Cùng với huyết áp, tiểu đường và mỡ máu, axit uric cao đã trở thành một vấn đề gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nếu hiện tượng axit uric cao không được cải thiện có thể gây ra các cơn gút và khiến người bệnh đau đớn không thể chịu đựng được, tái đi tái lại nhiều lần.
Đối với bệnh nhân gút, ưu tiên hàng đầu là giảm axit uric và giảm sự khởi phát của bệnh. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ về bệnh gút nên vẫn còn nhiều hiểu lầm trong việc điều trị bệnh gút dẫn đến việc kiểm soát bệnh không đạt hiệu quả.
Vì vậy, muốn điều trị bệnh tốt hơn cần tránh những hiểu lầm dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu.
1. Axit uric cao là bệnh gút: Không đúng!
Nhiều người cảm thấy mình đang mắc bệnh gút ngay khi phát hiện thấy nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao, thực tế thì cả hai không giống nhau.
Axit uric cao thực sự có thể gây ra bệnh gút, nhưng nó chỉ có thể gây ra bệnh gút khi các tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp và gây viêm bao hoạt dịch khớp.
Chúng ta có thể hiểu rằng, khoảng 10% bệnh nhân có axit uric cao bị gút, do đó, chỉ cần mức độ axit uric được kiểm soát tích cực, sự xuất hiện của bệnh gút có thể được ngăn chặn.
2. Không ăn thịt có thể tránh được các cơn gút: Không hẳn
Nhiều bệnh nhân gút cảm thấy rằng kể từ khi xuất hiện bệnh gút có liên quan đến chế độ ăn uống, họ bắt đầu sợ và nghĩ rằng chỉ cần kiểm soát tốt chế độ ăn, chỉ ăn rau và không ăn thịt là có thể giảm axit uric.
Trên thực tế, ý kiến này quá phiến diện. Nếu không ăn thịt để giảm axit uric, lâu ngày cơ thể sẽ không hấp thụ chất béo và chất đạm, dễ gây suy dinh dưỡng, giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
3. Không cần dùng thuốc nếu bệnh gút không xảy ra: Sai lầm
Bệnh gút là một bệnh mãn tính không thường xuyên xảy ra, vì vậy, nhiều bệnh nhân gút cho rằng miễn là bệnh không xảy ra thì khỏi dùng thuốc, cách làm này cũng sai lầm.
Trong thời gian tiến triển mãn tính của bệnh gút, có thể kiểm soát được nồng độ axit uric bằng cách uống thuốc để tránh cơn gút tái phát nhiều lần, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để khám định kỳ, tránh những biến chứng nặng nề khác.
4. Axit uric giảm càng nhanh càng tốt: Không nên vội vàng
Nhiều bệnh nhân gút vì ham điều trị và muốn giảm nhanh axit uric nên đã tự ý tăng liều lượng thuốc.
Trên thực tế, axit uric không thể giảm càng nhanh càng tốt, nếu axit uric giảm đột ngột rất có thể làm nặng thêm các cơn gút. Vì vậy, trong giai đoạn đầu điều trị bệnh gút, các bác sĩ thường sẽ cho thuốc với liều lượng nhỏ, sau đó mới nâng lượng thuốc tăng dần.
5. Khối lượng tập thể dục càng lớn, càng có lợi cho việc giảm axit uric: Nguy hiểm
Nhiều bệnh nhân cho rằng vận động càng nhiều và càng đổ mồ hôi nhiều thì việc đào thải axit uric ra ngoài càng tốt.
Trên thực tế, bệnh nhân gút không nên thực hiện các bài tập thể dục gắng sức, nếu không có thể làm tăng gánh nặng thể chất. Nếu ra nhiều mồ hôi cũng sẽ khiến nước tiểu cô đặc lại, không có lợi cho quá trình đào thải axit uric.
Bệnh nhân gút nên chọn một số bài tập cường độ từ thấp đến trung bình, lượng vận động ít, mồ hôi ra nhiều, sau khi tập cũng nên uống bổ sung nước kịp thời để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric ra ngoài tốt hơn.
6. Phẫu thuật có thể chữa khỏi hạt sạn khớp: Không đúng
Nhiều bệnh nhân gút sẽ yêu cầu bác sĩ loại bỏ lớp sạn bao quanh khớp thông qua phẫu thuật để giúp phục hồi nhanh hơn.
Mặc dù có thể loại bỏ chúng bằng phẫu thuật nhưng nếu như bạn không kiểm soát được nồng độ acid uric thì các chất dịch bao quanh khớp sẽ xuất hiện trở lại, có thể nói là điều trị được triệu chứng nhưng không phải là điều trị tận gốc.
Bệnh gút đã gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh, một khi bệnh gút xuất hiện bạn phải chủ động kiểm soát nồng độ axit uric và tránh những hiểu lầm trên trong quá trình điều trị để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Người bệnh cũng nên chú ý chế độ ăn thanh đạm, uống nhiều nước, vận động vừa phải để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric trong cơ thể ra ngoài và kiểm soát nồng độ axit uric, từ đó tránh xa bệnh gút.
*Theo Secret China