Lựa chọn một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu những cơn đau nhức trên những bộ phận khác nhau của cơ thể một cách tối đa.
Nếu bạn duy trì một lối sống thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn thì đau lưng, cổ, chân… sẽ không có cơ hội tìm đến. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau xương khớp, bao gồm:
- Bệnh gút.
- Bong gân.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm bao hoạt dịch.
- Viêm xương khớp.
Nếu bạn bị đau lưng, thường thì bạn sẽ có 50% cơ hội để lưng hết đau trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, có nhiều người bị đau lưng mãn tính.
Lúc này bạn không chỉ cảm thấy đau lưng đơn thuần nữa. Bạn sẽ cảm thấy ngồi khó, di chuyển khó, đứng thẳng hay nằm ngủ trên giường đều gặp phải những khó khăn nhất định.
Nếu bạn thường xuyên đứng quá lâu, bạn sẽ có nguy cơ bị đau chân, máu lưu thông kém và thậm chí gây tổn thương dây chằng.
Đừng quên, cơ bắp và dây chằng của những vận động viên cường tráng cũng có thể bị chấn thương nên đừng chủ quan trong trường hợp của chính bạn.
Sử dụng đồ uống dưới đây sẽ giúp bạn đánh bay những cơn đau nhức khó chịu, thường xuyên ghé thăm này:
Nguyên liệu
- Một quả chanh tươi.
- Một quả cam tươi.
- 2 chén dứa thái hạt lựu.
- 2 cọng cần tây.
- Một đoạn rễ gừng tươi hoặc một muỗng canh bột gừng.
- ¼ muỗng cà phê hạt tiêu đen.
- 1 muỗng cà phê dầu dừa.
- Một đoạn rễ nghệ tươi hoặc 2 muỗng canh bột nghệ.
Cách làm
- Gọt vỏ cam, chanh, gừng, nghệ.
- Cho tất cả hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố đến khi thành một hỗn hợp nhuyễn vào nhau.
- Đổ ra cốc và thưởng thức như một loại đồ uống thông thường.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng máy xay sinh tố thay vì dùng máy ép nước trái cây. Sinh tố sẽ giúp bạn giữ lại toàn bộ chất xơ của các loại trái cây và rau quả.
Nếu sử dụng máy ép trái cây, bạn chỉ sử dụng nước hoa quả, còn lại loại bỏ hoàn toàn chất xơ – một chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe.
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ sẽ giúp bạn kháng viêm vô cùng hiệu quả, tránh những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch và viêm khớp dạng thấp.
Vì sao những thành phần trong cốc sinh tố này lại có tác dụng giảm đau hiệu quả đến vậy?
Chanh
Chanh là một loại quả rất giàu chất chống oxy hóa. Lượng vitamin C và E dồi dào giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời giúp xây dựng các mô liên kết và cung cấp collagen cho làn da luôn trẻ đẹp.
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), chanh cũng là một loại quả có nhiều tác dụng chữa bệnh trong Đông y.
Vỏ chanh có tinh dầu, trong đó có các thành phần như limonaen, apimen, phenandmen, camphen. Ruột chanh chứa dịch quả chanh, trong đó 80-82% là nước, 5-7% là axit citric (lượng axit citric nhiều nhất ở chanh vào mùa thu), axit melic, canxi, kali, vitamin B1...
Lá chanh chứa tinh dầu thơm, đem đến mùi hương rất dễ chịu. "Nước chanh mát, thông tiểu tiện, chữa tê thấp, tưa lợi ở trẻ mới sinh, người lớn".
Dứa
Dứa rất giàu bromelain, có vai trò giúp giảm viêm cũng như đau nhức ở bệnh nhân viêm khớp. Ngoài ra, dứa chứa rất nhiều mangan, rất hữu ích trong việc duy trì xương khớp khỏe mạnh, làm tăng khả năng miễn dịch.
Cam
Cam rất giàu vitamin C, giúp khớp luôn khỏe mạnh cũng như giảm viêm. Vitamin C dồi dào từ cam cũng giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể và gia tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, virus.
Cần tây
Cần tây rất giàu vitamin K, vô cùng cần thiết cho sụn, xương phát triển. Do đó, bổ sung kali từ cần tây chính là một cách bạn đang nâng cao sức khỏe cho xương khớp, ngăn chặn các cơn đau nhức hiệu quả.
Nghệ
Thành phần hoạt chất chính trong nghệ là curcumin. Chất này giúp cải thiện chức năng đầu gối cũng như giúp giảm đau do viêm xương khớp.
Trong Đông y, nghệ có hai dạng: uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) và khương hoàng (củ nghệ to) đều có tác dụng chữa bệnh.
“Khi khí huyết uất trệ, bụng sườn đau, chảy máu cam, đái ra máu, hôn mê thì ta dùng uất kim. Có thể giã đắp vết thương nếu vết thương chậm, lâu lành.
Khương hoàng chữa huyết ứ, bụng đầy, khó thở, cánh tay tê đau, phụ nữ bế kinh, có hòn cục trong bụng (bệnh bôn đồn), sau khi sinh huyết xấu, vết thương do vấp, ngã”, lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Gừng
Thành phần hoạt chất chính của gừng là gingerol. Chất này đóng vai trò chống lại prostaglandin – một hoạt chất gây đau khớp và các chi rất mạnh mẽ. Do đó, khi cho nó vào hỗn hợp đồ uống trên sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể.
Dùng 4-8 g sắc nước uống. Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm…
Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Tốt nhất là nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng hay không.
Soi vào tác dụng của từng nguyên liệu, chúng ta thấy đều có những hoạt chất kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thức uống này để chữa những cơn đau thường gặp này mà không cần phải dùng đến kháng sinh.