Không uống đủ nước: Chức năng chính của thận là lọc các chất thải của quá trình trao đổi chất. Bạn cần uống đủ nước để duy trì sự cân bằng hồng cầu, nếu không các độc tố sẽ tích tụ lại trong máu.
Nhịn tiểu quá lâu: Nhịn tiểu quá lâu có thể gây các vấn đề về đường tiết niệu. Thủy thũng thận (tăng áp lực nước tiểu trong thận) là một vấn đề về có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho thận. Tiểu không kiểm soát là một hậu quả khác của việc nhịn đi tiểu.
Ăn quá nhiều muối: Một chức năng khác của thận là trung hòa lượng natri mà ta hấp thụ. Khi ta ăn quá nhiều muối (nguồn natri chính), thận phải liên tục bài tiết natri, dẫn đến áp lực về lâu dài cho cơ quan này.
Caffeine và nước ngọt có ga: Nhiều loại nước ngọt có chứa caffeine, một chất có thể làm tăng huyết áp. Quá nhiều caffeine có thể gây áp lực lên thận, khiến thận tổn thương.
Lạm dụng thuốc giảm đau: Lạm dụng thuốc giảm đau có thể hủy hoại thận của bạn. Bạn không nên dùng thuốc giảm đau nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bởi thuốc giảm đau có nhiều tác dụng phụ, làm giảm lưu thông máu và khiến chức năng thận suy giảm.
Quá nhiều protein: Ăn quá nhiều thức ăn chứa protein có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Một trong những tác động đó là làm hại thận. Ăn quá nhiều thịt đỏ và các thức ăn giàu protein khác làm tăng áp lực trao đổi chất của thận.
Lờ đi những cơn cảm lạnh và cảm cúm: Chúng ta thường không xem cảm lạnh và cảm cúm là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy, những người không chịu nghỉ ngơi khi bị ốm có nguy cơ mắc bệnh thận cao.
Lạm dụng cồn: Uống quá nhiều bia rượu là một thói quen hại thận, vì bia rượu chứa nhiều độc tố gây áp lực lên thận.
Không kiểm soát ăn uống: Bạn hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và bánh kẹo. Hãy ăn các món ăn vặt lành mạnh, hoa quả và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm không sữa./.