Bác sĩ Nhi khoa mách 20 điều quan trọng mẹ nào cũng cần biết khi nuôi con nhỏ

Bảo Thy |

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết trong quá trình khám và tư vấn cho các bà mẹ bỉm sữa ông gặp rất nhiều câu hỏi xung quanh sức khoẻ của các bé.

1. Trẻ nhỏ khò khè kéo dài: trong trường hợp này nếu bé bú tốt, không ho, không ọc ói nhiều, lên cân tốt thì có thể là mềm đường thở lành tính, lớn dần sẽ tự hết

2. Bé cần uống thêm bao nhiêu nước:

- Sữa là nước rồi: trẻ dưới 6 th không cần uống thêm nước: nếu nghi thiếu nước thì cứ bú mẹ, nếu bú bình thì cứ bú bình

- Trẻ hơn 6 tháng mà bú lượng sữa từ 100 ml nhân cho cân nặng trở lên thì cũng không cần thêm nước.

- Trẻ nhỏ uống nước mát miệng sẽ không chịu uống sữa, uống nhiều nước sẽ không có bụng để uống sữa

- Trẻ lớn nữa thì ưu tiên sữa ít nhất 500ml, rồi mới bàn tới nước tùy theo cân nặng

- Trẻ sau 3 tuổi trở lên chú ý cho bé uống đủ nước.

Bác sĩ Nhi khoa mách 20 điều quan trọng mẹ nào cũng cần biết khi nuôi con nhỏ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

3. Tự nhiên không bú - biếng ăn: Xử trí bằng cách rơ miệng, làm sữa mát cho bú , chờ thiu thiu ngủ bú, tìm nơi yên tĩnh bú, có thể ham chơi quên bú. Mẹ có thể xem việc ép quá không, cho ăn đặc, ăn xa cự bú, tập tự ăn, nhai bánh, gặm thức ăn, ăn chung người lớn, không vừa ăn vừa chơi.

4. Tự nhiên khó ngủ, vặn mình, quạy quọ: Có thể do các nguyên nhân sau: đói, nóng nực, giỡn quá trước ngủ, nên uốngvitamin d, ở trẻ hơn 1 tuổi cần xổ giun, lớn nữa thì bớt xem ti vi và chơi game.

5. Vitamin D dùng như nào: Với trẻ không được phơi nắng có thể cho dùng Vitamin D, loại 1 giọt 400- 500 đơn vị, ngày 1 giọt aquadetrim, d flouretten, sterogyl... uống tới khi trẻ chạy chơi, uống mỗi ngày, không uống liều cao vì liều cao vitamin D gây thừa vitamin D và có thể là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.

6. Không biết sữa mẹ đủ không: Nhiều bà mẹ than thở không biết bú như nào cho đủ, lúc đó mẹ chỉ cần theo dõi con như việc tiểu ít nhất 6 lần, nước tiểu không vàng sậm là trẻ đã bú đủ.

7. Phân trẻ nhỏ đi hoa cà, hoa cải: Trong trường hợp này cần xem lại thức ăn của mẹ. Mẹ không nên ăn thực phẩm mua sẵn, trái cây lạ đừng ăn. Người mẹ có thể uống trà gừng để. con nít thì đi lẹt sẹt.

- Một số trường hợp trẻ bú sữa ngoài phân có thể màu xanh do sắt trong phân.

- Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú bình đi cầu ra máu: Có thể do nhiễm trùng đường ruột, có thể do dị ứng đạm trong sữa, có thể do bé nuốt máu từ ngực mẹ. Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu bị 2 lần liên tiếp, nếu bú mẹ nên xem mẹ có ăn gì liên quan đến bò không

8. Ho , xổ mũi: Nhỏ mũi nước muối sinh lý, bôi dầu lòng bàn chân và xem lại phòng có lạnh không.

Nếu cần hút mũi thì nhỏ 2-3 giọt xong mẹ xúc miệng hút cho bé, hút xong nhỏ lại 1 giọt. Trẻ có thể uống thuốc ho thảo dược astexhay prospan hay tự làm. Nếu không đỡ mẹ nên cho bé đi khám.

Đàm nhiều thì bú nhiều, uống đủ nước để đàm loãng ra và tiêu đi. Khi trẻ cần uống thuốc long đàm nên có chỉ định của bác sĩ vì tự uống long đàm có thể làm ho thêm.

Làm bắc hoa loa kèn để lấy nước mũi ra là tốt nhất : lấy khăn giấy, loại giấy dai, cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu nhỏ cỡ nào tùy mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra.

9. Đổ mồ hôi: Mồ hôi ở trẻ thường do thời tiết và khả năng điều tiết mồ hôi chứ không liên quan đến dinh dưỡng, rụng tóc hình vành khăn mà đủ cân thì không thiếu chất. Trẻ nhỏ khi bú đổ mồ hôi là bình thường vì bú là lao động

10. Trẻ phát sốt: Uống hạ sốt nếu trên 38,5 độ C , sốt trên 48 giờ hay lừ đừ, nôn ói nhiều thì đi khám.

Khi trẻ bị sốt cao cho trẻ nằm nghiêng mặt 1 bên, nơi thoáng mát, lau mát hạ sốt, nhét thuốc hạ sốt. Không vắt chanh vào miệng. Nếu không cắn lưỡi thì đừng chèn gì vào miệng

Tình huống này có thể bị lại cho đến 7 tuổi. Cần có thuốc hạ sốt (loại uống và loại nhét hậu môn) tại nhà. Khi ngờ trẻ sốt cặp nhiệt, uống hạ sốt ngay khi bé sốt từ 38 độ

Bác sĩ Nhi khoa mách 20 điều quan trọng mẹ nào cũng cần biết khi nuôi con nhỏ - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

11. Tự nhiên phát hiện hạch nách trái hay vùng hỏm đòn trái: do sau chích ngừa lao thôi: mềm nhiều thì rạch, cứng thì không cần làm gì theo dõi thôi, không cần uống thuốc gì cả

12. Rốn không sạch: Xử trí bằng rửa sát chân rốn, rửa cồn 70 độ, bôi betadin hay milian, không đỡ nên cho trẻ đi khám, nếu rốn rỉ máu kéo dài nên khám xem có thiếu vitamin K không.

13. Sốt phát ban: Sốt 1-2-3 ngày, có khi sốt cao, sau đó hạ sốt ra lấm tấm đỏ ở da, tươi tắn lên. Nếu chỉ là sốt phát ban, trẻ ra ban thì 3 ngày hết, không cần uống thuốc, không kiêng tắm, không kiêng ăn.

14. Tiểu xón, tiểu lắt nhắt, tự nhiên có màu như máu: Có thể hẹp bao qui đầu, rửa sạch, nắm phần da qui đầu day nhẹ vài lần xong lận nhẹ xuống, không hiệu quả thì đến bác sĩ để nong bao quy đầu.

15. Vàng da ở trẻ nhỏ: Nếu trẻ dưới 15 ngày tuổi, vàng da ngày càng tăng nhất là vàng tới ngực nên khám chiếu đèn, nặng nữa bác sĩ sẽ phải thay máu. Nếu trẻ trên 15 ngày tuổi thì cha mẹ không lo, bé bú tốt lên cân thì thường 3 tháng sẽ hết dần.

Ngoài ra, một số trẻ biết ăn tự nhiên phát hiện vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân, cánh mũi, nhìn nghiêng thấy rõ hơn: là do ăn nhiều cà rốt, bú đỏ, đu đủ, ngưng vài tháng sẽ hết

16. Mọc răng: trẻ chậm mọc răng không liên quan nhiều đến dinh dưỡng, có bé mọc sớm có bé mọc muộn, có bé mọc nhiều răng, có bé mọc vài cái, 6-9-11 tháng, nhiều trẻ hơn 12 tháng mới mọc, bú tốt, cân tốt, ăn dặm tốt bé từ từ sẽ mọc đủ răng.

17. Ráy tay: Khi có ráy tai làm bé lắc đầu gãi tai. Có thể nhỏ tai bằng nước muối sinh lý rồi theo cơ chế của ống tai ráy tai sẽ tự đẩy ra, nhỏ 1 lần 2-3 giọt ngày 2-3 lần. Khi ráy tai ra thì nên cho trẻ khám tai mũi họng , bác sĩ sẽ lấy ra, tuyệt đối cha mẹ không tự lấy.

18. Bé ngủ xuyên đêm không cần bú: trẻ gần 3 tháng tuổi có thể nạp đủ năng lượng ban ngày và ngủ xuyên đêm.

19. Xử trí bé tiêu chảy: thường là do thức ăn nên coi lại thức ăn của bé và thức ăn mẹ. Nếu không có máu thì không quá lo, chủ yếu là đừng để trẻ mất nước. Lúc này, trẻ cần bú nhiều, uống đủ nước. Khi không tiêu chảy nhiều cũng chưa cần oresol, thường tiêu chảy cũng 3-5-7 ngày mới hết

20.Chàm sữa, khô da mặt do lạnh: Bôi thử các loại giữ ẩm như cetaphil hay atopiclair hay dexeryl hay eucerin hay sudocrem... không bớt bôi loại có chứa corticoide liều thấp như eumovate. Bôi eumovate bớt thì giảm liều và chuyển sang các loại giữ ẩm, đa số trẻ sẽ hết dần sau 6 tháng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại