Ăn sống thực phẩm: Những lợi ích mà bạn không ngờ tới

Hồng Nhung |

Hiện này nhiều người chọn chế độ dinh dưỡng ăn thực phẩm tươi sống, không cần nấu chín. Điều này có tốt không?

Thực phẩm tươi sống (không được nấu chín) đã được chứng minh là loại thực phẩm tốt nhất cho con người. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, thực phẩm tươi sống ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Vậy, chúng có những lợi ích gì đối với cơ thể chúng ta?

Điều đầu tiên các bạn sẽ nhận thấy khi chuyển sang chế độ ăn uống này là cảm giác no lâu. Thêm vào đó, sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn, tràn đầy năng lượng để học tập và làm việc.

Bởi trong quá trình nấu nướng, toàn bộ các chất dinh dưỡng và enzym sẽ bị phá hủy. Đây là những loại enzin giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và phòng chống các bệnh mãn tính.

Theo một số nghiên cứu, ăn thực phẩm tươi sống sẽ giúp đánh tan các chứng bệnh đau đầu, dị ứng và tăng khả năng miễn dịch, tăng trí nhớ. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện sức khỏe cho các bệnh nhân viêm xương khớp và tiểu đường.

Tuy nhiên, các bạn cần nhớ rằng, trước khi ăn thực phẩm sống, phải đảm bảo chúng được rửa sạch để tránh vi khuẩn và các bệnh lây nhiễm qua thức ăn.

Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người già cũng được khuyến cáo không nên ăn các thực phẩm không qua chế biến vì dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn thực phẩm sống hàng ngày.

1. Bổ sung enzym

Thực phẩm tươi sống cung cấp một lượng enzym tự nhiên lớn giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Chúng cũng cung cấp một lượng dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể.

Ăn sống thực phẩm: Những lợi ích mà bạn không ngờ tới - Ảnh 1.

2. Giảm lây nhiễm độc tố

Trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao, một loại độc tố tên là carcinogen - độc tố gây ung thư sẽ sản sinh. Vì thế, ăn các thực phẩm sống có thể giảm bớt được nguy cơ lây nhiễm loại độc tố này.

3. Giảm lượng khí thải CO2

Vì không cần sử dụng năng lượng để chế biến nên khi ăn các thực phẩm sống, chúng ta có thể giảm đi lượng khí thải CO2 hàng ngày. Điều này tạo nên một môi trường sống tự nhiên và trong sạch.

4. Giảm "cơn thèm" đường

Việc thường xuyên ăn thức ăn "nhạt", nguyên vị, không sử dụng nhiều loại gia vị khi chế biến có thể điều chỉnh khẩu vị, giúp chúng ta giảm được "cơn thèm" đường và cân bằng được lượng đường trong cơ thể.

*Theo Boldsky

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại