Mắc bệnh chỉ vì một lần "đổi gió"
Nửa tháng trước, ông Trương (Trung Quốc) có dịp đi công tác mấy ngày, khi trở về, ông đã gặp một chuyện vô cùng xui xẻo và khó nói.
Cách đây mấy hôm, ông bắt đầu cảm thấy đau niệu đạo khi đi tiểu, đồng thời cảm giác nóng ran phần phụ, dù vô cùng lo lắng nhưng không biết xoay xở thế nào.
Do bệnh khó nói nên ông cũng ngại không muốn đi khám ngay, mà gọi điện cho mấy người bạn thân xem có giúp đỡ được gì không.
Sau khi nghe miêu tả thì bạn của ông nói rằng có thể ông đã bị viêm niệu đạo. Nhưng cảm giác của ông thì không hẳn là bệnh này.
Ông vốn dĩ là người "thành thật" với bản thân nên việc thường xuyên đi công tác và có "đổi gió" hay không thì bản thân ông biết rất rõ.
Tiếc là 2 ngày sau, ông bắt đầu "hoảng" khi nhìn thấy dịch tiết niệu đạo nhiều bất thường, mủ có màu vàng và bốc mùi khó chịu. Ông nghĩ rằng, xem ra có vẻ xui xẻo thật sự rồi khi tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng hơn.
Mặc dù rất miễn cưỡng, nhưng ông vẫn phải ra hiệu thuốc mua một ít thuốc kháng sinh về "dấu diếm" uống thử, chờ vận may xem bệnh có đỡ không.
Tuy nhiên, sáng hôm sau khi thức dậy đi vệ sinh, ông đã sốc nặng rồi ngồi một mình rầu rĩ trong phòng tắm vì nhìn thấy "cậu nhỏ" sưng tấy lên, nổi nốt ở mặt ngoài, da đỏ ửng, sáng bóng.
Ông lại tiếp tục gọi điện cho bạn để tư vấn và lần này, không thể chần chừ được nữa, bạn ông nói rằng nhất định ông phải vào viện khám.
Sau khi đến viện, bác sĩ mới khám sơ qua và hỏi han vài câu thì đã lắc đầu nói rằng ông bị bệnh lậu. Bệnh đang phát triển nhanh và phải khẩn trương điều trị tích cực tại bệnh viện.
Ông Trương không phải là trường hợp cá biệt với thói quen "đổi gió" khi đi công tác khiến tự rước bệnh vào thân. Không ít trường hợp bệnh nhân vào viện đều có cùng nguyên nhân giống ông.
Bác sĩ trực tiếp chữa bệnh cho ông Trương cho rằng, sự nguy hiểm của bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất nghiêm trọng.
Hiểu biết chung về bệnh lậu
Đây là loại bệnh do nhiễm khuẩn sinh dục có hệ thống như là biểu hiện chính của bệnh lây truyền qua đường tình dục có lịch sử cổ xưa và phổ biến. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh xuất hiện khá cao.
Lậu có thời gian ủ bệnh khoảng 3-5 ngày, triệu chứng đầu tiên xuất hiện thường mang đến cảm giác tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt và viêm niệu đạo cấp tính.
Đồng thời xuất hiện mủ vàng trong tiết dịch niệu đạo theo mức độ nhiều dần lên, bộ phận sinh dục có cảm giác nóng rực lên.
Nếu kiểm tra sẽ thấy vùng kín bị sưng, đỏ, xuất hiện dịch mủ tiết ra nhiều bất thường. Đây là bệnh lậu cấp tính và thường xuyên xuất hiện các triệu chứng viêm niệu đạo tái phát.
Cách lây lan của bệnh lậu
Lây truyền trực tiếp
Bệnh lậu chủ yếu lây truyền thông qua quan hệ tình dục. Khi người không mang bệnh quan hệ với người mang bệnh, tỉ lệ lây bệnh gần như là chắc chắn.
Nam giới mắc bệnh lậu hầu hết xuất phát từ việc quan hệ với người mang bệnh lậu.
Phụ nữ cũng xuất phát từ nguyên nhân này nhưng cũng có xác suất nhỏ mắc bệnh từ những nguyên nhân khác.
Sau khi mắc bệnh, vi khuẩn sẽ lây lan nhanh, tỷ lệ lây nhiễm cao, thời gian ủ bệnh và phát bệnh chỉ từ 3-5 ngày sau khi nhiễm.
Lây truyền gián tiếp
Trường hợp lây nhiễm thông qua trung gian cũng không phải ít. Khi bạn có sự tiếp xúc gián tiếp với người mắc bệnh lậu, bạn cũng có nguy cơ cao bị lây bệnh.
Những vật dụng là "trợ thủ" truyền bệnh trung gian như khăn tắm, bồn tắm, thảm lau chân, bệ toilet, quần áo hay ghế ngồi…
Khi vi khuẩn lậu bị dính lên các vật dụng, lây truyền sang cơ thể người khác sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ quan sinh dục, đặc biệt là phụ nữ (kể cả với phụ nữ trẻ).
Do đặc điểm cấu tạo đặc biệt của cơ quan sinh dục nữ nên bệnh lậu có thể tấn công một cách dễ dàng, sinh ra nhiễm trùng nhanh chóng.
Phụ nữ mắc bệnh khi mang thai cũng có thể lây nhiễm sang thai nhi, nhiễm trùng bào thai.
Tiến triển của bệnh lậu
Đối với nam giới
Thời gian ủ bệnh là khoảng từ 1-14 ngày, phổ biến nhất là 2-5 ngày. Biểu hiện của bệnh là tình trạng viêm cấp tính đường tiết niệu, kích thích niệu đạo, ngứa và kích ứng nhẹ.
Sau đó có một chất nhầy mỏng chảy ra, gây khó chịu đường tiểu. Khoảng 2 ngày, các chất dịch tiết ra trở nên nhiều hơn, niệu đạo tràn mủ, mủ màu vàng hoặc màu vàng - xanh đậm.
Bộ phận sinh dục bắt đầu đỏ lên ở vùng đầu và lan nhanh ra toàn bộ phần niệu đạo.
Lúc này sẽ xuất hiện chứng đi tiểu thường xuyên, mót tiểu nhanh, khó tiểu, di chuyển khó khăn, "cậu nhỏ" sưng tấy và cương cứng về đêm, gây ra khó chịu toàn thân.
Đồng thời có thể có hạch bẹn, sưng và đau, có thể mưng mủ. Khoảng 50% đến 70% bệnh nhân mắc bệnh sẽ lập tức bị viêm niệu đạo, đi tiểu buốt, bí tiểu cấp tính. Đa số người bệnh có triệu chứng uể oải toàn thân, một số ít người có thể bị sốt nhẹ khoảng 38℃, mệt mỏi, chán ăn.
Đối với nữ giới
Phụ nữ mắc bệnh lậu chủ yếu phát bệnh ở vùng cổ tử cung, một số bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng.
Một số biểu hiện của bệnh như tăng tiết dịch âm đạo, có mủ, ngứa âm hộ và có cảm giác nóng rát, xung huyết cổ tử cung, đau vùng kín, thậm chí đau vùng bụng dưới và đau lưng.
Không những thế, chị em sẽ có biểu hiện niệu đạo bị đỏ, đi tiểu buốt cấp bách, khó tiểu, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, một số bệnh nhân bị rong kinh.
Lời khuyên của Bác sĩ chuyên khoa:
Lậu là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh, bất kỳ ai cũng cần có sự hiểu biết về bệnh để đề phòng thích hợp. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên biết các biện pháp phòng ngừa cụ thể như sau:
- Tuyên truyền giáo dục kiến thức về bệnh, khuyến khích quan hệ tình dục lành mạnh, tránh quan hệ với người mại dâm.
- Sử dụng bao cao su có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm lậu, nhưng tỷ lệ thất bại là 30%.
- Sử dụng dự phòng thuốc kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng không khuyến khích ứng dụng phổ quát, hoặc áp dụng cho các bệnh nhân được chỉ định.
- Điều trị đồng thời hai người khi có quan hệ tình dục mà một người phát bệnh.
- Bệnh nhân chú ý đến vệ sinh cá nhân và tự cô lập, không dùng chung đồ dùng với gia đình, đặc biệt là trẻ em gái phải chú ý cẩn thận.
*Theo Health/TT