1. Bàn chân lạnh. Nếu bàn chân của bạn luôn bị lạnh kể cả khi đã đi tất và ủ ấm trong chăn, đây có thể là dấu hiệu thông báo lưu lượng máu tuần hoàn kém, vấn đề này thường liên quan đến yếu tố hút thuốc lá, huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch.
Sự tổn thương các dây thần kinh do bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra chứng bàn chân lạnh. Một số nguyên nhân khác khiến chân lạnh là do thiếu máu hoặc suy tuyến giáp.
2. Móng chân chuyển màu đỏ, trắng và xanh. Bệnh Raynaud có thể khiến ngón chân chuyển sang màu trắng, hơi xanh và cuối cùng là màu đỏ. Nguyên nhân của chứng bệnh này là do các động mạch bị thu hẹp đột ngột, gọi là chứng co cứng mạch.
Bệnh Raynaud cũng có thể liên quan đến một số bệnh như viêm khớp dạng thấp hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
3. Hình dạng móng chân thay đổi. Hình dạng móng chân (móng tay) bỗng nhiên thay đổi, phần móng bị cong lên bất thường, đầu móng cúp xuống phía dưới. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, bệnh tim, gan và rối loạn tiêu hóa hoặc một số bệnh nhiễm trùng.
4. Bàn chân phù. Phù chân là dấu hiệu tạm thời do đứng, ngồi quá lâu, đặc biệt là ở những thai phụ. Tuy nhiên, bàn chân bị phù cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng do lưu thông máu kém liên quan đến hệ bạch huyết hoặc nguy cơ hình thành cục máu đông. Rối loạn thận hoặc suy tuyến giáp cũng có thể gây phù chân.
5. Cảm giác nóng rát ở bàn chân. Cảm giác nóng rát ở bàn chân thường xuất hiện ở những bệnh nhân tiểu đường do sự tổn thương thần kinh ngoại vi. Ngoài ra, triệu chứng này còn xuất phát từ nguyên nhân thiếu vitamin B, bệnh thận mãn tính, bệnh động mạch ngoại biên hoặc chứng suy giáp.
6. Các vết loét ở chân lâu hoặc khó lành. Các vết loét ở chân lâu hoặc khó lành là dấu hiệu cảnh báo bạn bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể làm giảm cảm giác ở chân, khiến vết thương khó lành, do vậy, ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể trở thành vết loét lâu lành ở những bệnh nhân tiểu đường.
Các vết loét ở chân lâu hoặc khó lành là dấu hiệu cảnh báo bạn bị tiểu đường
Những vết loét này rất dễ bị nhiễm trùng. Do vậy, người bệnh tiểu đường thường phải rửa và làm khô chân, ngừa các tác động gây tổn thương đến chân mỗi ngày.
7. Đau ở các ngón chân. Bệnh gút (gout) là nguyên nhân chủ yêu gây đau đột ngột ở các khớp ngón chân kèm theo sưng đỏ. Viêm khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây đau và sưng tấy ngón chân.
8. Móng chân đổi màu vàng. Bệnh nhiễm nấm có thể khiến móng chân trở nên dày cộp và chuyển màu vàng. Tuy nhiên, móng chân vàng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh tiềm ẫn như sưng hạch bạch huyết, các vấn đề về phổi, bệnh vảy nến hoặc viêm khớp dạng thấp.
9. Móng chân màu trắng. Tổn thương móng hoặc trong người có bệnh cũng có thể khiến cho móng tay, móng chân chuyển màu trắng bợt. Tuy nhiên, nếu một phần móng chân xuất hiện vệt trắng có thể là do thương tích, bệnh vảy nến, nhiễm trùng móng.
Móng chân màu trắng cảnh báo nhiều bệnh tật.
Nếu móng chân chuyển hết sang màu trắng đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm bệnh gan, suy tim sung huyết hoặc bệnh thận.
10. Bàn chân chóc vảy, móng chân giòn. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp có vấn đề, đặc biệt là khi bạn dùng dưỡng ẩm mà vẫn vô ích.
Marlene Reid, DPM, chuyên gia về chân tại Naperville, Illinois (Mỹ) cho biết, các vấn đề về tuyến giáp thường gây ra chứng khô da trầm trọng, đặc biệt là khi có vết nứt trên bàn chân, da bong chóc vảy mà dùng kem dưỡng ẩm vẫn vô dụng.
Bàn chân chóc vảy, móng chân giòn là dấu hiệu suy giáp.
Nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày, tốt nhất bạn nên đi khám để xem xét tuyến giáp có vấn đề gì. Bên cạnh đó, móng chân giòn cũng là dấu hiệu tuyến giáp có vấn đề.
* Theo WebMD/RD