Hai nguyên tắc "có - không cần" giúp cụ ông 88 tuổi vui khỏe mỗi ngày
Những ngày gần đây, bài viết về bí quyết sống lâu của bố vợ 88 tuổi được tác giả Trịnh Quế Sơ đăng tải trên diễn đàn sống khỏe thuộc trang báo Sina.com.cn đang thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng tại Trung Quốc.
Bài chia sẻ của tác giả Trịnh ngắn gọn như sau:
"Bố vợ tôi năm nay 88 tuổi, da dẻ hồng hào, thân thể khỏe mạnh. Ông là tay chơi trống chủ đạo trong đội văn nghệ, ở trên sân bóng vẫn hết sức nhanh nhẹn, dẻo dai.
Có người hỏi cha tôi bí quyết sống khỏe, sống lâu, ông chỉ giơ lên 2 ngón tay và nói: Thực hiện đủ 2 nguyên tắc "có - không cần" này, sống đến trăm tuổi vẫn khỏe mạnh là điều trong tầm tay.
Một là "có tiền không cần tích". Bố vợ tôi mỗi tháng có 2000 tệ tiền hưu trí, cũng hưởng tiền nhuận bút đều đặn. Tiền càng nhiều, chất lượng sinh hoạt cũng được ông cũng không ngừng nâng cao.
Mỗi năm bố tôi đều đặn đi du lịch 2 lần, lúc vào nam, khi ra bắc, có lúc lên núi thưởng ngoạn, có khi lại ra biển tắm nắng. Ông vẫn thường sắm quần áo mới, lại tu sửa và mở phòng tập thể dục ngay trong nhà. Đồ ăn ngon ông đều nếm thử, quán ăn cao cấp cũng thường xuyên ghé,…
Ngày nay, không ít người khi về hưu có quan niệm tiết kiệm, đặc biệt là người già thường chi tiêu một cách "khổ hạnh". Nhưng cha vợ không như vậy, ông dùng hết thảy quan niệm và phương thức chi tiêu của mình để khiến cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Hai là "có phúc không cần chờ". Bố vợ từng giải thích rằng, cái gọi là phúc đối với người lớn tuổi mà nói chính là sức khỏe, là vui vẻ và bình an.
Đời người có trẻ, có già, đây là quy luật tự nhiên mà chúng ta không thể chối bỏ, cũng không thể phá vỡ.
Ở những năm tháng tuổi trẻ, chúng ta đều vì công việc, vì sự nghiệp mà lao lực mấy chục năm. Khi về già chính là lúc ta "hưởng phúc", vì vậy nên bỏ tâm tư ra để an bài cuộc sống của mình, cân đối sinh hoạt, giữ cho tinh thần thoải mái để cuộc sống khi đã có tuổi càng trở nên phong phú hơn, vui vẻ hơn.
Tuổi già là lúc hưởng thụ sự bình an, sự tự tại, sự vui vẻ mà lúc tuổi trẻ đã bỏ lỡ, vậy vì sao phải để dành, phải chờ đợi?
Bố vợ tôi còn nói, hưởng phúc không phải là ăn ngủ chán chê cả ngày trời, cũng không phải để bản thân lười biếng, mà là lúc du ngoạn khắp nơi để nhìn ngắm thế giới, tìm kiếm niềm vui cho bản thân và gia đình, bồi dưỡng sở thích cá nhân, dùng khả năng của mình để cống hiến cho xã hội, tích công tích đức cho con cháu đời sau."
Trải nghiệm tuổi già bằng tinh thần của tuổi trẻ là điều mà "cha vợ quốc dân" luôn hướng tới. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
"Chìa khóa" trường sinh không phải ở thuốc bổ!
Cổ nhân từng dạy: "Dưỡng sinh cốt ở dưỡng thần". Muốn có cuộc sống trường thọ, điều đầu tiên cần chú trọng chính là tu tâm dưỡng tính, bồi đắp đời sống tinh thần.
Hai nguyên tắc "có – không cần" của người cha vợ trong bài viết trên cốt yếu là để mang lại niềm vui về mặt tinh thần, từ đó giúp cải thiện sức khỏe, giúp người lớn tuổi trải nghiệm những năm tháng về già với cuộc sống phong phú, ung dung, tự tại.
Trước đây, giới y học Trung Quốc cũng từng xôn xao trước bí quyết trường thọ của danh y nổi tiếng – giáo sư Can Tổ Vọng.
Theo đó, "chìa khóa" khiến ông sống tới gần trăm tuổi nhưng vẫn minh mẫn, mạnh khỏe kỳ thực chỉ gói gọn trong 8 chữ: "Đồng tâm, nghĩ thực, quy dục, hầu hành" (nghĩa là Tâm như trẻ nhỏ; Ăn như loài kiến; Mưu cầu như loài rùa; Hiếu động như loài khỉ).
Danh y Can Tổ Vọng vẫn kiên trì phương châm dưỡng sinh của mình ở tuổi 96. (Ảnh: Nguồn Internet).
Chia sẻ về bí quyết trường thọ của mình, tác giả của những tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng Trung Quốc là Kim Dung cũng tâm sự: "Sống một cuộc sống biết giúp đỡ người khác, tâm tính bình hòa, trung dung, tự tại chính là đạo lý!"
Những bí quyết trường thọ ấy cũng giống như Quản Trọng từng dạy: "Đạo dưỡng sinh, dùng lời nói không rõ, dùng mắt nhìn không tỏ, dùng tai nghe không thấu. Chỉ có phương pháp tu thân dưỡng tính khiến cơ thể con người khỏe mạnh".
Cuốn thư tịch nổi tiếng Trung Hoa là "Hoàng đế nội kinh" cũng viết rằng: "Tâm an tịnh thì ít dục vọng, không sợ hãi, hoạt động vừa đủ thì không quá độ, khí huyết toàn thân lưu thông, mỗi ý nguyện đều được đáp ứng. Làm được như vậy thì ăn cơm gạo lứt cũng thấy ngon, trang phục thoải mái không phải kỳ công, hòa mình vui vẻ trong mọi tập tục…"
Vậy mới thấy, sự lâu dài về mặt tuổi thọ vốn không phải là gắng gượng kéo dài sự đoản mệnh, càng không phải là cứ ốm đau sẽ bồi thuốc bổ để mong sống thêm. Sống lâu, sống khỏe kỳ thực là sống sao cho bản thân hưởng trọn tuổi đời một cách khỏe mạnh và thư thái.
*Theo Sina
Xem thêm:
Quốc y Đại sư 101 tuổi: 10 phút đầu ngày đổi 10 năm tuổi thọ, kiểu ngồi thứ 4 ai cũng làm được