại New York (Mỹ), Phó chủ tịch Pfizer Jonathan Selib cam kết cung cấp đủ 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021.

    Hà Nội thêm 4 ca Covid-19, 1 ca trong cộng đồng ở quận Hai Bà Trưng. Pfizer sẽ cung cấp 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021 - Ảnh 1.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới thăm trụ sở và làm việc với lãnh đạo Công ty Pfizer (Ảnh: TTXVN)

    Sáng 23.9 giờ New York (tối 23.9 giờ Việt Nam), nhân chuyến công tác tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76 tại Mỹ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Công ty Pfizer của Mỹ.

    Trong buổi làm việc, Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng về vai trò tích cực của Pfizer trong các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là phát triển thành công vắc xin Pfizer-BioNTech, được toàn thế giới công nhận là một "vũ khí" hiệu quả cao để khống chế đại dịch.

    Chủ tịch nước đề nghị Pfizer quan tâm và thúc đẩy tăng số lượng vắc xin Pfizer cung cấp cho Việt Nam sớm nhất trong tháng 9 và giao hết trong năm 2021 theo hợp đồng 31 triệu liều vắc xin mà hai bên đã ký kết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưa 24/9, Hà Nội phát hiện 4 ca mắc Covid-19, trong đó, 1 ca ở 'ổ dịch' Hai Bà Trưng

    Trưa 24/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 4 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 1 ca tại khu vực ổ dịch cũ (được tính là ca cộng đồng) và 3 ca tại khu cách ly.

    Trong số 4 ca, có 2 ca ở Long Biên, 1 ca ở Thanh Xuân và 1 ca ở Hai Bà Trưng. Có 3 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt và 1 ca thuộc sàng lọc ho, sốt.

    Thông tin cụ thể về 4 ca ghi nhận mới như sau:

    Chùm sàng lọc ho sốt 1 ca là L.T.T, nam, sinh năm 1973, địa chỉ Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân sống tại khu vực ổ dịch cũ, được lấy mẫu ngày 23/9, kết quả xét nghiệm dương tính ngày 24/9 (CDC Hà Nội thực hiện).

    Đọc thông tin chi tiết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân ổ dịch lớn nhất Hà Nội hoàn thành cách ly trở về

    Sáng ngày 24 tháng 9, năm chiếc xe buýt chở công dân ổ dịch phường Thanh Xuân Trung hết cách ly tập trung tại Khu ký túc xá, Đại học FPT ở Thạch Thất về Trung tâm Văn hoá - Thông tin quận Thanh Xuân

    Trong cơn mưa tầm tã buổi sáng, tất cả người dân đều mặc áo bảo hộ kín mít, ai cũng phấn khởi sau khi hoàn thành cách ly 21 ngày

    Do số lượng người trở về từ khu cách ly đông nên ngoài lực lượng chức năng, các tình nguyện viên cũng có mặt từ sớm để làm các công tác chuẩn bị, vận chuyển đồ giúp công dân phường Thanh Xuân Trung.

    Được biết, sau khi về tới Trung tâm Văn hoá - Thông tin quận Thanh Xuân, người dân sẽ về nhà người thân ở. Đến khi ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi được dỡ phong toả vào ngày 29/9, mọi người sẽ được về nhà

    Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, UBND quận Thanh Xuân đưa 1.164 công dân ngõ 328 và ngõ 330 đường Nguyễn Trãi đi cách ly tập trung tại Ký túc xá Đại học FPT và Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức An ninh - Quốc phòng (Đại học Quốc gia Hà Nội) để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.

    Hơn 1000 người dân ở ổ dịch Thanh Xuân Trung hoàn thành cách ly mặc áo bảo hộ kín mít, đội mưa trở về (Clip: Việt Hùng)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nam ghi nhận tổng 56 ca Covid-19, có 29 học sinh và giáo viên

    Chiều tối 23/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam tiếp tục ghi nhận thêm 7 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc lên 56 trường hợp.

