Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Có nên kiêng khem những món này trong dịp Tết?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Cố vấn khối Nhiễm, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Đồng 1) |

Những món ăn ngày Tết thường không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, dưa hành; các loại bánh, kẹo. Tuy nhiên, đây lại là những món ăn giàu năng lượng, thiếu vitamin, khoáng chất. Vậỵ có nên kiêng khem hoàn toàn những loại thực phẩm trên?

Trong Tết, có nhiều món ăn không thể thiếu như bánh, mứt, kẹo, thịt kho, bánh chưng, bánh tét, củ kiệu, dưa hành; các loại thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội...). Do đó, không thể nào tránh khỏi việc ăn uống những loại thực phẩm trên, kiêng khem quá mức cũng khiến tinh thần đón xuân không thoải mái. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý sử dụng vừa phải, tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Có nên kiêng khem những món này trong dịp Tết?- Ảnh 1.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình trong dịp Tết

Bên cạnh đó, việc ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, thiếu vitamin, khoáng chất trong rau xanh, trái cây sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, hậu quả là dễ tăng cân, đặc biệt tác động tiêu cực đến nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận...

Nhiều loại thực phẩm như bánh, kẹo, thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích... được nhiều trẻ ưa thích, đặc biệt, dễ sử dụng, có thể ăn liền. Vì vậy, nếu cho trẻ ăn thì cần tính số lượng, không cho ăn quá nhiều. Ví dụ, cho trẻ ăn ít, 1 vài bữa, không nên ngày nào cũng cho trẻ ăn điều này mất cân bằng dinh dưỡng. Nếu có thể nên nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. Chế độ ăn cần đảm bảo 4 thành phần dinh dưỡng đạm, tinh bột, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất. Tăng cường cho trẻ uống nước, sữa và ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ. Kích thích trẻ vận động để tiêu hao năng lượng. Bên cạnh đó, không cho trẻ ăn bánh kẹo vì sẽ khiến trẻ đầy bụng và bỏ bữa ăn chính.

Đối với người lớn, trong đó, các trường hợp mắc bệnh nền (tiểu đường, huyết áp, tim mạch,...) cần chú ý độ mặn, ngọt của các loại thực phẩm như củ kiệu, dưa hành, bánh chưng... Tránh để tăng đường huyết bằng cách cân bằng từng bữa ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều. Ví dụ, bữa trưa đã ăn thì các bữa còn lại không ăn nữa. Khi đã ăn bánh chưng thì không nên ăn thêm cơm hoặc các loại tinh bột khác như bún, phở... Trong các bữa ăn chỉ nên ăn vừa đủ, không nên cố gắng ăn quá nhiều, quá no, dễ gây quá tải cho hệ tiêu hoá.

Lưu ý, khi lựa chọn thực phẩm đóng gói như giò, chả... cần chọn các loại uy tín, có cơ sở sản xuất rõ ràng. Nếu khi cắt ăn thì ăn đến đâu cắt đến đó. Đặc biệt, khi xuất hiện mùi lạ thì tuyệt đối không nên ăn.

Việc tích trữ và bảo quản thực phẩm không đúng cách có thể khiến thức ăn bị hư hỏng, khi ăn vào dễ gây bệnh. Ngoài ra, thực phẩm tích trữ lâu dễ bị mất chất, mùi vị bị biến đổi so với thực phẩm tươi mới gây mất cảm giác ngon miệng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại