Bạch trà (trà trắng) là một trong 6 loại trà truyền thống nổi tiếng ở Trung Quốc.
Đây là loại trà không trải qua các công đoạn chế biến cầu kỳ, mà chỉ đơn giản là phơi nắng hoặc sấy khô sau khi thu hoạch.
Bạch trà có đặc điểm là búp trà nguyên vẹn, có lông trắng, hương vị tươi mới, thơm ngon, nước trà vàng trong pha chút xạnh nhạt, khi uống cảm thấy ngọt nhẹ dịu mát.
Bạch trà được sản xuất chủ yếu ở một số tỉnh như Phúc Kiến, Vân Nam (Trung Quốc).
Càng ngày càng có nhiều người quan tâm đến công dụng và hiệu quả hỗ trợ trị bệnh của bạch trà. Theo bách khoa Trung Quốc, loại đồ uống quen thuộc này có khá nhiều tác dụng bất ngờ.
Điều trị sởi, dị ứng
Bạch trà có tác dụng tốt nếu sử dụng thường xuyên và đúng cách (Ảnh minh họa)
Bạch trà được người dân Trung Quốc xem là loại thuốc nam có thể dùng để chữa triệu chứng sởi, nổi mẩn, dị ứng ở trẻ em.
Các nghiên cứu cho thấy bạch trà có tác dụng chữa sởi còn tốt hơn cả thuốc kháng sinh.
Ở vùng Phúc Kiến hoặc vùng Hoa Bắc (Trung Quốc) còn xem đây là bài thuốc nam tốt nhất trong điều trị bệnh sởi.
Trong sách cổ của Trung Quốc còn ghi bạch trà là "thuốc thánh" để điều trị sởi.
Chống lại tế bào ung thư, đau răng
Những tinh chất có trong bạch trà có tác dụng chống và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Thêm nữa, người dân còn dùng trà để trị đau răng, giảm thiểu sưng tấy và diệt khuẩn tốt.
Thúc đẩy cân bằng lượng đường trong máu
Bạch trà không chỉ chứa các chất dinh dưỡng vốn có như những loại trà khác, mà còn chứa enzym cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Thường xuyên uống trà có thể cải thiện và tăng cường đáng kể hoạt tính lipoproteinlipase trong cơ thể.
Thúc đẩy quá trình phân giải chất béo, kiểm soát có hiệu quả tiết insulin, làm giảm lượng đường dư thừa, thúc đẩy cân bằng lượng đường trong máu.
Bạch trà rất giàu các axit amin, chất kháng cảm lạnh, có công dụng tốt trong việc giảm nhiệt, giảm say nắng và giải độc cho cơ thể.
Sáng mắt, tạo máu, giảm bức xạ
bạch trà càng bảo quản lâu bao nhiêu, tác dụng chữa bệnh càng tốt bấy nhiêu. Tinh chất vitamin A có nhiều trong bạch trà sẽ hấp thụ vào cơ thể, giúp mắt sáng rõ hơn khi nhìn trong bóng tối.
Đồng thời có thể giúp phòng tránh bệnh quáng gà hoặc khô mắt, giúp người bệnh có thể nhìn rõ hơn vào ban đêm.
Ngoài ra, bạch trà còn có tác dụng bảo vệ chức năng tạo máu của cơ thể, giảm nhẹ nguy cơ bị ảnh hưởng bức xạ khi xem TV.
Bảo vệ và hỗ trợ tốt cho gan
Bạch trà được trồng nhiều ở Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Bạch trà rất giàu chất flavonoid và các chất tự nhiên khác có thể bảo vệ gan, được xem là "người bạn thân" của những người có nguy cơ cao về bệnh gan.
Bạch trà giúp đẩy nhanh chuyển hóa acetaldehyde ethanol nhanh chóng bị phân hủy thành chất không độc hại, làm giảm tổn thương các tế bào gan.
Bên cạnh đó, các chất này có thể hạn chế làm tổn thương tế bào gan do tăng lactate dehydrogenase huyết thanh, ức chế sự hình thành các sợi collagen tế bào M - đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan.
Tác dụng của bạch trà đối với chức năng gan khá nhanh nhạy và duy trì lâu dài. Đây cũng được xem là loại đồ uống giải rượu tốt, có tác dụng tỉnh rượu kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng bạch trà
Khi pha trà cần chú ý những nguyên tắc cơ bản sau đây để vị trà tươi ngon, giữ nguyên tác dụng.
Lượng trà dùng cho mỗi lần pha nên khống chế ở mức vừa phải, uống nhạt một chút sẽ ngon hơn trà đặc. Thông thường nên pha với tỉ lệ 3-5g trà với 150ml nước. Nhiệt độ nước để pha trà tốt nhất khoảng 90-100 độ C.
Thời gian ủ trà phù hợp nhất là khoảng 5 phút, nếu pha lại lần 2 chỉ chỉ cần 3 phút. Thông thường mỗi cốc trà có thể pha đi uống lại từ 4-5 lần.
Mặc dù bạch trà không phải là đồ uống cần phải kiêng kị nhiều, nhưng nếu bạn có thể trạng "lạnh" thì nên uống trà sau khi ăn khoảng 30 phút trở lên.
Người cao tuổi không nên uống trà quá đặc vì không những phản tác dụng mà còn gây khó ngủ. Đặc biệt những người bị các bệnh khá nặng như thận yếu, tim đập nhanh, cao huyết áp, táo bón, thần kinh suy nhược, thiết sắt, thiếu máu đều không nên uống trà đặc.
Muốn phát huy tác dụng của bạch trà bạn cần duy trì thói quen uống trong thời gian dài theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Không nên uống trà đứt quãng, sẽ không mang lại hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn, dẫn đến tốn công mất sức và thất vọng.
Cách pha bạch trà
*Theo Bách khoa (TQ)
Phát hiện "thủ phạm" ăn nhiều gây huyết áp cao dù nấu, luộc hay chiên xào