Báo động dùng đũa sai cách có thể "rước" sát thủ gây ung thư gan

Vân Hồng |

Chúng ta đang sử dụng đũa hàng ngày và "vô thời hạn" mặc dù đũa chẳng khác gì bàn chải đánh răng hay khăn mặt, được khuyến cáo nên thay mới thường xuyên.

Vì sao đũa không có hạn sử dụng?


Đũa cũng có hạn sử dụng, thay đũa khi đã cũ mốc để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)

Đũa cũng có hạn sử dụng, thay đũa khi đã cũ mốc để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)

Chúng ta đang sử dụng đũa hàng ngày và "vô thời hạn" mặc dù đây là dụng cụ chẳng khác gì bàn chải đánh răng hay khăn mặt, được khuyến cáo nên thay mới thường xuyên.

Từ xưa đến nay, đũa được dùng gần như tự nhiên và không có hạn sử dụng, việc thay mới hay không cũng không dựa trên một cơ sở nghiên cứu khoa học nào.

Đũa là vật dụng có độ bền cao, không mấy khi hỏng vỡ, nên theo thói quen thì chúng ta sẽ bảo quản và sử dụng lâu dài năm này qua năm khác.

Trên thực tế, công nghệ làm đũa giờ đã thay đổi rất nhiều so với đũa tre được làm thủ công trước đây với quy trình ngâm, phơi, tẩm sấy cầu kỳ.

Đũa sản xuất công nghiệp thường có công đoạn xử lý đa dạng, có nơi làm kỹ theo quy chuẩn an toàn, nhưng cũng có nơi làm theo cách thô sơ, qua loa.

Vậy, làm sao có thể biết vòng đời của đũa nên kéo dài bao lâu? Chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng, với những đôi đũa không được sản xuất theo quy trình chuẩn thì chỉ nên dùng không quá 6 tháng.

Vì sao đũa có thể gây ung thư gan?


Cần vệ sinh đũa đúng cách trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh (Ảnh minh họa)

Cần vệ sinh đũa đúng cách trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh (Ảnh minh họa)

Từ khi xuất hiện loại đũa dùng một lần, nhờ sự tiện lợi và giá thành rẻ nên ai cũng đã quen với việc sử dụng loại đũa này.

Tuy nhiên, đây là sản phẩm được các chuyên gia cảnh báo, quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng loại đũa này chưa đủ an toàn, là môi trường tốt nhất cho các loại nấm phát triển thuận lợi.

Nấm mốc có trong đũa thuộc chủng loại mốc aflatoxin – một chất gây ung thư gan đã được công nhận rộng rãi.

Sử dụng loại đũa nhiễm khuẩn có nấm mốc còn gây ra chứng tiêu chảy do nhiễm trùng, nôn mửa và một số các bệnh về tiêu hóa khác.

Đối với đũa sử dụng với tần suất cao, mức độ ngấm nước trong đũa càng cao nên luôn ẩm ướt. Đồng thời bảo quản lưu trữ trong bếp thiếu ánh sáng và không khí cũng dễ dàng trở thành nơi sinh sản thuận lợi cho vi khuẩn.

Đũa để trong tủ dài ngày trong tình trạng chưa khô ráo sẽ xuất hiện vi khuẩn aureus, chủng vi khuẩn E.coli, gây độc hại cao gấp trên 5 lần so với bình thường.

Dùng đũa thế nào cho đúng cách?

Vòng đời của đũa là bao lâu?

Với những loại đũa có chất lượng không cao, trung bình vòng đời sử dụng chỉ nên kéo dài từ 3- 6 tháng. Khi đũa bị đổi màu là dấu hiệu đầu tiên bạn nên thay mới.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, khi sử dụng từ 3- 6 tháng, đũa bắt đầu có sự thay đổi về màu sắc, bị thâm đen hoặc phai màu nhạt đi.

Trong quá trình sử dụng, đũa sẽ bị trầy xước, tạo thành các khe rãnh nhỏ li ti, thức ăn và vi khuẩn sẽ bám vào, trú ẩn và sinh sôi nhanh chóng.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, đũa tre và gỗ là 2 loại có khả năng bị ẩm mốc nhiều nhất so với các chất liệu khác. Bạn có thể quan sát hoặc ngửi mùi để phát hiện đũa có bị nấm mốc hay không.

Do không có hạn sử dụng nên ít người quan tâm đến vấn đề này, khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đũa mà không hề hay biết.

Người nội trợ thường có thói quen cất đũa vào tủ và tin rằng như thế có thể đảm bảo được sự sạch sẽ. Trên thực tế, đũa dễ dàng sinh ra nấm mốc chỉ trong 1 ngày và lây lan nhanh chóng.

Bảo quản đũa thế nào cho đúng?


Đũa có nấm mốc tuyệt đối không nên sử dụng, hạn chế dùng các loại đũa rẻ tiền (Ảnh minh họa)

Đũa có nấm mốc tuyệt đối không nên sử dụng, hạn chế dùng các loại đũa rẻ tiền (Ảnh minh họa)

Cách bảo quản đũa tốt nhất là thường xuyên "luộc" đũa bằng cách đun sôi, đảo qua lại cho đến khi cảm thấy vi khuẩn và nấm mốc trên đũa đã chết.

Nên phơi khô đũa bằng ánh nắng mặt trời hoặc máy sấy, đảm bảo việc khử trùng đũa trước khi bảo quản đũa vào tủ hoặc hộp gia dụng.

Các chuyên gia cho biết, trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa rất dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn và vi rút có hại cho cơ thể. Vì thế, khi mua đũa mới, nhất định phải đặc biệt chú ý khi làm sạch lần đầu.

Cách tốt nhất là rửa đũa sạch sẽ bằng nước máy, sau đó dùng dầu rửa bát chất lượng tốt để rửa, tiếp tục luộc đũa bằng cách đun sôi trong vòng 30 phút. Phơi khô ráo sạch sẽ trước khi sử dụng.

Rửa đũa đúng cách thế nào?

Các chuyên gia khi quan sát thói quen rửa bát của nhiều người đã nhận xét, chúng ta đã rửa đũa quá mạnh. Quen chà xát tẩy rửa mạnh tay vì nghĩ rằng như vậy mới đủ sạch sẽ.

Càng rửa mạnh, đũa càng bị xây xát, nứt nẻ hoặc thủng lỗ chỗ do tróc sơn. Khi sử dụng, thức ăn và vi khuẩn sẽ bám vào đó để làm tổ và sinh sôi, vô cùng mất vệ sinh.

Không bao giờ nên chọn chất tẩy rửa axit và kiềm, để tránh dư lượng hóa chất gây hại cho con người lưu lại trên đồ dùng.

Đũa "sắc màu" chứa nhiều vi trùng hơn?

Theo xu hướng tiêu dùng chung, nhà sản xuất liên tục thay đổi mẫu mã và màu sắc để thu hút khách hàng.

Việc sản xuất các loại đũa sơn nhiều màu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không phải ai cũng biết.

Bản chất của đũa sơn không phải lúc nào cũng chứa chất gây độc, tuy nhiên quy trình sản xuất không nghiêm ngặt và không theo quy chuẩn sẽ cho ra đời những loại đũa kém chất lượng.

Đũa sơn nếu sản xuất với quy trình kém chất lượng, khi xào nấu tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ gây ra sự nóng chảy hoặc phân hủy sơn vào trong thức ăn.

Kim loại nặng như chì và các dung môi hữu cơ gây ung thư như benzen trong đũa khiến người tiêu dùng trực tiếp ăn vào miệng, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

*Theo Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại