Báo động người trẻ mắc bệnh lý cơ xương khớp với nhiều biến chứng nguy hiểm

Lê Liên |

Theo ThS.BS Calvin Q Trịnh, Trưởng Trung tâm Hiệu chỉnh Cơ Xương Khớp & Y học Thể thao, Bệnh viện 1A (TP Hồ Chí Minh), hiện nay tình trạng bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp ngày càng nhiều.

Ảnh: BVCC.

Ảnh: BVCC.

"Mất ăn mất ngủ" vì bệnh lý cơ xương khớp

Bệnh viện 1A (TP HCM) vừa tiếp nhận bệnh nhân N.T.T (40 tuổi, ngụ tại quận 6, TP HCM) với các triệu chứng ban đầu là đau buốt vùng vai cổ, tức ngực, khó thở liên tục vào ban ngày, người vô cùng mệt mỏi, ngủ không sâu, thường xuyên thức giấc.

Theo bệnh nhân T, tình trạng này kéo dài hơn 3 tháng nay. Do lo ngại đây là các triệu chứng "hậu COVID-19" nên chị T đã thăm khám các chuyên khoa. Tuy nhiên, kết quả X-quang cho thấy phổi của chị T không bị tổn thương, chị T cũng không bị ho, không bị hen suyễn.

Báo động người trẻ mắc bệnh lý cơ xương khớp với nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

Khớp bị nghiêng làm thay đổi trọng tâm và áp lực lên bề mặt khớp gây đau (trọng lực bên trên cơ thể bị dồn về 1 điểm trên bề mặt khớp). Ảnh: BV cung cấp

Tự tìm hiểu các triệu chứng, chị T mua thuốc giảm đau để uống và đi khám nhiều nơi, thế nhưng, cứ ngưng thuốc là tình trạng trên lại tái phát khiến chị T rơi vào trạng thái "mất ăn, mất ngủ". Đến khi cơn đau buốt vượt quá sức chịu đựng, chị T đã tìm đến Bệnh viện 1A để thăm khám.

Tiếp nhận bệnh nhân, BS Calvin Q Trịnh cho biết, những triệu chứng của bệnh nhân T không phải di chứng của hậu COVID-19 mà qua dáng ngồi, dáng đi, đứng và khám lâm sàng, bác sĩ phát hiện chị T bị hội chứng mất cân bằng cơ thân trên (còn gọi là hội chứng chéo trên).

Ngay sau khi tìm ra nguyên nhâncủa bệnh, chị T được thực hiện quy trình hiệu chỉnh cơ xương khớp mỗi ngày để khắc phục tình trạng co rút cơ. Điều bất ngờ là chỉ sau 1 tuần, chị T không còn đau vai gáy, tình trạng tức ngực khó thở cũng "tan biến"….

Sau 3 tuần điều trị, hình ảnh chụp trên lâm sàng cho thấy, phần lưng của bệnh nhân đã giảm gù đến 90%, phần cột sống cổ đã lấy lại đường cong sinh lý bìnth thường.

Về mặt thẩm mỹ, phần vai giảm xệ, đầu và cổ không còn nhô ra trước khỏi trục cơ thể.

Báo động số lượng bệnh nhân mang bệnh lý cơ xương khớp

BS Calvin Q Trịnh cho biết ngày nay, cuộc sống hiện đại đã khiến không ít người mắc các bệnh lý về cơ - xương - khớp, đặc biệt là nhóm nhân viên văn phòng và nhóm người trẻ với tỷ lệ lên đến hơn 70%.

Mức độ nghiêm trọng cũng gia tăng do công việc của con người ngày càng liên quan nhiều tới máy vi tính, smartphone. Bởi vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn giai đoạn năm 2010 - 2020 là "thập niên bệnh cơ xương và khớp".

Báo động người trẻ mắc bệnh lý cơ xương khớp với nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh 2.

Nhiều bạn trẻ đã mắc bệnh lý xương khớp. Ảnh: BV cung cấp.

Theo BS Calvin Q Trịnh, các bệnh cơ - xương - khớp ở nhân viên văn phòng đôi khi bắt đầu chỉ có tác động rất nhỏ tới cuộc sống hằng ngày như cứng cổ nhưng có thể gây giảm năng suất làm việc, bức bối trong người và mất tập trung, dần dần dẫn tới những biểu hiện nặng hơn như đau cổ, lưng, đau tê lan xuống cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân…

Chứng đau cơ xương khớp thời gian dài có thể dẫn đến bệnh thoái hóa khớp, cột sống; lệch vẹo cơ xương khớp ảnh hưởng đến chức năng vận động, hô hấp, tiêu hóa và mất thẩm mỹ dáng nếu không được điều trị kịp thời.

Trước thực trạng trên, mỗi tháng, Bệnh viện 1A tiếp nhận gần 5.000 bệnh nhân mang bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có trên 150 ca thăm khám mỗi ngày.

Đáng nói, nhiều ca bệnh lệch vẹo cơ xương khớp cơ học đã diễn tiến thành đau cơ xương khớp mạn tính, chèn ép các dây thần kinh do trước đó đã điều trị thuốc giảm đau, giảm viêm, giãn cơ nhiều đợt trong thời gian dài, dẫn đến ảnh hưởng các chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày.

Nghiêm trọng hơn là sự biến dạng khung xương cơ thể còn gây chèn ép và hạn chế chức năng hô hấp và các cơ quan tiêu hóa gây khó thở, mệt mỏi do thiếu oxy mãạ tính hoặc tiêu hóa kém, táo bón, sình hơi…

Chia sẻ chuyên sâu về nguyên lý hoạt động của cơ xương khớp, BS Calvin Q Trịnh cho biết, xương và khớp tạo thành bộ khung của cơ thể. Việc giữ cho các khớp ở vị trí chỉn chu và các mẫu chuyển động chính xác là nhờ vào cơ và dây thần kinh. Tất cả các cơ chịu trách nhiệm vận động ổ khớp luôn có mối tương quan về chiều dài và căng lực ở trạng thái tĩnh, cũng như mối tương quan của chúng về cộng hưởng phát lực cơ trong quá trình vận động.

Sự mất cân bằng cơ và rối loạn vận động này làm thay đổi trọng tâm làm khớp bị nghiêng và áp lực có thể dồn về một điểm thay vì dàn đều trên mặt khớp như trước kia, gây ra tình trạng đau khớp kéo dài, thoái hóa khớp, đau cơ, căng cơ. Đây là nguyên nhân chiếm đa số ở các bệnh nhân được khám bệnh đau cơ xương khớp.

Cũng theo BS Calvin Q Trịnh, nói rộng hơn, sự mất cân đối giữa các cơ và sự vận động sai lệch của nhiều khớp gây biến dạng khung xương. Ngoài việc thay đổi hình dáng gây mất thẩm mỹ như gù, vẹo cột sống, đầu lệch trục nhô trước, ngực hõm lép… thì khung chậu còn bị xoay lệch, bụng dưới ưỡn phình dù ít mỡ, mông thấp, chân ngắn chân dài, chân vòng kiềng, chân chữ x, bàn chân xoay ngoài và thay đổi dáng đi…

BS Calvin Q. Trịnh cho biết, những ai có biểu hiện của bệnh lý cơ xương khớp cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm nhất, tránh để lâu sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại