7 sai lầm khi dùng thớt khiến sức khỏe bị đe dọa

Thu Hiền |

Thớt có lẽ là một dụng cụ nhà bếp mà bạn sử dụng hàng ngày. Sử dụng và bảo quản thớt đúng cách không những kéo dài tuổi thọ của thớt mà còn giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ.

Dưới đây là 7 lỗi bạn thường mắc phải khi sử dụng và vệ sinh thớt và cách khắc phục.

Bạn đang dùng thớt thủy tinh

Đúng là thớt thủy tinh có khả năng chống bẩn và mùi hôi nhưng bề mặt cứng của thớt làm dao nhanh bị cùn. Không những thế, bề mặt thớt trơn nhẵn khiến dao dễ bị trượt rất dễ làm bạn bị thương. Bạn có thể chuyển sang dùng thớt gỗ hoặc nhựa.

7 sai lầm khi dùng thớt khiến sức khỏe bị đe dọa - Ảnh 1.

Bạn đang dùng thớt thủy tinh. Ảnh minh họa

Nhiều nghiên cứu cho rằng thớt gỗ ít có khả năng chứa vi khuẩn hơn nhưng thớt nhựa vẫn được coi là an toàn vì dễ dàng rửa sạch hơn.

Bạn đang dùng thớt quá nhỏ

Bạn tiết kiệm không gian nhà bếp và dễ dàng lau chùi hơn khi sử dụng thớt có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, do diện tích bề mặt thớt nhỏ nên thực phẩm có thể bị rơi ra ngoài khi chế biến tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào thức ăn.

7 sai lầm khi dùng thớt khiến sức khỏe bị đe dọa - Ảnh 2.

Bạn đang dùng thớt quá nhỏ. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, việc dùng dao trở nên khó khăn hơn và bạn rất dễ bị đứt tay. Vì sự an toàn của bản thân, bạn nên sử dụng một chiếc thớt phù hợp, không quá nhỏ và tiện cho việc sử dụng.

Bạn không dùng thớt riêng để sơ chế thịt sống

Thịt sống, thịt gia cầm và cá có thể chứa vi khuẩn Ecoli và Salmonella – những vi khuẩn này gây bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột…

7 sai lầm khi dùng thớt khiến sức khỏe bị đe dọa - Ảnh 3.

Bạn không dùng thớt riêng để sơ chế thịt sống. Ảnh minh họa.

Nếu bạn chỉ dùng một chiếc thớt vừa để chế biến thịt sống, vừa thái rau củ hay trái cây làm nước ép thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên. Do đó bạn nên dùng riêng 2 loại thớt với 2 màu khác nhau để dễ phân biệt. Sau khi dùng cần rửa sạch với xà phòng và nước ấm.

Bạn không dùng thớt riêng cho người bị dị ứng thực phẩm

Lây nhiễm chéo là điều khó tránh khỏi khi dùng chung các loại thớt, đó cũng là lý do tại sao nên dùng thớt riêng cho những người bị dị ứng thực phẩm. Ngay cả khi bề mặt thớt trông rất sạch sẽ thì trên thớt vẫn còn chứa những chất có thể gây dị ứng.

Do đó nếu dùng chung thớt để chế biến thực phẩm cho người bị dị ứng thì bạn nên rửa sạch và khử trùng thường xuyên (theo chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học bang Carolina, Mỹ, bạn nên dùng các chất khử trùng chứa clo đối với thớt nhựa và chất khử trùng chứa Amoni bậc 4 với thớt gỗ).

Bạn để thớt gỗ trong máy rửa chén quá lâu

Nếu bạn đang sử dụng máy rửa chén, bạn có thể cho thớt nhựa vào máy nhưng với thớt gỗ thì không. Nhiệt độ cao có thể làm thớt gỗ bị cong vênh và nứt do đó bạn nên rửa bằng tay với xà phòng cũ và nước ấm (Tránh ngâm thớt gỗ trong nước quá lâu). Bạn có thể rửa thớt bằng baking soda cùng một nửa quá chanh nếu thớt quá bẩn hoặc có mùi hôi.

Bạn để thớt luôn ẩm ướt

Bề mặt ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Thay vì đặt ngay thớt vừa rửa lên giá, hãy làm cho nó khô hoàn toàn trước đã. Như vậy sẽ giảm đáng kể cơ hội sinh sôi của các mầm bệnh.

Bạn không tráng dầu cho thớt gỗ

Theo thời gian, rửa bằng xà phòng và nước có thể khiến thớt gỗ bị khô nứt. Bạn nên tráng lên bề mặt thớt một lớp dầu thực phẩm hoặc dầu ô liu một hoặc hai lần một tuần hoặc thậm chí trong một tháng để giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại