Lưu Nhài, cô gái 16 tuổi đến từ Hồ Bắc, khoảng 3 năm trước cô bắt đầu phát hiện ngón tay bị cứng và co giật, đến tháng 3 năm nay có một lần cô bị co giật đến bất tỉnh. Đi khám bác sĩ phát hoảng khi thấy thứ này trong não.
Từ dấu hiệu co cứng ngón tay đến co giật gây bất tỉnh
"Mẹ xem tay con tự nhiên biến đổi thành như này, có khi đột nhiên không có lực, và tốc độ viết cũng chậm", 3 năm trước, Lưu Nhàn đã nói câu này với người mẹ của mình bà Hạ. Con gái nói với bà ấy, thường xuyên cảm thấy những ngón tay của bàn tay phải cứng ngắc, lúc đầu chỉ có ngón tay út, tiếp theo đến ngón đeo nhẫn và ngón giữa cũng bắt đầu cứng và co giật.
Cô Hạ đã đưa Lưu Nhàn đến bệnh viện ở địa phương, tiến hành nhập viện điều trị và dùng các loại thuốc tương ứng. Sau đó, triệu chứng ở các ngón tay của Lưu Nhàn hầu như đã được kiểm soát.
Bác sĩ Quách Cường, trưởng Khoa Thần kinh của bệnh viện, sau khi khám bác sĩ rất sốc khi phát hiện trong não của Lưu Nhàn có một con ký sinh trùng.
Tuy nhiên, bắt đầu vào cuối năm ngoái, khi Lưu Nhàn đang ngủ ở ký túc xá của trường học, cô đã 2 lần bị các bạn học trong phòng phát hiện co giật. Cô bạn thấy Lưu Nhàn mắt mở to và hét lên với cô ấy nhưng không thấy phản ứng, còn cho rằng Lưu Nhàn đang nằm mơ.
Vào tháng 3 năm nay, sau khi ngủ trưa trong phòng học, Lưu Nhàn lại cảm thấy những ngón tay cứng và co giật, sau đó cô ngất đi và trượt khỏi ghế ngã xuống đất. Bạn bè đã thông báo cho cha mẹ của Lưu Nhàn và gọi xe cấp cứu đến một bệnh viện ở Quảng Đông.
Bác sĩ Quách Cường, trưởng Khoa Thần kinh của bệnh viện, sau khi khám bác sĩ rất sốc khi phát hiện trong não của Lưu Nhàn có một con ký sinh trùng . Dựa theo bệnh án liên quan khi Lưu Nhàn đến bệnh viện, kết hợp với lịch sử bệnh, lúc này bác sĩ xem xét vì ký sinh trùng có khả năng tương đối lớn.
Trong khi phẫu thuật, bác sĩ đột nhiên nghe thấy có một âm thanh giống như hút sợi mì, trực giác mách bảo nên sử dụng một loại thiết bị để hút ký sinh trùng.
"Nhưng chúng tôi vẫn không phẫu thuật cho bệnh nhân, mà là kiến nghị đem ký sinh trùng "nuôi" thêm 2 tuần ở trong não cô bé". Bác sĩ Quách Cường giải thích, điều này thông qua việc so sánh ảnh hưởng của ký sinh trùng trước và sau khi kiểm tra, để nắm rõ quỹ đạo chuyển động của ký sinh trùng, lúc này mới xác định vị trí chính xác của ký sinh trùng.
Gần đây, bác sĩ Quách Cường đã thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. "Trong khi phẫu thuật, tôi đột nhiên nghe thấy có một âm thanh giống như hút sợi mì, trực giác mách bảo nên sử dụng một loại thiết bị để hút ký sinh trùng, sau đó quả nhiên trong dụng cụ hút có một con ký sinh trùng đang nằm cuộn tròn trong đó".
Nguyên nhân dẫn đến Lưu Nhàn bị nhiễm ký sinh trùng
Theo lịch sử y tế được cung cấp, nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm ký sinh trùng trong não của Lưu Nhàn chính là cô có sở thích ăn thịt ếch và uống nước lã (nước chưa được xử lý như nấu chín hoặc lọc).
Theo lịch sử y tế được cung cấp, nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm ký sinh trùng trong não của Lưu Nhàn chính là cô có sở thích ăn thịt ếch và uống nước lã.
Bác sĩ Quách Cường cho biết những món ăn như ếch, nhái, rắn nhiễm ấu trùng sán nhái không được nấu chín kỹ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì rất dễ có nguy cơ mắc phải bệnh sán nhái sparganosis.
Thực tế, ấu trùng sán có thể ký sinh ở mắt, ở da, thậm chí ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Tiên lượng bệnh nặng khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào bên trong.
Hiện tượng các ngón tay của bệnh nhân bị co giật được gọi là bệnh động kinh . Bệnh động kinh của bệnh nhân này là do sự kích thích viêm não do ký sinh trùng ở nội sọ gây ra và cuối cùng dẫn đến co giật. Đối với hình thức co giật, đôi khi có nhiều thay đổi, có liên quan đến việc di chuyển của ký sinh trùng đến các khu vực khác nhau của não.
Cuối cùng bác sĩ Quách Cường khuyên mọi người nên ăn chín, uống sôi. Các món ăn được chế biến từ ếch nhái nên được nấu chín. Tránh các món như gỏi cá, các món nộm sống, rất có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
(Nguồn: Sina)