Được công bố trên Tạp chí Science Advances, nghiên cứu đầu tiên về cơ chế ảnh hưởng của các chất hóa học đối với sức khỏe con người cho thấy cá bị nhiễm độc có thể là mối đe dọa đối với con người.
Cơ thể con người vốn có một lớp màng protein quan trọng được gọi là P-gp (P-glycoprotein), có vai trò bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu mất đi Protein này, các độc tố có thể xâm nhập tự do đến tất cả cơ quan trong cơ thể.
Các nhà khoa học các chất độc trong cá ngăn không cho các P-glycoprotein thực hiện nhiệm vụ đào thải độc tố. Ngoài ra, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) cũng sẽ bám vào loại protein này và khiến chúng không thể hoạt động được.
“Các hóa chất này gây ra các phản ứng bên trong cơ thể. Thay vì bị đào thải, chúng lại gây cản trợ sự hoạt động của p-glycoprotein”, nhà nghiên cứu Amro Hamdoun của Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California, San Diego, Mỹ phát biểu.
Những khuyến cáo về tác hại của POP không phải là mới được đưa ra. Hàng thập kỷ nay, các chiến dịch sức khỏe cộng đồng đã tìm cách loại bỏ nó khỏi môi trường.
Đến năm 2001, một hiệp ước yêu cầu các quốc gia phải có biện pháp giảm thiểu sự tiếp xúc của người với các chất này đã ra đời.
Trong quá khứ, giới khoa học chưa thể hiểu được chính xác POP gây hại như thế nào với sức khỏe còn người. Họ chỉ nghĩ rằng các protein không phát hiện ra được POP mà thôi.
Nhưng nghiên cứu mới đã cho thấy khi tiếp xúc với POP, p-glycoprotein sẽ hoạt động kém hiệu quả.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng POP trong môi trường có thể đạt đến mức nguy hiểm. Một số loài cá được đánh bắt ở Vịnh Mexico gần bờ biển bang Louisiana, Mỹ chứa lượng chất ô nhiễm cao đến mức có thể gây ức chế hoạt động của p-glycoprotein.
Và chỉ mới thực hiện nghiên cứu trên cá, ông Hamdoun khẳng định thêm rằng POP cũng có thể xuất hiện với hàm lượng cao trong thịt và thực phẩm từ sữa.
* Theo Time