    Các ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nam phân bố ở các huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm và TP Phủ Lý. Trong đó, có 2 học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản; 4 công nhân Công ty TNHH Espoir Việt Nam  (Khu Công nghiệp Châu Sơn) và 1 học viên Trường Trung cấp kỹ thuật mật mã (Bộ Tổng Tham mưu).

    TP.HCM chính thức rút ngắn khoảng cách 2 mũi vắc xin AstraZeneca còn 6 tuần. Hà Nam đã có 56 ca Covid-19, phần lớn là học sinh và giáo viên - Ảnh 1.

    Với 56 ca mắc Covid-19, gần 1.000 F1, trên 3.000 F2, từ 0h ngày 24/9, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đối với 12 phường, xã theo Chỉ thị 16. Ảnh: Báo Hà Nam

    Trước đó, vào 10 giờ cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam cũng đã công bố 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy đến nay, Hà Nam có tổng số ca bệnh là 56 trường hợp. Trong đó, có 29 trường hợp là học sinh và giáo viên. Các học sinh bị mắc chủ yếu theo học tại Trường THCS Trần Quốc Toản.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đà Nẵng dự kiến áp dụng Chỉ thị 19 từ ngày 1/10

    Sáng 24/9, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch TP Đà Nẵng, cho biết địa phương dự kiến áp dụng biện pháp phòng, chống dịch và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội theo cấp độ hai (áp dụng Chỉ thị 19) từ ngày 1/10 đến 15/10.

    Cấp độ này cho phép tổ chức hội họp, sự kiện trong nhà và ngoài trời dưới 30 người (Đà Nẵng đã tạm dừng hoạt động này từ ngày 4/5); dưới 100 người ở trong nhà và dưới 200 người ở ngoài trời đối với người đã tiêm đủ hai liều vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM chính thức rút ngắn khoảng cách 2 mũi vắc xin AstraZeneca còn 6 tuần

    UBND TP.HCM vừa chấp thuận đề xuất của Sở Y tế về việc áp dụng với người tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca thì khoảng cách tiêm mũi 2 (bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer) còn tối thiểu 6 tuần.

    Sáng 24-9, Văn phòng UBND TP.HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP.HCM tại công văn số 6791 về việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca.

    Theo văn bản 6791, Sở Y tế gửi UBND TP, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc xin mũi 2 cho người dân, Sở Y tế đã đề xuất UBND TP áp dụng đối với người tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca thì khoảng cách tiêm mũi 2 (bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer) tối thiểu là 6 tuần.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đồng Nai: Có hiện tượng Trưởng khu phố, ấp phát trợ cấp không công bằng

    Có phản ánh về tổ Trưởng khu phố, ấp không công bằng trong phân bổ trợ cấp người dân, có hiện tượng người không có cảm tình thì ghét.

    Đó là một phần nội dung mà ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra trong các buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về những chính sách an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do tình hình dịch.

    Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, từ khi tổng đài 1022 mở rộng bắt đầu hoạt động đến nay đã tiếp nhận hơn 29,8 ngàn lượt ý kiến từ người dân liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội. Trong đó, đã có hơn 27,4 ý kiến đã được xử lý, còn gần 2,3 ngàn ý kiến đang xử lý.

    Có hiện tượng Trưởng khu phố, ấp phát trợ cấp không công bằng. Vì sao que test nhanh rẻ nhưng giá xét nghiệm vẫn cao? - Ảnh 1.

    Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, nhận người nhiều phản ánh tổ Trưởng khu phố , ấp không phân bổ hỗ trợ người dân cho đều, không công bằng. Ảnh: VŨ HỘI.

    Báo cáo về chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, giám đốc Sở LĐTB-XH Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết có hiện tượng nhiều hộ gia đình đã nhận được hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc nhưng vẫn gọi điện phản ánh về chính sách an sinh xã hội, chủ yếu những yêu cầu là hỗ trợ lương thực, thực phẩm. Có trường hợp gọi đến thông gặp khó khăn nhưng khi cho cán bộ xuống xác minh thì không khó khăn, nhà 2 lầu.

     

    "Trong quá trình rà soát người được hưởng chính sách hỗ trợ người lao động xảy ra hiện tượng bị trùng đối tượng "có người làm hồ sơ nhận trợ cấp đến 3 lần, có người sửa Chứng minh nhân dân và Số căn cước, có trường hợp dùng cả Chứng minh Nhân dân và căn cước để khai nhận tiền. Có trường hợp người đã lãnh trợ cấp bên lao động tự do nhưng lại nộp hồ sơ trong công ty lãnh tiếp. Hiện chúng tôi đang rà soát những người này để có biện pháp thu hồi và xử lý"

    Bà Nguyễn Thị Thu Hiền

     

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hôm nay, TP HCM đưa 666.000 liều vaccine Pfizer và AstraZeneca đến các quận huyện

    TP HCM tiếp nhận hơn 620.000 liều vaccine Pfizer và 46.000 liều AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ, dự kiến đưa đến các quận huyện hôm nay.

    5 ngày trước, TP HCM cũng được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) phân bổ 500.000 liều vaccine Vero Cell. Số vaccine này đang chờ thẩm định.

    Sở Y tế TP HCM hôm 20/9 đề xuất Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phân bổ hơn 6 triệu liều vaccine các loại để tiêm cho người dân đến cuối tháng 10. Mục tiêu là sớm hoàn tất bao phủ mũi 2 cho hơn 7,2 triệu người trên 18 tuổi tại thành phố.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nam điều chỉnh, thu hẹp phạm vi giãn cách xã hội tại TP.Phủ Lý

    Đêm qua, 23.9, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định số 1691/QĐ-UBND điều chỉnh phạm vi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.Phủ Lý.

    Theo đó, thay vì thực hiện áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố Phủ Lý như chỉ đạo trước đó tại Quyết định số 1690/QĐ-UBND, trên địa bàn TP.Phủ Lý sẽ chỉ còn thực hiện áp dụng giãn cách xã hội một phần các phường, xã: Châu Sơn, Lê Hồng Phong, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Liêm Chính, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Minh Khai, Lương Khánh Thiện, Quang Trung, Phù Vân, Liêm Chung. Thời gian áp dụng 14 ngày, kể từ 0h ngày 24.9.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sở Y tế TP.HCM: ‘Cần lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng F0 nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà’

    Sở Y tế TP.HCM vừa có sơ kết nhỏ sau gần hai tháng triển khai mô hình trạm y tế lưu động và cách ly điều trị F0 tại nhà.

    Theo đánh giá sau gần 2 tháng triển khai thí điểm mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với người mắc COVID-19 (F0) đã cho thấy những hiệu quả thiết thực.

    Đặc biệt đã có những phản ánh lên đường dây nóng của Sở Y tế TP khi F0 hội đủ điều kiện cách ly điều trị tại nhà nhưng vẫn bị yêu cầu phải đi cách ly tập trung.

    Sở Y tế TP đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện cách ly F0 tại nhà có hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát công chức, viên chức việc tuân thủ hướng dẫn về mô hình chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà.

     

    "Khi tầm soát phát hiện một F0, sau khi hướng dẫn và cung cấp gói thuốc điều trị, cần lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng, nếu F0 hội đủ điều kiện cách ly và chăm sóc tại nhà theo quy định"

    Sở Y tế TP HCM

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    F0 xin bác sĩ 'không điều trị nữa'

    Nguyễn Khắc Bình, sinh năm 1985, được đưa vào Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 do các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai điều trị, ngày 12/8. Bình suy hô hấp, phải thở máy hỗ trợ HFNC, tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng nhanh chóng.

    Buổi tối, khi các bác sĩ trực đang đi kiểm tra buồng bệnh nhân, phát hiện Bình bị mất ý thức, dần hôn mê. Các bác sĩ lập tức bóp bóng hỗ trợ, song lượng oxy chỉ cải thiện hơn một chút. Trước diễn biến nặng lên và bệnh nhân còn quá trẻ, các bác sĩ quyết định bằng mọi cách cứu sống bệnh nhân, đặt ống nội khí quản, cho thở máy.

