Phát hoảng với sinh vật chui lên từ dưới khoang miệng
Brandon Douglas (một quân nhân người Mỹ đang làm việc tại Bahrain, Anh) đã đăng video lên Youtube hình ảnh sỏi trồi ra dưới lưỡi mình. Brandon Douglas chia sẻ, nha sĩ kiểm tra dưới lưỡi của anh và phát hiện một viên sỏi đang phát triển.
Sau 4 ngày, anh sẽ phải tự mình đẩy nó ra khỏi miệng mình. Douglas ra sức ngậm nước trong miệng với mong muốn sẽ đẩy được sỏi ra khỏi miệng mình.
Vào một buổi sáng, Douglas đang ngồi ăn sáng thì bỗng nhiên cảm thấy có một vật gì đó đang cố trồi lên dưới lưỡi. An quyết định cầm thêm chiếc điện thoại trước khi bước vào phòng tắm để ghi lại những điều đã xảy ra.
Đoạn clip dài 30 giây cho thấy bên dưới lưỡi của anh bắt đầu trồi lên một vật màu trắng. Anh cảm thấy đau đớn và bắt đầu rên rỉ, cố gắng đẩy lưỡi về phía vòm họng càng nhiều càng tốt. Ngay sau đó một viên sỏi màu trắng thuôn dài bắt đầu xuất hiện.
“Nó rơi xuống hàm dưới của tôi với chiều dài khoảng 4 cm. Sau đó tôi đã dùng ngón tay để kéo nó ra khỏi miệng. Thứ để lại dưới lưỡi là một cái lỗ rất đáng sợ.
Viên sỏi này đã làm phiền tôi 5 ngày nay. Tôi bắt đầu kiểm tra và thấy có thứ gì đó cứng ở bên trong.
Nhưng phải cho tới khi nhìn thấy tận mắt nhìn thấy vật thể lạ nằm trong khoang miệng, anh mới biết rằng, cơ thể của mình đang không ổn chút nào”, Brandon Douglas nói.
Theo Patient, bệnh sỏi tuyến nước bọt xảy ra khi nước bọt không thoát ra được qua đường bài tiết, nó sẽ tràn vào các tuyến, gây sưng và đau.
Triệu chứng phổ biến nhất là khoang miệng cảm thấy đau và sưng khi bạn ăn. Khoảng 8 trong 10 viên sỏi nước bọt sẽ hình thành trong tuyến submandibular.
Ống dẫn submandibular là một ống chạy từ dưới mặt trước của lưỡi đến tuyến submandibular. Hầu hết các loại sỏi này đều không biến mất, trừ khi chúng được gỡ bỏ hoặc gặp tác động trôi tuột ra ngoài.
Tuyến nước bọt chính bao gồm tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Bệnh lý tuyến nước bọt hay gặp ở tuyến mang tai, các tuyến còn lại ít gặp hơn.
Theo BS Đỗ Ngọc Đức (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội), sỏi tuyến nước bọt thường gặp ở tuyến dưới hàm (60-90%) và thường có nhiều sỏi.
Tuyến mang tai ít gặp hơn (10-20% các trường hợp). Chụp X quang thường quy, các vôi hóa nhỏ trong nhu mô tuyến hay sỏi nhỏ có thể không phát hiện được.
Có khoảng 10-20% sỏi cản quang. Chụp cắt lớp vi tính phát hiện sỏi và vô hóa tốt hơn tuy nhiên không xác định chính xác vị trí cũng như không thể đánh giá được các ống tuyến.
Để đánh giá được ống chính cũng như hệ thống ống tuyến cần phải chụp ống tuyến cản quang, một phương pháp mới, không xâm lấn và có triển vọng là chụp cộng hưởng từ ống tuyến cũng cho kết quả rất tốt trong việc phát hiện sỏi tuyến nước bọt.
Sỏi tuyến nước bọt có thể gây ra tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ống tuyến gây giãn ở thượng lưu và sưng nề tuyến nước bọt nhất là khi ăn.
Các sỏi ở phần xa của ống tuyến dưới hàm (ống Warton) có thể sờ thấy ở sàn miệng. Tuy nhiên, sỏi ở đoạn gần hoặc ở trong nhu mô tuyến dưới hàm thì chỉ có thể thấy trên chụp X quang và siêu âm.
