Thải độc vắc xin bằng nước tương Tamari với tỏi
Theo lời một bà mẹ có nickname Nguyen Binh có chia trẻ trên mạng rằng, không muốn tiêm vắc xin nhưng bị buộc tiêm nên sẽ bày cách cho các mẹ khác thải độc vắc xin ra khỏi cơ thể ngay sau khi tiêm với các sản phẩm dưỡng sinh có sẵn trong gia đình.
"Đầu tiên, các mẹ lấy bông thấm tương Tamari hoặc Tamari tỏi rồi dịt vào chỗ tiêm. Dùng băng y tế băng miếng bông lại. Nếu thực sự vắc xin có độc thì con sẽ rất khó chịu khi tương tamari hút độc tốt ra. Sau 3h nếu con vẫn có biểu hiện khó chịu như vậy thì thay miếng bông tẩm tương mới".
Cách thứ hai được bà mẹ này chia sẻ đó là "pha tương sắn dây cho con ăn nếu bé đã trên 6 tháng, và mẹ phải ăn tương sắn dây hoặc tương trứng lấy sữa cho con bú nếu bé nhỏ hơn 6 tháng ngay khi tiêm đi về tới nhà. Ăn xong trùm khăn cho ra mồ hôi rồi lau sạch mồ hôi trước khi đi ngủ".
Tương Tamari là cách thức mà bà mẹ trên mạng xã hội quảng cáo thải độc được vắc xin.
Với những cách làm này, các mẹ sẽ loại bỏ được độc của vắc xin ra khỏi cơ thể.
Tương Tamari được quảng cáo là thực phẩm thực dưỡng hỗ trợ rất tốt cho việc lọc gan, lọc máu, trợ tim, chống bệnh động kinh, ngất xỉu, giải cảm, tăng cường sinh lực, bổ thần kinh, hỗ trợ tích cực trong hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, sỏi thận, mỡ gan, mỡ máu, đau thần kinh, tiểu đường…
Tương Tamari có thể dùng để nêm nước súp, chế biến các món chiên xào với ngũ cốc, hoặc với vô số các loại rau củ khác nhau. Nó còn có thể đi kèm với các loại đậu hạt, đặc biệt là xích tiểu đậu và rong biển, tạo thành một bộ ba có hương vị hấp dẫn và tác dụng hiệu quả lên thận.
Người ta còn thêm tương tamari vào đồ uống như các loại trà như trà sắn dây, trà ngũ cốc rang…để làm tăng thêm hương vị và làm phục hồi thể trạng nhanh chóng.
Chuyên gia y tế nhận định : "Đây là một cách làm 'ăn lông, ở lỗ'"
Tuy nhiên, khi nghe cách thải độc vắc xin ra khỏi cơ thể của các bà mẹ này, PGS Phạm Nhật An – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho rằng, phương pháp truyền miệng này không có tác dụng vì bản chất vắc xin chẳng độc hại gì mà phải thải độc.
Bác sĩ An cho rằng nếu trẻ không tiêm vắc xin thì còn nguy hiểm hơn. Việc cố "tự nhiên" và bài trừ vắc xin xuất hiện ở nhiều nước chứ không riêng Việt Nam, nhưng cách làm này đều bị các nhà khoa học phản bác không có giá trị và gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
PGS An cho biết vắc xin đã được cả thế giới công nhận vì thế không cần thải độc nó ra khỏi cơ thể khi tiêm.
BS Trương Hữu Khanh.
Cũng bàn về vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ cười trừ, ông cho rằng đây là một cách làm "ăn lông, ở lỗ".
Bác sĩ Khanh cho rằng, lấy nước tương này ép vào vết tiêm có khi còn gây nhiễm trùng vết thương, vì bản thân mọi người cũng không biết cái nước tương này có những chất gì. Ngay cả với tỏi cũng không biết nó có tác dụng thải độc không, trẻ có thể nhiễm khuẩn từ chính những thứ cha mẹ đắp vào vết tiêm cho con.
Ngay cả uống tương bột sắn cũng chẳng có giá trị gì. Bác sĩ Khanh cho biết, tất cả chỉ là lừa bịp. Bản chất vắc xin không cần thải độc ra ngoài nên những cách chia sẻ này chỉ gây nguy hiểm cho các bé.
Ngày nay, y tế hiện đại đã phát minh ra nhiều chủng vắc xin phòng bệnh mang lại tác dụng hiệu quả và ý nghĩa to lớn cho đời sống sức khỏe con người. Vì vậy, mỗi gia đình cần có cái nhìn khách quan, hiểu biết đúng đắn trong việc lựa chọn vắc xin, tuân thủ lịch tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đúng thời hạn.
Theo bác sĩ Khanh, sau khi tiêm về một số trẻ một số bé có cơ địa đặc biệt sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng, đau tại chỗ tiêm, có thể kéo dài khoảng 6-8 tiếng bố mẹ có thể lấy đá lạnh, gói vào khăn rồi chườm cho bé.
Cha mẹ tuyệt đối không đắp các kiểu lá, khoai tây, chanh theo kinh nghiệm dân gian truyền tai vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Nếu vết tiêm sưng lâu có thể đưa bé đến bác sĩ khám.
Khi tiêm chủng về, nếu bé bị sốt, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục 39 độ, bú kém hoặc bỏ bú và quấy khóc nhiều, da tím tái, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.
Khi cho trẻ uống thuốc, cha mẹ nên chú ý không sử dụng các thuốc có chứa axit salicylic hoặc aspirin, bởi vì 2 thành phần này có thể kết hợp với thành phần thuốc trong vắc xin gây ra những triệu chứng nghiêm trọng.
Vắc xin Quinvaxem: Tiêm hay không tiêm?