    Bệnh nhân diễn biến qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, có những lúc lượng oxy trong máu tụt rất sâu, toan hô hấp nặng, có lúc bị sốc nhiễm khuẩn... Sau gần một tháng chống chọi, tình trạng tổn thương phổi của Bình giảm dần, cắt được vận mạch, kháng sinh.

    Chứng kiến xung quanh nhiều bệnh nhân không thể qua khỏi, Bình viết vào mảnh giấy nhỏ gửi cho bác sĩ điều trị, có đoạn "bao giờ thì em chết, nhà em nghèo lắm, xin phép không tiếp tục điều trị nữa".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Còn 7 ngày 'chạy nước rút' cho bình thường mới, TP.HCM cần làm gì?

    Một trong những tuyên bố đầu tiên của ông Phan Văn Mãi khi trở thành Chủ tịch UBND TP.HCM là lên kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế. Tuyên bố đó được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM chưa có dấu hiệu giảm và số ca tử vong còn rất cao.

    Việt Nam vẫn đang theo đuổi "Zero Covid-19" và ít ai nghĩ tới bình thường mới.

    Nhận định dịch bệnh còn kéo dài đến 2022, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi từng nhiều lần nhấn mạnh việc mở cửa lại nền kinh tế là yêu cầu "rất bức thiết" và gấp rút chuẩn bị cho kế hoạch này. 

    Bình thường mới khi đó được Chủ tịch Phan Văn Mãi hình dung cơ bản như sau: "Một người đã tiêm vaccine được xem là cá nhân an toàn. Nếu cá nhân an toàn, hành trình an toàn, điểm đến an toàn thì sẽ tổ chức được các hoạt động an toàn".

    Kế hoạch trở lại bình thường mới của TP.HCM đã trì hoãn 2 tuần so với dự định ban đầu. Chỉ còn 7 ngày nữa nữa, TP.HCM sẽ phải hoàn thành cam kết kiểm soát dịch vào cuối tháng 9/2021 và từng bước mở cửa nền kinh tế. 

    Trong 7 ngày còn lại, TP.HCM cần làm gì để "chạy nước rút" nhằm thực hiện hóa mục tiêu này?

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TPHCM: Vì sao mua que test nhanh rẻ nhưng giá xét nghiệm vẫn cao?

    Theo phản ánh tại một số bệnh viện giá test nhanh COVID-19 vẫn ở mức cao khoảng 300 đến 500.000 đồng/lần test, trong khi chi phí mua que test hiện đang ở mức thấp.

    Hiện nay, trên thị trường bán nhiều loại que test nhanh COVID-19 với mức giá chỉ khoảng vài chục đến hơn 100.000 đồng/test. Tuy nhiên, thực tế khi người dân đi test tại các bệnh viện để lấy chứng nhận thì mức test nhanh vẫn rất cao, không ít người phải chi trả mức  khoảng 300 đến 500.000 đồng/lần.

    Trả lời vấn đề được báo chí đặt ra tại họp báo ngày 23.9, ông Nguyễn Hồng Tâm – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) lí giải ngắn gọn: Hiện Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành rất nhiều loại test. Mỗi bộ test có những đặc tính khác nhau nên giá cả cũng có sự khác biệt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP Thủ Đức cần thử nghiệm bình thường mới để nhân rộng toàn TP.HCM

    Chiều 23/9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đoàn công tác tới dự Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 từ 16/9 đến 22/9 tại TP Thủ Đức.

    Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của TP Thủ Đức, góp phần để TP.HCM có thêm một địa phương cơ bản kiểm soát được dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế.

    Bên cạnh đó, ông đề cập đến một số hạn chế của TP Thủ Đức như công tác an sinh xã hội. Lãnh đạo TP.HCM chia sẻ với khó khăn khách quan của địa phương và yêu cầu TP Thủ Đức thực hiện công tác an sinh xã hội công khai, minh bạch và không để xảy ra sót lọt, không hỗ trợ trùng lắp.

    Dịch Covid-19 bùng phát phức tạp, Hà Nam giãn cách xã hội toàn TP. Vì sao que test nhanh rẻ nhưng giá xét nghiệm vẫn cao? - Ảnh 1.

    Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: HMC.