Hình ảnh sỏi tuyến nước bọt thường là một dải hoặc nốt tăng âm mạnh với bóng cản phía sau kèm theo ống tuyến giãn. Bệnh lý sỏi thường kèm với viêm tuyến trong khoảng 50% các trường hợp. Vì vậy cần kiểm tra nhu mô tuyến khi phát hiện sỏi.
Nguyên nhân gây nên bệnh sỏi tuyến nước bọt thường là do rối loạn chuyển hóa của các thành phần trong dịch tuyến nước bọt, trong đó có canxi.
Chính vì thế dẫn đến việc tăng độ nhớt của dịch tuyến, tăng lắng đọng canxi trong lòng ống tuyến tạo sỏi.
Một số yếu tố nguy cơ được liệt kê bao gồm mất nước, chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, dùng một số thuốc như kháng histamine, các thuốc điều trị tâm thần, thuốc điều trị huyết áp, bệnh lý túi mật, chấn thương tuyến nước bọt.
Sinh vật trú ngụ trong họng khiến mọi người lo lắng bị ung thư vòm họng
Bên cạnh bệnh sỏi tuyến nước bọt, sỏi amidan cũng là căn bệnh khiến nhiều người khiếp sợ. Nếu bạn thấy trong họng mình có một khối màu trắng, chảy nước vàng, kèm mùi hôi thì chắc chắn đã bị sỏi amidan.
Chị Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, tại vùng vòm họng – khu vực có hai rãnh thông từ mũi xuống miệng mình có vật gì cộm lên rất khó chịu.
Khi chị lấy tay ấn nhẹ thì thấy phọt ra những hạt nhỏ như mảnh cơm cùng nhiều bựa bám có màu vàng như mủ, kèm mùi hôi. Đôi khi chị khạc nhổ, những vật này cũng theo ra ngoài luôn.
“Tôi đã dùng bông quấn đầu tăm rồi ấn vào lỗ chứa các vật này thì thấy có một chút máu kèm dịch màu vàng như mủ dính vào, cùng mùi hôi rất khó chịu.
Cứ vài tháng, nuốt nước bọt mà cảm thấy có mùi hôi bất thường là tôi đoán ngay chỗ đó có những vật kinh dị này. Đặc biệt, khi xuất hiện hiện tượng này, tôi còn bị rát họng nhẹ. Tôi rất lo mình bị ung thư vòm họng”, chị Hạnh chia sẻ.
Theo Wedmd, amidan đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch, có chức năng giống như lưỡi, bẫy các vi khuẩn, virus vào cổ họng, ngăn không cho chui xuống cuống họng, đi vào bụng.
Mặc dù vậy, hầu hết các chuyên gia y tế cho rằng, trong nhiều trường hợp, amidan trở thành một trở ngại cho sức khỏe. Bằng chứng là nhiều người cắt bỏ amidan ít có khả năng bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus so với những người chưa cắt bỏ.
Amidan bị lấp đầy bởi các loại vi khuẩn bao gồm các tế bào chết, chất nhầy. Khi đó, các mảnh vỡ sẽ tập trung lại thành các mảng trắng trong một cái túi. Sỏi amidan được hình thành khi các mảnh vỡ bị kẹt cứng lại.
Những người rất dễ bị sỏi amidan là người bị viêm amidan mãn tính hoặc những cơn đau ở khu vực amidan xuất hiện nhiều lần. Trong khi có nhiều người có khả năng bị sỏi amidan thì cực hiếm có người bị sỏi ở dạng to, kiên cố.
“Đa số trường hợp sỏi amiđan gây ra nuốt vướng, rất khó chịu, đôi lúc có cảm giác giống như hóc xương, đau nhoi nhói lan lên tai, và cũng là một trong những nguyên nhân làm hơi thở hôi”, BS Đức cho biết thêm.
Theo chuyên gia, để phòng tránh xuất hiện những sinh vật lạ đáng sợ trong miệng, bạn cần hết sức cảnh giác với căn bệnh sỏi tuyến nước bọt và sỏi amidan. Mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác vệ sinh răng miệng đều đặn ngày 2 lần.
Thường xuyên súc họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày, trong những đợt nhiễm trùng cấp cần sử dụng kháng sinh phù hợp.
Nếu bệnh sỏi amidan cứ lặp đi lặp lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh thì phẫu thuật cắt amidan là cần thiết. Ngoài ra, việc thường xuyên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, răng hàm mặt cũng là điều nên làm theo định kỳ.