Đa số những người có sỏi trong cơ thể đều xuất phát từ những thói quen sống thiếu lành mạnh. Điều đáng sợ nhất không phải là việc phát hiện ra sỏi thận, mà là việc sỏi lại tiếp tục hình thành to dần theo thời gian ngay kể cả khi bạn đã phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.
Khi sỏi tái phát sẽ có cảm giác đau đớn nhiều hơn so với tình trạng bệnh ban đầu.
Tại sao sỏi thận không thể chữa khỏi? Trong thực tế, lý do chính là do lối sống của bạn. Sau đây chuyên gia bệnh thận, tiết niệu trên kênh Sức khỏe /Sohu (TQ) sẽ đưa ra 7 thói quen nuôi lớn những viên sỏi trong cơ thể, bạn đừng chần chừ thêm nữa, hãy nhanh chóng thay đổi.
1, Không thích hoặc lười uống nước
Ngày nay, nhiều người không thích uống nước. Họ chỉ uống khi khát và lượng nước không đủ đáp ứng được nhu cầu thực tế của cơ thể.
Đây là một lý do quan trọng gây sỏi thận. Uống ít nước sẽ làm giảm lượng nước tiểu của cơ thể và làm cho nước tiểu cô đặc quá mức. Nồng độ muối trong nước tiểu từ đó sẽ tăng lên, lượng chất lắng đọng sẽ tăng và sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu sẽ dễ dàng hình thành sau đó.
2, Không thích hoặc lười tập thể dục thể thao
Người nào ít vận động thì rất có thể dẫn đến sự hình thành sỏi trong cơ thể. Bởi vì nếu ít tập thể dục sẽ không có lợi cho sự hấp thụ canxi, từ đó làm tăng hàm lượng muối canxi trong nước tiểu, tạo ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, khi thành bụng của con người sẽ co giãn, làm cho nội tạng bị rủ xuống, chèn ép ống mật và làm cho quá trình bài tiết mật không thuận lợi, mật tiết ra gặp khó khăn, dần dần có thể tạo thành sỏi mật.
3, Ăn chay sai cách, thiếu cân bằng
Ăn uống thiên lệch, thiếu sự đa dạng với các món chay cũng có thể dễ dẫn đến tạo sỏi trong cơ thể. Đặc biệt ở những người muốn giảm cân thường có thói quen ăn nhiều chất xơ thiếu cân bằng cũng dễ tạo sỏi, tin vào cách ăn chay chưa lành mạnh.
Ví dụ, các loại rau như rau bina, cần tây, cà chua và măng rất giàu axit oxalic. Tiêu thụ những món ăn này quá mức trong khi thiếu các chất dinh dưỡng khác ăn kèm có thể tạo ra sự kết tủa trong quá trình bài tiết, từ đó tạo thành sỏi.
Hoặc các món ăn chay đơn điệu nếu kết hợp với canxi trong các sản phẩm đậu nành hoặc viên canxi dùng đường uống, nó cũng dễ tạo thành sỏi vì sự mất cân bằng trong quá trình xử lý và hấp thụ dinh dưỡng.
4, Ăn quá nhiều dầu
Khi bạn ăn quá nhiều chất béo, chất béo trong cơ thể cũng sẽ tăng theo. Khi chất béo trong cơ thể càng cao, đặc biệt là trong thức ăn có hàm lượng chất béo càng cao thì sẽ giảm lượng hấp thụ canxi tương ứng khi chúng kết hợp với nhau trong đường ruột, từ đó làm tăng sự hấp thu oxalate.
Nếu xuất hiện các vấn đề về bài tiết, ví dụ như uống ít nước, đi tiểu thấy ít nước tiểu, ra mồ hôi nhiều hơn thì rất dễ hình thành sỏi thận.
5, Ăn quá nhiều đường
Đường là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể con người. Nó cần được bổ sung với một lượng thích hợp. Tuy nhiên, nếu lượng tiêu thụ quá nhiều, nồng độ ion canxi, axit oxalic và axit uric trong nước tiểu sẽ tăng lên, và axit uric sẽ tăng lên. Từ đó hình thành sỏi urate hoặc sỏi oxalate.
Muốn phòng ngừa sỏi thận, phải làm cho được 5 việc này là rất quan trọng
1, Uống nhiều nước
Uống nước là việc đơn giản mà bạn nên làm hàng ngày, tùy vào nhu cầu cơ thể và cách ăn uống của bạn có hàm lượng nước nhiều hay không để quyết định việc uống nước bổ sung từ 2 đến 2,5lit nước mỗi ngày và tránh uống đồ uống có đường.
2, Các bữa ăn đều cần có rau, ăn bổ sung trái cây mỗi ngày
Nên ăn khoảng từ 300-500g rau mỗi ngày, trong đó nên chọn ăn khoảng 1/2 loại rau sẫm màu. Ăn 200-350g trái cây tươi mỗi ngày.
Hãy lưu ý rằng trái cây tươi có giá trị dinh dưỡng cao hơn nước trái cây. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và suy thận phải được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng xem xét và khuyến cáo trong việc chựa chọn thức ăn kết hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
3, Tránh chế độ ăn quá giàu protein
Các món ăn có nguồn gốc động vật như cá, thịt gia cầm, trứng và thịt nạc nên được ăn ở mức độ vừa phải. Trong trường hợp cần bổ sung đủ protein, bạn cần cảnh giác với hàm lượng protein cao quá mức.
4, Chú ý cẩn thận điều trị các bệnh nguyên phát
Để phòng ngừa bệnh sỏi thận thì bạn cần chú ý thêm đến tình trạng sức khỏe cụ thể của mình, từ đó điều trị tích cực các bệnh nguyên phát (đã mắc từ trước) như bệnh cường giáp, tăng axit uric máu, bệnh gút, tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu, dị vật đường tiết niệu và các bệnh khác dễ gây sỏi thận.
5, Vận động và thực hiện việc tập thể dục phù hợp
Tuân thủ nguyên tắc vận động thường xuyên hàng ngày với các môn thể thao yêu thích của bạn và tránh tối đa việc ngồi nhiều.
Nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn uống phòng ngừa sỏi thận
Chốt lại một số nguyên tắc ăn uống mà bạn cần tuân thủ nghiêm túc để ngăn ngừa sỏi thận hoặc hạn chế tình trạng sỏi tái phát với những lời khuyên chi tiết sau đây.
Uống nhiều nước, có thể uống trà loãng, uống ít sữa đậu nành, trà và cà phê nên hạn chế, không uống nước ngọt.
Ăn nhiều rau và trái cây, đặc biệt là rau lá xanh, rau cần được nấu chín.
Ăn thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu phụ truyền thống, vừng và các loại hạt.
Món ăn nên cho ít muối.
Đừng lạm dụng protein động vật, và cẩn thận dùng bất kỳ sản phẩm bột protein nào, kể cả các sản phẩm collagen.
Bạn có thể bổ sung sản phẩm vitamin tổng hợp có chứa vitamin B6 đúng cách, nhưng không dùng liều lớn viên vitamin C và viên canxi.
Ăn ít thực phẩm nhiều dầu mỡ và các loại bột trắng, tập thể dục thích hợp ở mức vừa phải, tránh béo phì.
*Theo Health/Sohu