    Ông Nên yêu cầu TP Thủ Đức xây dựng chiến lược y tế bài bản trong bình thường mới. Chiến lược an sinh xã hội phải tính đến việc làm, chỗ ở cho công nhân, người lao động.

    Khi người lao động có việc làm thì gánh nặng an sinh sẽ giảm. Tuy nhiên, thành phố cũng phải tính đến chỗ ở an toàn với dịch bệnh cho người dân. TP Thủ Đức rà soát các khu vực nhà ở chật hẹp, không đảm bảo môi trường sức khỏe và có kế hoạch kêu gọi đầu tư.

     

    "Chúng ta không thể tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt mà cần phải từng bước mở dần, thích ứng an toàn để kinh tế phục hồi và các hoạt động xã hội dần trở lại bình thường"

    Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên

     

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM nhận hơn 666.000 liều vắc xin Pfizer và AstraZeneca để tiêm mũi 2

    Theo Sở Y tế TP.HCM, tối 23-9, TP nhận hơn 620.000 liều vắc xin Pfizer và 46.000 liều vắc xin AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ. Ngày mai (24-9), số vắc xin này sẽ được chuyển ngay cho các quận huyện chủ yếu để tiêm mũi 2 cho người dân.

    Cập nhật covid-19 hôm nay 24/9: Dịch bùng phát phức tạp, Hà Nam giãn cách xã hội toàn TP Phủ Lý - Ảnh 1.

    Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

    Tính đến sáng 23-9, TP.HCM còn hơn 700.000 liều vắc xin các loại, trong đó có 500.000 liều Vero Cell đang chờ thẩm định.

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), thành phố sẽ nới lỏng dần từng bước các hoạt động kinh tế theo lộ trình trên cơ sở kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ bảo vệ của người dân gồm căn cứ theo hai trụ cột là tiến độ tiêm vắc xin và an toàn của hệ thống y tế theo từng giai đoạn, địa bàn cụ thể.

    Các lộ trình cũng được xác định gồm giai đoạn từ 1-10-2021 đến 31-10-2021, giai đoạn 1-11-2021 đến 15-1-2022 và giai đoạn sau 15-1- 2022.

    Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chiến dịch tiêm vắc xin, đảm bảo tiêm mũi 1 cho tất cả người trên 18 tuổi, nhắc mũi 2 cho toàn bộ người tiêm mũi 1, ưu tiên tuyến đầu, người có nguy cơ cao.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giãn cách xã hội toàn TP Phủ Lý từ 18h ngày 23/9

    Ông Trần Xuân Dưỡng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, vừa ký Quyết định số 1690/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Phủ Lý , trước việc địa phương này liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới ngoài cộng đồng.

    Cập nhật covid-19 hôm nay 24/9: Dịch bùng phát phức tạp, Hà Nam giãn cách xã hội toàn TP Phủ Lý - Ảnh 1.

    Một góc TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam - Ảnh Hà Nam TV

    Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam quyết định áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian áp dụng là 14 ngày, bắt đầu từ 18 giờ ngày 23-9.

    Quyết định yêu cầu, toàn bộ TP Phủ Lý với trên 162.000 dân thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; thôn, tổ dân phố cách ly với thôn tổ dân phố; xã, phường cách ly với xã phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo các quy định phòng chống dịch Covid-19.

    Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và các trường hợp khẩn cấp khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tác động của đại dịch Covid-19 đến tâm lý trẻ em

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 23/9, Việt Nam có 9.472 ca Covid-19

    Trong 9.472 ca nhiễm Bộ Y tế công bố ngày 23/9 có 9.465 ca ở 33 tỉnh thành, giảm 2.060 ca so với hôm qua; 6.226 người khỏi bệnh; 236 ca tử vong.

    Như vậy, trong 24 giờ qua, 4.121 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 1.534 ca), 5.344 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 526 ca).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với hôm qua là: Bình Dương giảm 1.415 ca, TP HCM giảm 383 ca, Đồng Nai giảm 170 ca. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với hôm qua: Tây Ninh tăng 38 ca, Kiên Giang tăng 26 ca, Đăk Lăk tăng 25 ca.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.319 ca/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại